Hiểu biết chung đối với thương hiệu và hình ảnh ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)

Thứ nhất, các trường thành viên, đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN được nhận biết một cách tương đối rõ ràng và đầy đủ. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về các đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN còn chưa được hiểu một cách thấu đáo.

Trong tổng số người được hỏi, có tới 2/3 số người nhận định đúng các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN. Có đến 94,5% số người được hỏi nhận định đúng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là đơn vị thành viên của ĐHQGHN; 89,8% số người được hỏi nhận định đúng Trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị thành viên của ĐHQGHN; tỷ lệ tương ứng về mức độ nhận biết lần lượt là 94,3%; 82,9%; 92,4% đối với Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn và Trường Đại học Công nghệ. Tỷ lệ nhận biết về Trường Đại học Giáo dục là đơn vị thành viên của ĐHQGHN ở mức thấp nhất, chỉ đạt 73,5%. Điều này là phù hợp do Trường Đại học Giáo dục mới được thành lập trong năm 2009 nên vẫn còn nhiều người chưa biết đến.

Bảng 2.3. Tỷ lệ nhận biết các trƣờng thành viên thuộc ĐHQGHN

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Công nghệ Trường Đại học Giáo dục Khác Người dân 279 262 276 225 274 205 19 Cán bộ ĐHQGHN 184 178 186 181 179 155 5 Tỷ lệ % 94,5 89,8 94,3 82,9 92,4 73,5 5,7

Trong tổng số người được hỏi, có 169 số người nhận biết một cách theo cảm tính về các đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN (đa phần chỉ nhìn nhận đánh giá các đơn vị đào tạo); 176 số người được hỏi thể hiện một số hiểu biết nhất định (thông qua đánh giá và lựa chọn đúng các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN) mặc dù vẫn chưa đầy đủ.

Biểu đồ 2.1. Khả năng nhận biết các đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN

(Nguồn: Báo cáo khảo sát của Nhóm tác giả Đề án mã số QGĐA 08.02, 2009) Thứ hai, mô hình phát triển (đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao) và chất lượng đào tạo tốt là hai yếu tố được nhiều người lựa chọn nhất khi nhìn nhận thương hiệu được xác lập thông qua uy tín của ĐHQGHN.

374 lượt người được hỏi cho rằng uy tín của ĐHQGHN có được là nhờ vào mô hình phát triển (đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao) và 355 lượt người cho rằng do chất lượng đào tạo tốt. Ba yếu tố được lựa chọn tiếp theo lần lượt là: có nhiều ngành đào tạo đáp ứng được với xu thế phát triển và nhu cầu xã hội (298 lượt người); có nhiều nhà khoa học danh tiếng và cựu sinh viên thành đạt (294 lượt người) và chất lượng NCKH tốt (291 lượt người). Trong đó các cán bộ ĐHQGHN cho rằng yếu tố tạo nên uy tín của ĐHQGHN là do chất lượng đào tạo tốt (145 người) thì người dân lại cho rằng mô hình phát triển là yếu tốt được nhiều người dân lựa chọn nhất (239 người). Cơ chế tự chủ và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt không phải là yếu tố được đánh giá cao trong việc tạo dựng nên uy tín của ĐHQGHN.

Biểu đồ 2.2. Đánh giá các tiêu chí nhận diện thƣơng hiệu nhằm xác định uy tín của ĐHQGHN

(Nguồn: Báo cáo khảo sát của Nhóm tác giả Đề án mã số QGĐA 08.02, 2009) Thứ ba, chất lượng và uy tín của ĐHQGHN, chất lượng và uy tín của trường thành viên lần lượt là 2 yếu tố được đánh giá cao nhất đối với từng đối tượng bên ngoài và bên trong ĐHQGHN nhằm đo lường khả năng dẫn dắt thị trường của thương hiệu ĐHQGHN.

Ở đây có một sự đánh giá tương đối khác biệt giữa nhóm thành viên bên trong ĐHQGHN và nhóm thành viên bên ngoài về tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất, khi: 230 lượt người dân được hỏi cho rằng yếu tố đo lường khả năng dẫn dắt thị trường của thương hiệu ĐHQGHN là vì chất lượng và uy tín của ĐHQGHN; trong khi đó đối tượng hỏi là cán bộ sinh viên ĐHQGHN thì cho rằng yếu tố chất lượng và uy tín của ĐHQGHN và các trường thành viên là lý do khiến người thân lựa chọn công tác và học tập ở ĐHQGHN (140 lượt người).

Bốn yếu tố được đánh giá tiếp theo có một sự tương đối đồng nhất giữa 2 nhóm người được hỏi khi nhìn nhận yếu tố đo lường khả năng dẫn dắt thị trường của thương hiệu ĐHQGHN, cụ thể: có nhiều giảng viên và các nhà khoa học giỏi (bên ngoài – 178 lượt người; bên trong -123 lượt người); có nhiều chuyên ngành

đào tạo hấp dẫn (bên ngoài – 176 lượt người; bên trong - 108 lượt người); có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên, học viên tốt (bên ngoài – 110 lượt người; bên trong - 95 lượt người) và sinh viên, học viên có nhiều hoạt động đa dạng phong phú (bên ngoài – 108 lượt; bên trong - 71 lượt ).

Biểu đồ 2.3. Đánh giá các yếu tố đo lƣờng khả năng dẫn dắt thị trƣờng của thƣơng hiệu ĐHQGHN

( Nguồn: Báo cáo khảo sát của Nhóm tác giả Đề án mã số QGĐA 08.02, 2009)

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)