Một số biện pháp phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)

kinh tế - xã hội mũi nhọn, công nghệ cao; sản phẩm khoa học xuất sắc; thế hệ sinh viên (gồm học sinh chuyên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh) có chất lượng cao, năng lực và tầm nhìn; thương hiệu chung của ĐHQGHN, từng đơn vị, từng khoa, từng ngành và chuyên ngành;

+ Giải pháp quan trọng phát triển thương hiệu: liên tục đổi mới và quản trị theo sự thích ứng; chia sẻ, phát huy tầm nhìn (đại học có chất lượng quốc tế), các giá trị cốt lõi, đặc biệt là giá trị chất lượng, sáng tạo và tiên phong đổi mới, giải quyết vấn đề thiết thực cho đất nước; phấn đấu làm trụ cột đổi mới KHCN, quản trị đại học cho GDĐH nước nhà; nâng cao tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm thông qua việc tạo cơ hội thực hiện khát vọng nghề nghiệp của từng cán bộ, tạo dựng môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo, hợp tác, đổi mới và hài lòng; hợp tác với các đối tác có thứ bậc cao về chất lượng; xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, các hoạt động thúc đẩy đổi mới, liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị, bảo vệ thương hiệu và phát triển tinh thần cộng đồng bằng quy định và chế tài cần thiết [8, tr.7-8].

Qua nghiên cứu nhóm các giải pháp trên và qua công tác nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu ĐHQGHN hiện nay, tôi xin đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN như sau :

3.2. Một số biện pháp phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN ĐHQGHN

3.2.1. Nhóm các biện pháp chung

Truyền thông rộng rãi và đầy đủ về chiến lược xây dựng thương hiệu ĐHQGHN và ban hành các hướng dẫn về thực hành quản trị thương hiệu ĐHQGHN đạt hiệu quả.

Lựa chọn sự kiện khoa học đỉnh cao, đơn vị tiêu biểu, sản phẩm đào tạo và NCKH, các nhà khoa học, nhà giáo ưu tú trong từng giai đoạn làm đối tượng quảng bá phát triển hình ảnh ĐHQGHN.

3.2.2. Nhóm các biện pháp cụ thể

Đề tài dựa trên quá trình nghiên cứu phát triển thương hiệu đại học và thực tiễn xây dựng biện pháp phát triển thương hiệu ĐHQGHN. Phần này xin đưa ra một

bộ khung biện pháp cơ bản làm cơ sở cho việc chọn định hướng giải pháp, hành động cho thương hiệu ĐHQGHN trong tương lai. Mỗi đơn vị thành viên đều có những chiến lược phát triển thương hiệu riêng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Thương hiệu của mỗi đơn vị được khẳng định sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN.

3.2.2.1. Nâng cao ý thức, trình độ của tất cả các cán bộ công nhân viên về thương hiệu đại học và thương hiệu ĐHQGHN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, toàn thể cán bộ viên chức cần phải có những kỹ năng và hiểu biết về thương hiệu đại học nói chung và thương hiệu ĐHQGHN nói riêng để không ngừng đóng góp vào các hoạt động quảng bá thương hiệu ĐHQGHN một cách hiệu quả nhất.

Mỗi thành viên trong ĐHQGHN phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò và vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hiện cơ bản và quản lý thương hiệu. Trước hết, cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các cán bộ, nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ĐHQGHN. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài bài bản, phải được gắn với nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.

Mỗi cán bộ, giảng viên ĐHQGHN sẽ trở thành một kênh truyền thông: Hãy nói tốt về đơn vị mình, nhất là những nơi đông người; trong lớp học, ngoài việc truyền thụ kiến thức chuyên môn, hãy cho các sinh viên, kể cả những sinh viên ngoại quốc biết về truyền thống, chất lượng đào tạo, công tác NCKH và chiến lược phát triển lâu dài của ĐHQGHN trong tương lai. Làm tốt công tác này, khi ra trường, các cựu sinh viên sẽ tự đưa ĐHQGHN đến với các bậc phụ huynh và thí sinh.

3.2.2.2.Xây dựng Bảo tàng ĐHQGHN

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại vô vàn những hình thức truyền tin, phổ biến tri thức hết sức nhanh nhạy, tiện ích và đầy hấp dẫn, nhưng bảo tàng, với vai trò là một thiết chế văn hoá đặc thù, vẫn không hề suy giảm khả năng đưa lại cho công chúng những thông tin, những tri thức chân thực, đáng tin cậy và lý thú từ các sưu tập hiện vật gốc vốn thấm đượm và phản ánh sâu sắc trí tuệ và tài năng, dù phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu nhưng không thể thay thế được vai trò của

người thuyết minh, đây là yếu tố rất quan trọng tạo không khí sinh động cho buổi tham quan, nâng giá trị hiện vật trưng bày và gởi gắm những giá trị lịch sử, giá trị nhân văn sâu sắc trong mỗi hiện vật đến với khách tham quan.

Xây dựng Bảo tàng ĐHQGHN là quan trọng và cần thiết, bảo tàng sẽ biên soạn tài liệu giới thiệu một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động, các sưu tập cổ vật, bảo vật, chân dung các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học....của ĐHQGHN nhằm tuyên truyền cho sinh viên, các cơ quan và tổ chức đoàn thể tham quan bảo tàng như một buổi giao lưu và học chính khoá, một cuộc tham quan bổ ích. Mặt khác, bảo tàng sẽ tổ chức các triển lãm chuyên đề phù hợp với nội dung học tập của sinh viên, tạo điều kiện giúp cho tất cả giáo viên và học sinh tiếp cận để minh họa cho chương trình học chính khoá. Thông qua các hoạt động tuyên truyền và quảng bá hình ảnh về ĐHQGHN góp phần bồi dưỡng tri thức cùng phẩm chất đạo đức để sinh viên có điều kiện học tập, tu dưỡng, phát triển toàn diện, tiêu biểu là:

- Tạo lập không gian văn hóa hấp dẫn, thu hút học sinh, sinh viên đưa bảo tàng thực sự trở thành “một học đường” giảng dạy trực quan.

- Vừa tham quan bảo tàng vừa được trực tiếp tiếp xúc, trao đổi và giao lưu với các nhân chứng lịch sử (người thực việc thực).

- Tổ chức chương trình giáo dục cho sinh viên theo chuyên đề trưng bày của bảo tàng.

- Xây dựng các phòng, các khu vực khám phá tìm hiểu, nghiên cứu riêng cho học sinh, sinh viên.

- Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động truyền thống, hoạt động ngoại khoá cho sinh viên tại bảo tàng.

- Sử dụng nội dung trưng bày của bảo tàng trong việc tìm hiểu về lịch sử ĐHQGHN, giúp cho các em hiểu biết hơn về nơi mình học tập.

- Có thể tổ chức bày bán những món quà lưu niệm có in hình ảnh và logo của ĐHQGHN tại bảo tàng (áo phông, bút viết, móc chìa khóa, sổ tay, cốc uống nước…..)

Đối với các đoàn khách quốc tế khi đến tham quan Bảo tàng ĐHQGHN họ sẽ hiểu hơn về lịch sử và truyền thống của một trường đại học hàng đầu của Việt Nam, họ sẽ đưa hình ảnh của ĐHQGHN về đất nước họ, đây cũng là niềm tự hào của mỗi cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.

Ngoài ra, Bảo tàng ĐHQGHN là nơi liên kết giáo dục cộng đồng là định hướng và cũng là giải pháp nhằm không ngừng đổi mới công tác giáo dục của bảo tàng. Sự phối hợp và liên kết hoạt động giữa các chương trình giáo dục, sinh viên sẽ giúp cho các chương trình giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Để thực hiện có hiệu quả chức năng giáo dục trước hết bảo tàng phải làm tốt công tác NCKH, công tác sưu tầm, xây dựng kho bảo quản và công tác trưng bày “Bảo tàng không những chỉ là cơ quan giáo dục mà còn là cơ quan NCKH, không có công tác NCKH, các bảo tàng không thể đem lại những tri thức cho nội dung chúng ta(V.I Lê Nin nói với P.W Petrốp, người phụ trách công tác NCKH của các bảo tàng ở Liên Xô những năm 1917 – 1920).

3.2.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN thông qua website http://vnu.edu.vn

Tạo điểm khác biệt của Website so với các Website khác, tạo một cá tính riêng, một phong cách riêng về giao diện, banne, thông tin, cấu trúc: bằng cách cung cấp hệ thống các thông tin về website và thương hiệu một cách logic, phong phú và hữu ích, xứng tầm là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đầu ngành của cả nước. Từ đó tăng lượng truy cập vào website và tạo sự ghi nhớ về thương hiệu ĐHQGHN. Xây dựng website http://vnu.edu.vn thực sự chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung. Bởi website chính là bộ mặt của ĐHQGHN trên mạng internet. Website còn là nơi giới thiệu các hoạt động nổi bật, những thành tựu trong công tác đào tạo và NCKH của ĐHQGHN. Đây cũng chính là nơi để sinh viên thể hiện chính kiến thông qua các diễn đàn. ĐHQGHN cần tạo dựng website của mình để để lọt vào bảng xếp hạng các website hàng đầu của các trường đại học trên thế giới, qua đó đưa thương hiệu và hình ảnh của ĐHQGHN ra toàn thế giới.

Bên cạnh đó, cần tận dụng tối đa các kênh truyền thông trên internet, như You Tube, Facebook, Blog... để quảng bá những sự kiện lớn của ĐHQGHN và sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên về các vấn đề “nóng” của xã hội.

3.2.2.4. Xây dựng hệ thống thư viện ĐHQGHN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Giữa những những cơ sở hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện đại học. Ngày nay không có công trình khoa học nào được thực hiện mà không cần đến sự hỗ trợ của một thư viện đích thực, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ của những thiên tài xảy ra trong lịch sử nhân loại”.

Đó là lời phát biểu nhằm tôn vinh tầm quan trọng của thư viện đại học của ông Edmund J. Jame – Viện trưởng Viện đại học Illinois, Hoa Kỳ ngày 7/9/1912. Ngày nay, trong một đại học đa ngành, một hệ thống thư viện bao gồm những cơ sở thông tin trong các trường đại học (thư viện, trung tâm thư viện, trung tâm học liệu,…) là trung tâm tri thức của đại học đó, nơi lưu trữ những kho tài nguyên học tập, tri thức hàn lâm với một đội ngũ cán bộ thông tin thư viện được đào tạo tốt, có trình độ nghiệp vụ cao để quản lý và hỗ trợ thầy giáo và sinh viên sử dụng chúng, đồng thời giúp mọi người hình thành tri thức. Hệ thống thư viện như thế là sở hữu chung của một đại học đa ngành, phải là sản phẩm của một chế độ quản lý tập trung và chia sẻ nguồn lực phản ánh tính ưu việt của một đại học đa ngành đa lĩnh vực. Tính ưu việt nhất trong một đại học đa ngành đa lĩnh vực là liên kết đào tạo, điều này khiến cho những cơ sở đó được xem như là sở hữu chung cho toàn thể giảng viên và sinh viên, trong đó có hệ thống thư viện. Và cũng chính điều này đã tạo nên một “thương hiệu” của một đại học đó trong lòng mỗi sinh viên. Nếu có dịp đến thăm quan những cơ sở đại học trên thế giới và hỏi bất kỳ một bạn sinh viên nào họ là ai thì sẽ nhận được câu trả lời đầu tiên một cách tự nhiên đại loại như “Tôi là sinh viên Harvard”, “Tôi là sinh viên đại học Thammasat”, “Tôi là sinh viên NUS (Đại học Quốc gia Singapore)v.v…

Thư viện đại học là cơ sở thiết yếu nhất trong một trường đại học, cho nên một hệ thống thư viện đại học được tổ chức luôn là một nơi gần gũi và thân thiết đối với sinh viên trong suốt thời gian học tập. Đối với trong nước, ĐHQGHN đã xác định cho mình một danh hiệu, danh hiệu này nổi bật khi rõ ràng nhiều trường đại học thành viên trong ĐHQG có chất lượng đào tạo cao học so với các trường đại học khác. Đối với thế giới nói đến đại học Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến hai ĐHQG của Việt Nam. Hội đồng mạng Đại học Đông Nam Á (AUN) gồm 17 thành viên trong 10 nước, Việt Nam đại diện bởi hai ĐHQGHN và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh – ĐHQG đã có một danh hiệu về mặt đối ngoại.

Tuy nhiên, ĐHQGHN cần phải phát huy tính ưu việt của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực trong việc tổ chức những hình thức liên kết đào tạo để khẳng định mình hơn bằng thương hiệu ĐHQG trong nước và trên trường quốc tế, đồng thời dần dần hình thành thương hiệu ĐHQG trong lòng sinh viên. Có thể bắt đầu từ những hình thức

sinh hoạt chung chẳng hạn như tổ chức Ngày lễ tốt nghiệp và tập trung phát bằng cho toàn thể sinh viên trong ĐHQGHN. Để xây dựng một hệ thống thư viện hiệu quả, có cơ sở vật chất hiện đại, tài nguyên thông tin phong phú, đội ngũ quản lý và chuyên viên thư viện có trình độ cao là điều cần thiết, nhưng cần thiết nhất vẫn là vai trò của ĐHQGHN trong việc phát huy tính ưu việt của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực thể hiện qua việc liên kết đào tạo và quản lý tập trung. Chính điều này thực sự phát triển thương hiệu và hình ảnh ĐHQGHN trong lòng mỗi sinh viên của ĐHQGHN.

3.2.2.5. Quyết định ngân sách và lựa chọn phương tiện quảng bá

ĐHQGHN nên tham gia vào các hình thức quảng bá trên mạng internet sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí, mà hiệu quả khá cao. Ngày nay internet đã trở thành một công cụ thiết yếu trong công việc cũng như trong học tập với số lượng người sử dụng ngày càng tăng. Bên cạnh các báo và tạp chí truyền thống, nhiều người đã sử dụng báo điện tử như một nguồn để cập nhật thông tin, giải trí, tra cứu. Các trường đại học lớn hiện nay đều có xu hướng quay sang quảng bá trực tuyến bởi số lượng người dùng mạng internet ngày càng tăng.

Quyết định về thông điệp có quan hệ mật thiết với quyết định về phương tiện quảng bá. Một thông điệp có thể được truyền tải qua tất cả các phương tiện truyền thông, nhưng cách thể hiện có thể thay đổi tuỳ theo từng phương tiện như báo, tạp chí, truyền hình, biển hiệu...

Tuyển chọn nhà cung cấp chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế trong việc hình thành hệ thống cấu trúc và nhận diện thương hiệu ĐHQGHN.

Xây dựng và hình thành chiến lược, kế hoạch truyền thông tổng thể và chiến lược truyền thông bộ phận (tại các trường thành viên, các cơ sở, đơn vị trực thuộc) và phê duyệt các hoạt động triển khai truyền thông.

Tuyển chọn thông điệp truyền thông chung cho toàn ĐHQGHN phù hợp với Slogan đã được ban hành.

Đổi mới công tác truyền thông (đặc biệt là ứng dụng truyền thông số) làm công cụ chủ yếu trong hoạt động quảng bá thương hiệu

Lựa chọn đối tác phù hợp trong việc quảng bá và phát triển hình ảnh thương hiệu. Cách thức quảng bá bằng cách viết blog là hình thức vừa ít chi phí mà hiệu quả cao, blog như hình thức quảng bá truyền miệng có sức lan tỏa rất lớn, bởi blog như một

trang cá nhân đại diện cho một cá nhân và là uy tín của cá nhân, có sức thuyết phục khá cao mà không mất nhiều chi phí. Chỉ cần mỗi cán bộ viết về ĐHQGHN, hay sinh viên viết về trường của mình sẽ là kênh quảng bá dễ được đón nhận nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp quảng bá đa dạng khác: postcard, video...

3.2.2.6. Thành lập Ban liên lạc Cựu Sinh viên

Một nguồn lực rất lớn mà nhiều trường đại học trên thế giới đã lãng quên hoặc không khai thác hết. Không một cựu sinh viên nào lại không muốn trường cũ của mình phát triển và thịnh vượng. Các đại học Mỹ đã làm rất tốt công tác này. Và thật dễ hiểu khi tại sao nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước của các đại học Mỹ thường luôn luôn dồi dào, đa dạng. Bởi một phần rất lớn là từ chính những cựu sinh viên của họ.

Qua mạng lưới này, các thành viên có thể tham gia vào những hoạt động mở rộng quan hệ xã hội và định hướng nghề nghiệp cũng như đảm nhiệm vai trò lãnh

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)