0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Mục tiêu phát triển của ĐHQGHN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 50 -50 )

2.1.2.1. Mục tiêu chung

Trong 5 năm tới, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cạnh tranh về các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Giáo dục trở thành nền tảng phát triển xã hội. Các nước trên thế giới đều xây dựng chính sách phát triển dựa vào đại học, ưu tiên đầu tư xây dựng các trường đại học nòng cột, có khả năng sáng tạo ra các yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế tri thức của quốc gia. Nước ta đã bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế sẽ tiếp tục đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm, giáo dục đào tạo và khoa học và công nghệ (KH&CN) được đổi mới, phát triển toàn diện và hiệu quả. Các trường đại học trọng điểm, đặc biệt là ĐHQGHN tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư đạt trình độ tiên tiến trong khu

vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN phải nắm lấy cơ hội đó, vượt qua mọi thách thức, phấn đấu thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài dựa trên nền tảng sáng tạo, NCKH và phát triển công nghệ đỉnh cao; đóng vai trò nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam, tích cực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng ĐHQGHN trở thành một trung tâm đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn trong nhóm 200 trường đại học hàng đầu Châu Á vào năm 2015, trong đó một số lĩnh vực, một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ (NCKH&CN) đỉnh cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cốt và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam [4, tr.15].

Xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, nằm trong nhóm 200 đại học hàng đầu Châu Á vào năm 2015, vươn lên nhóm 200 đại học tiên tiến của thế giới vào năm 2020; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, NCKH&CN đỉnh cao, chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cốt và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam [5, tr.7].

Nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động, phát triển ĐHQGHN gắn chặt với phát triển nền kinh tế tri thức, giáo dục đào tạo, KH&CN và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tập trung nguồn lực đào tạo nhân lực tài năng, chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài gắn chặt với NCKH&CN đỉnh cao và chuyển giao tri thức, phát triển đội ngũ cán bộ nhanh chóng đạt chuẩn quốc tế là ưu tiên chiến lược trong suốt quá trình phát triển ĐHQGHN.

Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, tinh thần cộng đồng và thương hiệu ĐHQGHN; nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội và sáng

tạo của các đơn vị; đẩy mạnh liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị trong ĐHQGHN với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trong và ngoài nước để tạo các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.

Chú trọng phát triển và sử dụng tốt các nguồn lực tài chính, hiện đại hóa cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác để nâng cao hiệu quả mọi hoạt động.

Phát triển toàn diện và bền vững, kết hợp áp dụng các giải pháp mang tính đột phá; ưu tiên đầu tư phát triển các hướng trọng điểm, mũi nhọn nhằm nhanh chóng đạt trình độ khu vực, quốc tế về một số lĩnh vực, ngành, chuyên ngành, bộ môn, khoa và đơn vị có chọn lọc [4, tr.15-16].

2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể * Giai đoạn 2011 – 2015:

1. Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và tiếp cận trình độ quốc tế.

100% sinh viên tốt nghiệp (bao gồm cả học sinh THPT chuyên, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) có đạo đức và phẩm chất nhân cách tốt của người Việt Nam, có năng lực, kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó 25% sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế, 15% sinh viên các ngành khác tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp nào trên thế giới. Khoảng 70-85% học sinh các trường THPT chuyên có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ được nhận học bổng của các trường đại học tiên tiến.

2. Quy mô các bậc và loại hình đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí đại học nghiên cứu.

- Ổn định qui mô đào tạo đại học chính qui các ngành hiện có, tăng qui mô đối với những ngành mới, độc đáo, có tính liên ngành cao và có nhu cầu bức thiết của xã hội; đến năm 2015, qui mô đào tạo đại học chính qui đạt 23.400 sinh viên.

- Giảm dần qui mô đào tạo không chính qui, tối thiểu hàng năm giảm 10% so với năm trước.

- Giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên so với hiện tại, đạt tỉ lệ sinh viên/giảng viên dưới 15.

- Tăng tỉ lệ qui mô đào tạo sau đại học tối thiểu đạt 25%, trong đó đào tạo tiến sĩ tối thiểu đạt 3% tổng quy mô đào tạo chính quy; đến năm 2015, quy mô đào tạo sau đại học đạt 9.050 người, trong đó đào tạo tiến sĩ là 1.070 người.

- Tăng tỉ lệ quy mô đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế (đạt tối thiểu 15% tổng quy mô đào tạo chính quy).

- Tăng tỉ lệ quy mô đào tạo liên kết quốc tế (đạt 10% tổng qui mô đào tạo chính qui), sinh viên quốc tế đạt tối thiểu 3% tổng qui mô đào tạo).

- Tăng quy mô học sinh THPT chuyên tạo nguồn cho các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, đào tạo tài năng, chất lượng cao (đạt 2.800 người).

- Hàng năm có 200 lượt sinh viên ĐHQGHN được tham gia chương trình trao đổi đào tạo với các đại học có uy tín hàng đầu, trong đó có các đại học thuộc mạng lưới các đại học khu vực và thế giới như: BESETOHA, AUN), ASAIHL, UMAP, AUF, Diễn đàn Giám đốc các đại học Đông Nam Á và Đài Loan (SATU)

3. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trình độ khu vực và quốc tế làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao.

- Đạt chỉ số trên 200 công trình khoa học/năm được đăng trong hệ thống tạp chí quốc tế SCI(E), SSCI, SCOPUS… với chỉ số bài báo/giảng viên là 0,4; số lần được trích dẫn/bài báo là 2;

- Mỗi trường đại học, viện nghiên cứu xuất bản tối thiểu 03 quyển sách chuyên khảo /năm; mỗi đơn vị đào tạo khác xuất bản tối thiểu 02 sách chuyên khảo/năm; trong đó có một số chuyên khảo xuất bản bằng tiếng Anh ở nước ngoài;

- Hàng năm tối thiểu có 05 bằng sáng chế ho ặc sản phẩm KH &CN cu ̣ thể đươ ̣c thừa nhâ ̣n đưa vào sử du ̣ng trong thực tiễn;

- Hình thành một số trường phái học thuật có uy tín và các nhóm tư vấn chiến lược cho Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4. Phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên tối thiểu đạt 50% (70% đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế).

- Tỉ lệ cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư chiếm 25%.

- Cán bộ giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm 20%; đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành có nhiều công trình khoa học quốc tế và số lần trích dẫn cao.

- 100% giảng viên có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học uy tín hoặc sách chuyên khảo/năm.

- Mỗi năm có khoảng 200 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN và 200 lượt giảng viên và các nhà khoa học ĐHQGHN thỉnh giảng và nghiên cứu tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu nước ngoài.

- Ít nhất 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý theo các tiêu chuẩn quản trị đại học tiên tiến, tối thiểu đạt 20% cán bộ quản lý hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp.

5. Mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực có quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và phục vụ theo chuẩn khu vực và quốc tế được hoàn thiện.

- Tối thiểu có 16 ngành, 23 chuyên ngành và 03 khoa thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn và các lĩnh vực liên ngành ở ĐHQGHN đạt chuẩn quốc tế.

- Có 30 nhóm nghiên cứu, trong đó có ít nhất 05 nhóm nghiên cứu được đầu tư và hoạt động theo mô hình trung tâm nghiên cứu xuất sắc theo chuẩn của nhóm 100 các đại học hàng đầu châu Á.

- Các trường đại học thành viên đều có ít nhất một ngành và một chuyên ngành đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương chuẩn AUN hoặc quốc tế. ĐHQGHN có ít nhất một lĩnh vực có tất cả các ngành hoặc chuyên ngành tương đương so với các trường có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Có 03 trường đại học thành viên đạt chỉ tiêu kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế.

- Một số đơn vị mới như trường Đại học Luật, trường Đại học Quốc tế và Bệnh viện trực thuộc ĐHQGHN... được thành lập trực thuộc ĐHQGHN.

- Nâng cấp một số trung tâm nghiên cứu thành viện nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN trong một số lĩnh vực KH&CN ưu tiên. Trung tâm chuyển giao tri thức và một số doanh nghiệp KH&CN về công nghệ thông tin, tư vấn và dịch vụ xã hội... được thành lập và phát triển có hiệu quả.

- Cơ cấu của các hoạt động đào tạo, NCKH&CN và dịch vụ đạt tỷ lệ trên 6/3/1.

- Mô hình đào tạo và triển khai nghiên cứu do doanh nghiệp đầu tư toàn bộ được quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

- Cơ chế quản lý điều hành của ĐHQGHN được thực hiện đầy đủ với quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT và các bộ, ban, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của luật pháp; quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội của các đơn vị thành viên và trực thuộc được tăng cường phù hợp với năng lực và hiệu quả hoạt động. Các phương pháp, công nghệ quản trị đại học tiên tiến được áp dụng.

- Liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN được đẩy mạnh để tạo nên giá trị gia tăng, các sản phẩm đa dạng, độc đáo trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung và sức mạnh hệ thống.

6. Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao.

- Trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, NCKH

đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao.

- 25 phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQGHN với trang thiết bị hiện đại, đồng

bộ được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả.

Một số công trình ở khu vực nội thành Hà Nội được cải tạo, nâng cấp và

phát triển phục vụ nhu cầu cầu cấp bách về giảng đường, trụ sở làm việc, nghiên cứu trong giai đoạn chờ chuyển lên cơ sở ở Hòa Lạc. Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc được xây dựng nhanh và bước đầu được vận hành từng phần đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐHQGHN.

7. Nguồn lực tài chính bền vững ngoài ngân sách Nhà nước đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển ĐHQGHN đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Nguồn thu bổ sung từ các từ hoạt động đào tạo, NCKH&CN đạt tỷ trọng 60% so với tổng kinh phí NSNN cấp thường xuyên, trong đó nguồn kinh phí từ hoạt

mại và chuyển giao công nghệ cao dịch vụ chất xám thông qua hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, khu công nghệ cao Hoà Lạc và các đối tác khác trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu xã hội tăng 25%.

- Từng phần các cơ sở ĐHQGHN tại nội thành Hà Nội được xây dựng và khai thác như khu đô thị tri thức để duy trì các giá trị văn hoá, truyền thống, thương hiệu của ĐHQGHN và hội tụ các nhà khoa học, sinh viên xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập và làm việc; tạo được nguồn thu lớn, bền vững ngoài NSNN để vừa xây dựng cơ sở ĐHQGHN tại Hoà Lạc vừa phát triển các hoạt động đào tạo, NCKH&CN đỉnh cao và nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên của ĐHQGHN.

- Các khu dịch vụ về y tế, văn hóa, hội nghị, thể thao, thương mại, du lịch… của ĐHQGHN tại Hòa Lạc được xây dựng, khai thác theo hình thức đầu tư BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao) và trên cơ sở sự hợp tác với các đối tác kinh doanh khác với chu trình kín: “huy động vốn  đầu tư  khai thác, sử dụng  tạo vốn”, phục vụ nhu cầu của cán bộ, sinh viên ĐHQGHN và của tổ chức, cá nhân, cư dân các địa phương trong khu vực, tạo nguồn thu cho ĐHQGHN.

- Các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xếp hạng của QS University Ranking; xếp hạng của một số đại học và ĐHQGHN theo tiêu chí của QS; tóm tắt một số chỉ tiêu chủ yếu của ĐHQGHN theo chuẩn của đại học nhóm 200 Châu Á. [4, tr.16-20]

* Giai đoạn 2020– 2030:

Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kỹ năng... và phẩm chất đạo đức của sinh viên tốt nghiệp (bao gồm cả học sinh THPT chuyên, cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ) từng bước đạt chuẩn khu vực và tiếp cận trình độ quốc tế.

- Các công trình, sản phẩm NCKH và phát triển công nghệ đạt trình độ quốc tế, có khả năng ứng dụng và triển khai, có tính hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và phát triển tri thức cho nhân loại.

- Đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế, có thể giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài, làm nền tảng cho sự phát triển của ĐHQGHN, sự phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của cả nước.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, được vận hành tương xứng với yêu cầu, vị thế và tầm vóc của một đại học hàng đầu của cả

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 50 -50 )

×