0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Điều kiện khách quan

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

a) Chính sách của Chính phủ

- Hiện tại các trường đại học của Việt Nam chỉ có thể tiến hành các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu của mình khi và chỉ khi có được sự ủng hộ của Chính phủ qua việc ban hành những cơ chế chính sách khuyến khích các trường đại học không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện để các trường có thể chủ động trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác, liên kết đa dạng từ các đối tác bên ngoài nhằm gia tăng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao hình ảnh “thương hiệu” của trường.

- Các cơ chế chính sách đi trước, nhất quán và với tầm nhìn xa sẽ giúp các trường có khả năng và đủ điều kiện hoạch định chiến lược phát triển trong đó có chiến lược phát triển thương hiệu.

- Xét trên một góc độ nhất định, mỗi quốc gia đều có “thương hiệu” khi mà quốc gia đó có những thương hiệu đại học lớn và uy tín mang tầm vóc quốc tế. Chính vì vậy việc hỗ trợ nguồn lực cho các trường đại học thực thi chiến lược thương hiệu là một phần quan trọng xây dựng thương hiệu quốc gia.

- Sự ủng hộ của của Chính phủ thể hiện bằng thể chế và các nguồn lực hỗ trợ cụ thể là điều kiện tiên quyết giúp các trường đại học tại Việt Nam mạnh dạn và chủ động xây dựng và thực thi chiến lược thương hiệu. [17, tr.68-69].

- Tạo hành lang pháp lý, cơ chế và có các giải pháp khuyến khích các cơ sở GDĐH cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút nguồn lực, đổi mới quản trị đại học nhằm không ngừng vươn tới những tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả cao hơn trong đào tạo, NCKH và cung cấp dịch vụ, bao gồm cả chuyển giao tri thức, công nghệ và dịch vụ tư vấn.

b) Sự ủng hộ của cộng đồng và giới truyền thông:

- Cộng đồng dân cư tại mỗi khu vực có ảnh hưởng lớn tới tầm vóc của mỗi thương hiệu trong đó có thương hiệu đại học. Ở nơi nào mà người dân ủng hộ mạnh mẽ cho việc phát triển chất lượng giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng thì ở đó có các trường đại học danh tiếng. Cộng đồng dân cư vừa là tiền đề vừa là động lực để mỗi trường đại học phát triển thương hiệu của mình. Thực tế chứng minh là các thương hiệu chỉ có thể phát triểntrở mạnh, mang tầm khu vực và toàn cầu khi nó đã chinh phục được niềm tin tại chính nơi nó sinh ra. Vì vậy, các trường đại học ở Việt Nam chỉ có

thể xây dựng được thương hiệu mạnh khi cộng đồng dân cư ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình cho việc các trường đưa ra các tuyên bố và triển khai thực thi chiến lược thương hiệu.

- Giới truyền thông vừa là điều kiện vừa là phương tiện để phát triển thương hiệu. Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu đại học còn là khá mới mẻ. Chính vì vậy, việc cung cấp các lợi ích, tiến trình và các kết quả bước đầu cùng với những phản hồi thông tin đa chiều từ cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi trường đại học trong việc xây dựng thương hiệu. [17, tr.69-70]. c) Sự sẵn có của các nguồn lực:

- Các trường đại học không thể xây dựng thương hiệu khi mà tại địa phương không có sẵn các nguồn lực – đặc biệt là nguồn lực con người bao gồm các chuyên gia, các nhà thiết kế và phát triển thương hiệu chuyên nghiệp và các công cụ nhằm khuếch trương thương hiệu.

- Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu được nhận dạng qua một hệ thống nhận diện đa dạng nhưng luôn nhất quán. Các nhà cung cấp với các công cụ truyền tải thông điệp luôn cần thiết song hành trong quá trình phát triển thương hiệu của các trường đại học [17, tr.70].

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

×