Điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37)

a) Nhận thức của mọi thành viên trong trường đại học:

- Các thành viên phải luôn hiểu rằng thương hiệu là một tài sản cần xây dựng và gìn giữ liên tục và lâu dài.

- Mỗi thành viên là một yếu tố cấu thành nlên thương hiệu. Một tổ chức mạnh là một tổ chức có những thương hiệu cá nhân mạnh và xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh sẽ củng cố cho thương hiệu tổ chức mạnh.

- Các thành viên phải luôn có những hành động nhằm bảo vệ thương hiệu

b) Quyết tâm của ban lãnh đạo trường đại học đối với việc phát triển thương hiệu - Quyết tâm này đầu tiên thể hiện ở việc ban hành chiến lược phát triển toàn diện của trường trong đó không thể thiếu việc khẳng định, cam kết và chuẩn hóa về chất lượng đào tạo và NCKH cũng như các dịch vụ – đây chính là một phần của tuyên ngôn về định vị thương hiệu.

- Đi cùng với việc ban hành chiến lược phát triển thì việc ban hành chiến lược thương hiệu là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm khẳng định sự quyết tâm của ban lãnh đạo nhà trường coi việc phát triển thương hiệu là một hoạt động trọng tâm.

- Ban lãnh đạo nhà trường cũng cần phải tích cực ủng hộ, phê chuẩn ngân sách thích đáng cho các hoạt động, các chương trình nhằm quảng bá thương hiệu và đề ra các quy tắc trong việc quản trịlý thương hiệu đại học.

- Lãnh đạo nhà trường là “sứ giả”, là “điểm chuẩn” trong quá trình xây dựng liên tưởng nhận thức đến thương hiệu trường. Chính vì vậy mỗi hiệu trưởng, mỗi nhà quản lý nhà trường phải luôn là người “tiên phong” trong việc giữ gìn và phát triển thương hiệu đại học.

c) Sự chuẩn bị nguồn lực trong nội bộ nhà trường cho việc phát triển thương hiệu.

- Việc giữ gìn và phát triển thương hiệu là công việc lâu dài đòi hỏi tính hệ thống và sáng tạo cao. Trong mỗi trường đại học cần có đội ngũ nhân lực chuyên trách trong việc chăm sóc “sức khỏe” thương hiệu. Những người này cần có chuyên môn về lĩnh vực Marketing và truyền thông, có tư duy hệ thống và sáng tạo.

- Ngân sách dành cho phát triển thương hiệu cần được đầu tư xứng đáng với được tính toán trên cơ sở quy mô hoạt động của trường và mục tiêu nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ [17, tr.70-71].

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37)