0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vai trò của xây dựng chiến lược thương hiệu và quảng bá hình ảnh

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 32 -32 )

với đại học

Phần này sẽ xem xét vai trò của xây dựng chiến lược thương hiệu đại học đặt trong mối liên hệ Thương hiệu - Chiến lược thương hiệu – Các bên hữu quan.

Trước hết, thương hiệu được xem như một sự cam kết toàn diện và tổng thể của tổ chức đối với khách hàng hay nói rộng ra là đối với các bên hữu quan. Thương hiệu có được là nhờ sự kết hợp nhiều yếu tố với nhau, nhằm tạo ra một sự tác động mạnh mẽ, nhất quán và sống động trong tâm trí khách hàng.

Chiến lược thương hiệu liên quan đến việc xác định và thực hiện các hoạt động và chương trình marketing nhằm tạo lập, duy trì và phát triển tài sản thương hiệu (nói ngắn gọn là thương hiệu). Xây dựng chiến lược thương hiệu là xác định những cơ sở và định hướng mục tiêu cho việc quản lý thương hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực hiện đồng bộ mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu. Một chiến lược thương hiệu mạnh là chuỗi các hoạt động tổng thể nhằm thiết lập những nhận thức, cảm giác và cách nhìn thiện cảm của khách hàng đối với tổ chức. Tóm lại, các tổ chức, cụ thể là trường đại học muốn tạo dựng thương hiệu phải thông qua xây dựng chiến lược thương hiệu nhằm tác động đến các khách hàng mục tiêu, cũng như các bên hữu quan khác, tạo nên sự gần gũi, tin cậy và thiện cảm với các bên. Đó chính là thương hiệu.

Vai trò của xây dựng chiến lược thương hiệu đại học có thể tóm tắt lại như sau:

1. Là định hướng chỉ đạo chung phối hợp các hoạt động trong tổ chức nhằm truyền thông một cách tổng thể và nhất quán đến các bên hữu quan để tạo dựng và duy trì tài sản thương hiệu đại học;

2. Tạo sự gắn kết, ủng hộ và huy động các nguồn lực bên ngoài đóng góp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của trường đại học;

3. Cho phép toàn tổ chức hành động và ra quyết định trên nền tảng các giá trị chung, tạo ra sự đồng bộ của tổ chức và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động;

4. Tạo nên niềm tin, niềm tự hào, cảm hứng công tác và trách nhiệm của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên của trường đại học trong việc xây dựng thương hiệu;

5. Sử dụng hữu hiệu các nguồn lực để xây dựng thương hiệu đại học [17, tr.53-54].

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DANH TIẾNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 32 -32 )

×