Nhà nước cần quy hoạch và đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu. Làm thế nào để quy hoạch đúng, đủ và phù hợp là một vấn đề hết sức cần thiết khi gia nhập thị trường thế giới và cũng là khâu còn nhiều yếu kém ở Việt Nam hiện nay. Người nông dân thường sản xuất theo thói quen, sản xuất một cách tự phát và thiếu định hướng, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường dẫn đến thua lỗ. Do đó việc sở hữu một vùng chuyên canh lúa gạo phù hợp sẽ là một lợi thế giúp tạo nguồn hàng ổn định. đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp có thể chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của từng thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng dễ dàng hơn cho việc phân công, phân cấp thị trường cho các doanh nghiệp, hướng dẫn đầu tư đúng đắn và triển khai kịp thời các thành tựu mới về khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra, còn đảm bảo cho sự phân phối diễn ra một cách đồng bộ theo quy trình canh tác bao gồm: canh tác- chế biến- đóng gói- bảo
quản- vận chuyển- cảng khẩu, từ đó đảm bảo được chất lượng, giảm thiểu chi phí và tăng khả năng cạnh tanh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.
Khuyên khích người nông dân ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, sử dụng các giống mới vào thâm canh để nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng của nguồn lúa gạo chất lượng.
Tăng cường công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin về các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Có chế độ khuyến khích thoả đáng đối với các cá nhân, tổ chức, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, giao thương của Việt Nam tại nước ngoài tham gia cá hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới.
Nhà nước cần lập “ ngân hàng thóc” với chức năng giúp hỗ trợ tín dụng cho nông dân và tạo điều kiện cho nông dân bán thóc với giá có lợi nhất. Từ đó, nông dân sẽ có đủ vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị cho sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về khoa học, công nghệ, về thị trường sản phẩm, về quản trị, luật pháp...