Bên cạnh những kết quả đã đạt được không thể không kể đến những khó khăn tồn tại mà công ty phải khắc phục để phát triển trong những năm tới.
• Về sản phẩm
Công ty Bình Minh thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng, song chủ yếu là các loại gạo: Gạo trắng 5%,10%,15%,25% tấm, những loại gạo có chất lượng cao như Jasmine, nếp chiếm tỷ trọng còn ít.
Dự trữ, mua hàng tạo nguồn vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn hàng ở những thời điểm không ổn định, gây khó khăn cho công ty.
Bao bì gạo xuất khẩu của công ty đa số là các loại bao bì lớn chỉ có tác dụng bảo quản trong quá trình vận chuyển chứ chưa thể hiện tính thẩm mĩ, thu hút người tiêu dùng.
• Về thị trường
Thị trừờng và khách hàng nước ngoài đã dần được mở rộng, tuy nhiên chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Châu Á, chiếm đến hơn 80%.Kim ngạch xuất khẩu sang mỗi thị trường là chưa cao và không ổn định.
Thị phần xuất khẩu gạo thấp so với các công ty trong nước và chưa có khả năng mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới
Công tác dự báo và nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư chưa đúng mức, chưa tiến hàng các cuộc nghiên cứu thị trường về nhu cầu gạo mà chủ yếu dựa vào thông tin trên mạng và Hiệp hội nên hiệu quả thấp.
• Về xúc tiến thương mại
Công tác tiếp thị còn yếu do thiếu đội ngũ chuyên nghiệp, việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu còn thiếu tính chiến lựơc, quảng bá về ngành gạo chủ yếu thông qua Hiệp hội lương thực và Internet.
Quản lý chất lượng còn sơ sài và chưa có bộ phận quản lý chất lượng cho sản xuất kinh doanh gạo.
Nghiên cứu thị trường và nắm bắt các thông tin về cung cầu thị trường còn yếu, không kịp thời dẫn đến việc hiểu về giá cả gạo trên thị trường thế giới cũng như thị trường xuất khẩu của công ty trong từng thời điểm cụ thể không được rõ ràng gây bất lợi sau khi ký kết hợp đồng, trong một vài trường hợp, lợi nhuận của công ty có thể bị giảm do bán gạo với giá thấp hơn giá thị trường.
Nguồn vốn tự có thấp, công ty Bình Minh phải phụ thuộc lớn vào nguồn cung tín dụng của các ngân hàng.
Tuy dần khẳng định được uy tín với các ngân hàng nhưng công ty chưa chủ động về vốn kinh doanh( nhất là trong giai đoạn cao điểm).
• Về phương thức thanh toán
Các bạn hàng Nam Phi, Nam Mỹ thường không muốn thanh toán bằng L/C vì chi phí ngân hàng cao, thường tối thiểu 5% giá trị hợp đồng. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan thường cho họ trả chậm. Chính vì vậy đây cũng là một yếu điểm của công ty vì nguồn vốn của chúng ta chưa cao.