Xây dựng chiến lược phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của công ty CP lương thực Bình Minh (Trang 55)

- Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Công ty nên lựa chọn thị trường xuất khẩu chủ lực cho mình dựa vào các yếu tố như:

+ Quy mô của thị trường: Dựa vào số lượng và cơ cấu tập hợp khách hàng tiềm năng

+ Đặc điểm nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng + Trình độ phát triển của thị trường đó

+ Mức độ ổn định chính trị và luật pháp của thị trường đó

Chẳng hạn thị trường Mỹ, dân số đông, bao gồm nhiều bang với các tập tính khác nhau, phân tán rộng theo địa bàn cư trú, có nhu cầu gạo chất lượng cao bởi thu nhập của họ cao. Mặt khác sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã mở ra

trường này. Vì vậy, công ty có thể mở rộng xuất khẩu sang Mỹ, xâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

- Tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

Sau khi đã xác định đựơc thị trường mục tiêu cho sản phẩm, công ty cần tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Sau đây là một số biện pháp tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gạo của công ty

Trước hết công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường như nhu cầu thị hiếu, thói quen của khách hàng để từ đó đưa ra chủng loại, chất lượng gạo phù hợp với thị trường đó. Chẳng hạn khách hàng trên thị trường Nhật Bản, nhu cầu sản phẩm gạo của họ là phải chất lượng ngon, bao bì đóng gói đẹp, kết hợp được những dịch vụ đi kèm để nâng cao chất lượng dịch vụ và tính thẩm mỹ đối với các sản phẩm. Còn ngược lại, ở Nam Phi thì nhu cầu về mặt hàng gạo của họ là những sản phẩm có giá rẻ, chất lượng trung bình. Vì vậy, muốn tiêu thụ sản phẩm tốt trên thị trường, công ty cần nắm bắt đựơc nhu cầu của từng thị trường từ đó có thể cung ứng những sản phẩm phù hợp nhất.

Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gạo thì yếu tố chất lượng là hết sức quan trọng. Yếu tố chất lượng có thể kể đến chủng loại, bao bì đóng gói, dịch vụ đi kèm. Hiện nay chất lượng mặt hàng gạo của công ty so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan là chưa cao, các chủng loại sản phẩm chưa đa dạng. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm , công ty cần đa dạng hoá chủng loại sản phẩm của mình, đầu tư máy móc để đảm bảo được khâu chế biến, bảo quản, đóng gói đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Xâm nhập thị trường mục tiêu: Sau đi đã xác định được thị trường mục tiêu, công ty cần phải xây dựng một chiến lược xâm nhập vào thị trường đó thông qua các kênh phân phối sản phẩm. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, công ty cần phải chọn ra một kênh phân phối phù hợp với từng thị trường. Chẳng hạn thị trường

EU với số lượng khách hàng lớn, phân tán rộng và họ thường xuyên mua với khối lượng nhỏ thì phải có sẵn một khối lượng sản phẩm lớn. Điều này, cần đến sự trựo giúp của người bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Việc lựa chọn nhà phân phối cần dựa vào uy tín, kinh nghiệm của họ trên thương trường, khả năng tài chính, kênh phân phối, cơ cấu mặt hàng, khách hàng, các điều kiện giao hàng, khả năng lưu kho, địa bàn hoạt động và các điều kiện thanh khoản khác...

Các thị trường chủ yếu mà Công ty cần tập trung vào trong những năm tới: +Thị trường ASEAN: là thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đối với Công ty cổ phần lương thực Bình Minh nói riêng. Khi thâm nhập vào thị trường này chúng ta sẽ khai thác được lợi thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả ưu thế nằm gần trung tâm chu chuyển hàng hóa thế giới Singapore và đặc biệt sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trong thời gian tới. Tuy nhiên tham gia vào thị trường này, Công ty cũng gặp phải một khó khăn rất lớn là tham gia vào cuộc cạnh tranh với cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan.

+Thị trường Trung Đông: Đây là thị trường tiềm năng của Công ty. Khả năng tiêu thụ gạo ở đây rất lớn, những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Điều này làm cho gạo của Công ty cần có sự nâng cao về chất lượng. Hơn nữa hầu hết các hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty vào thị trường này đều theo giá CIF. Chính vì vậy, Công ty cần phải mạnh dạn hơn nữa khi xâm nhập vào thị trường này, tránh tình trạng xuất khẩu qua các trung gian.

+ Đối với thị trường Trung Quốc: Với tiềm lực kinh tế lớn, tính theo GDP hiện Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới và là thị trường rộng lớn với trên 1 tỷ dân. Trung Quốc cũng là một nước sản xuất lúa gạo đứng đầu thế giới và có sự đồng nhất về mùa vụ với Việt Nam. Giá cả của thị trường này hay biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín bạn

hàng chưa đảm bảo. Vì vậy, phương châm kinh doanh ở thị trường này nên thực hiện theo kiểu cuốn gói, trong đó cần thận trọng nhất ở khâu thanh toán.

+ Thị trường EU: Đặc điểm của thị trường này là yêu cầu chất lượng cao, phong cách và tâm lý hoạt động kinh doanh khác rất nhiều so với ASEAN. Trong những năm qua gạo của Công ty chưa thâm nhập vào thị trường này. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là Công ty cần phải kiên trì tiếp cận trực tiếp thị trường, đảm bảo uy tín về chất lượng theo đúng yêu cầu đặt ra.

+ Thị trường Châu Phi và Mỹ Latinh: Các nước trong khu vực này như: Braxin, Achentina, Agiênia... được coi là thị trường mục tiêu của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của công ty CP lương thực Bình Minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w