tranh như sản phẩm, mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại, bao bì, giá cả, các dịch vụ đi kèm mà đối thủ cung ứng, các kiểu chiến lược marketing hỗn hợp mà đối thủ sử dụng về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối quảng cáo, xúc tiến...Từ đó công ty Bình Minh có thể xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể áp dụng các chiến lược:
- Chiến lược tấn công trực diện: Là kiểu chiến lược mạnh mẽ nhất. Công ty triển khai tất cả các hoạt động marketing có thể để tấn công đối thủ như tạo cho sản phẩm của mình có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu chi phí để có thể hạ giá, thiết lập hệ thống kênh phân phối hoàn hảo và các hoạt động khuếch trương xúc tiến mạnh mẽ. Kết quả của chiến lựơc này dựa vào sự bền bỉ của cả hai bên. Tuy nhiên, nó đòi hỏi công ty phải có sức cạnh tranh hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lựơc tấn công mạn sườn: Đòi hỏi công ty tìm ra những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để tấn công vào đó và làm nổi bật mình lên ở những điểm mà đối thủ yếu như chất lượng, chủng loại, dịch vụ đi kèm...
- Chiến lược tấn công đường vòng: Là chiến lựơc tấn công gián tiếp tránh sự đối đầu giữa công ty với đối thủ cạnh tranh. Biện pháp mà công ty thực hiện là đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4 Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu gạo của côngty ty
Gạo là một mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển do lợi thế về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội và dung lượng thị trường lớn. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện nay, nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu như đơn giản hoá các thủ tục cấp phép xuất khẩu, thiết lập các văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài, thông qua các đại sứ quán tại nước ngoài cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh, những biến động trên thị trường...
Ngoài ra, Nhà nước cũng đã thành lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu, thực hiện ưu đãi về tín dụng xuất khẩu nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Gạo là một mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế, hiện đang đứng thứ 2 thế giới về khả năng xuất khẩu mặt hàng này và có thể vươn lên giành vị trí số 1 của Thái Lan. Đây cũng là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và công ty Bình Minh nói riêng đối với những khách hàng và thị trường thế giới.
Công ty còn có một thuận lợi nữa là đã dần tạo được một hệ thống mối quan hệ kinh tế rộng khắp ở thị trường nước ngoài và các nhà cung ứng, các đại lý, siêu thị lớn trong nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng hợp đồng và thư tín. Trong suốt thời gian 1 năm qua, tuy là một khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ để cho công ty dần xây dựng được uy tín lớn đối với khách hàng ngay cả các bạn hàng khó tính như Mỹ, Trung Đông, Canada, Anh. Đây chính là cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm tới.