Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Bình Minh luôn giữ được uy tín và quan hệ tốt với các đối tác, khách hàng. Ban đầu công ty chỉ thực hiện xuất khẩu sang các nước ở Đông Nam á, sau đó công ty đã từng bước có được những kinh nghiệm và đủ tiềm năng để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của mình.
Thị trường Giá trị ( VNĐ) Tỷ lệ % Philippines 4,002,908,000 24,41 Indonsia 3,050,000,000 18,6 Singapore 2,300,600,000 14,03 Cuba 1,509,000,000 9,2 Malaysia 1,223,000,000 7,46 Đài Loan 1,112,010,000 6,78 Hồng kông 1,001,008,000 6,1 Nam phi 547,540,000 3,34 Trung đông 610,000,000 3,72 Các nước khác 1,036,966,000 6,36 Tổng 16,396,032,000 100
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty Bình Minh
Năm 2010 công ty đã xuất khẩu gạo thu về 1 lượng giá trị đó là 16,396,032,000 đồng.
Thị trường xuất khẩu gạo của công ty gồm 20 nước trên khắp các châu lục, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Á.
Thị trường truyền thống chủ đạo của công ty Bình Minh là Philippines, Indonsia, Singapore, Cuba, Malaysia, Đài Loan. Trong đó dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là Philippines với trị giá 4,002,908,000 đồng chiếm 24,41% tổng kim ngạch. Những khách hàng truyền thống ở Philippines, là Teo Soon Seng Ltd, Sengkang Import & Export Pte Ltd. Thị trường Inđonêxia xếp ở vị trí thứ 2 với trị giá 3,050,000,000 đồng chiếm 18,6% tổng kim ngạch; thứ 3 là
Singapore với trị giá 2,300,600,000 đồng chiếm 14,03% tổng kim ngạch; tiếp
Đài Loan 1,112,010,000 đồng; Hồng kông 1,001,008,000 đồng. Tuy nhiên, các nước này không chỉ là thị trường xuất khẩu chính của công ty Bình Minh nói riêng, của thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung mà còn của các nước khác như Thái Lan, Paskistan, Hoa kỳ, ấn Độ, Trung Quốc nên cạnh tranh trên các thị trường này là rất gay gắt dẫn đến kim ngạch xuất khẩu ở những thị trường này có xu hướng chững lại. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu Gạo của những thị trường này là rất lớn. Điều này cho thấy, thị trường Châu Á là thị trường đầy tiềm năng mà khả năng xuất khẩu của công ty còn quá nhỏ bé.
Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á, đòi hỏi công ty phải tăng thị phần, mở rộng thị phần, và nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
Thị trường Trung Đông: Đây là một thị trường quan trọng mà công ty đang hướng đến. Có thể thấy rõ kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này chỉ chiếm khoảng 3,72 % kim ngạch của công ty. Nhưng định hướng của công ty trong năm tới và những năm tiếp theo sẽ mở rộng và xâm nhập sâu vào thị trường này. Đây được đánh giá là một khu vực khá khó tính về chất lượng gạo xuất khẩu, có sự lựa chọn kỹ càng và một hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ. Vì vậy, công ty mới chỉ bước đầu xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các quốc gia Trung Đông, đồng thời xúc tiến nghiên cứu thị trường, chủ động tiến hành giao dịch đàm phán đối tác, bạn hàng để có được những hợp đồng mới góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Thị trường Nam Phi: Đây cũng là một thị trường được xem là phù hợp với khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay, một số các quốc gia Nam Phi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP cao. Hơn nữa, thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở khai thác về những đặc điểm đó, xuất khẩu gạo của công ty sang Nam Phi tuy mới mẻ nhưng cũng đã đạt được con số về kim ngạch xuất
khẩu khá ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu vào Nam Phi năm 2010 đạt 547,540,000 đồng chiếm 3,34% kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Ngoài ra, công ty còn mở rộng xuất khẩu sang một số các quốc gia khác ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang khu vực các quốc gia này không đáng kể chiếm khoảng 2 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.