2.3.2.1 Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp
a/ Biện pháp liên quan đến sản phẩm
Về chất lượng, chủng loại gạo, mẫu mã bao bì sản phẩm
Chất lượng hàng hoá là nhân tố để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhận biết được điều này, công ty đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hoá các loại gạo, cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng khu vực của thị trường. Công ty đã có đội ngũ nhân viên tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng tốt với giả cả hợp lý trên thị trường trong nước đồng thời tim hiểu nghiên cứu chất lượng, chủng loại gạo của đối thủ cạnh tranh và thị hiếu, nhu cầu gạo của thị trường xuất khẩu. Để từ đó có được sự điều chỉnh sao cho chất lượng, chủng loại gạo
phù hợp đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng cũng như sự tiện ích, thẩm mỹ đối với bao bì đóng gói gạo của công ty.
Mỗi thị trường khác nhau thì sản phẩm gạo lại khác nhau, chẳng hạn với thị trường truyền thống của công ty là Phillipines, Indonêsia, Singapore và Đài Loan và những thị trường khó tính: Trung Đông thì sản phẩm gạo xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm có chất lượng ngon, đảm bảo yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật: gạo tẻ hạt dài 5%,10% tấm, gạo thơm 5% tấm, gạo nếp hạt dài. Còn những thị trường như Nam Phi, các nước Đông Nam Á ở những phân đoạn thị trường có nhu cầu về gạo trung bình tỷ lệ tấm nhiều hơn như gạo hạt dài 25%,35% tấm hoặc gạo hạt tròn 25%,35% tấm.
Về giá cả: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo. Để có được mức giá ổn định, hợp lý, công ty đã tổ chức thu mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho một cách hợp lý để giảm chi phí đầu vào trên cơ sở đó đưa ra một mức giá bán thích hợp đảm bảo có lãi, phù hợp với từng thị trường. Phương án của công ty được lập ra trên những cơ sở sau:
+ Tên hàng
+ Số lượng, chủng loại, mẫu mã, quy cách phẩm chất
+ Giá cả hàng hoá mua vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản hàng hoá + Tình hình giá cả trên thị trường thường đựơc xác định bởi cung cầu
• Về sản phẩm đó trên thị trường
+ Giá bán của công ty xuất khẩu hàng trong nước
+ Giá tham khảo: gồm các thông tin về giá như giá niêm yết, giá công bố, giá cả trên thị trường thế giới, giá hợp đồng đã ký với các cơ sở sản xuất.
• Phân tích tình hình giá cả: Phân tích các điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến giá như tình hình chính trị tại các nước nhập khẩu, quan hệ cung cầu, xu hướng biến động giá cả trên thị trường thế giới, giả cả đối thủ cạnh tranh
• Nhận xét về đề nghị giá duyệt: Phương án giá được thông qua hội đồng xem xét, có ý kiến để giám đốc duyệt.
b/ Các biện pháp tạo nguồn hàng
Để đảm bảo nguồn hàng đảm bảo đầy đủ về số lương, chất lượng tốt, công ty đã liên kết với đa dạng đối tác cung ứng để đảm bảo nguồn hàng ổn định và không bị lệ thuộc bất kỳ vào một nhà cung ứng riêng nào.
Bảng 7: Các đối tác nhập của công ty Bình Minh năm 2010
STT Đối tác nhập Mặt hàng Giá trị nhập
1 CN Công ty CP lương thực HưngYên tại Yên Mỹ Gạo 1,937,250,000 2 CN Công ty CP lương thực HưngYên tại Yên Mỹ Gạo 2,798,103,000
3 Công ty CP Hương Giang Gạo 1,155,000,000
4 Công ty TNHH Chế biến nôngsản TP XK Tường Lân Gạo 483,525,000
5 Nguyễn Thành Vương Gạo 2,704,050,000
6 CN Công ty TNHH NN MTVXNK và ĐT HN Gạo 2,027,812,500
7 Công ty CP Nam Hải Gạo 588,000,000
8 DNTN Trung Thạch Tấm, gạo 1,097,670,000
9 Công ty TNHH DV TM và SXThành Hưng Gạo 551,250,000
10 Trương Minh Thảo Gạo 1,079,800,000
11 DNTN Châu Hưng Gạo 392,437,500
12 CN Công ty CP lương thực HưngYên tại Yên Mỹ Gạo 1,087,800,000 13 CN Tân Dương của Tổng công tyLương thực Miền Bắc tại Đồng
Tháp Gạo nếp 3,288,600,000
14 Tổng cộng(giá nhập chưa thuế) 19,191,298,000
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty Bình Minh
Nguồn hàng của công ty đã mua trực tiếp không qua trung gian đã làm giảm chi phí thu mua, qua đó giảm giá thành mặt hàng. Nhiệm vụ thu mua tạo nguồn hàng do chi nhánh của công ty đảm nhiệm. Trụ sở chính tại Hà Nội phụ trách thu mua tại các tỉnh Phía Bắc, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu mua tại
các tỉnh đồng bằng nam bộ. Bên cạnh đó, công ty đã từng bước xây dựng mối quan hệ tạo dần được uy tín đối với các nhà cung ứng để có được nguồn hàng chất lượng và ổn định.
Trong năm 2010 giá trị xuất khẩu của công ty mới dừng lại ở con số hơn 16 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng nhà cung ứng mặt hàng Gạo cho công ty đã lên tới co số 13. Điều này cho thấy, công ty đã không bị lệ thuộc bất cứ vào một nhà cung ứng nào và có sự so sánh chất lượng, giá cả cũng như đa dạng hoá được nhiều mặt hàng gạo từ các nhà cung ứng này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty có được nguồn hàng gạo đảm bảo được nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Bảo quản là khâu cực kỳ quan trọng đối với tất cả các mặt hàng. Nó còn quan trọng hơn đối với mặt hàng gạo khi xuất khẩu. Mặt hàng gạo của công ty khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chịu ảnh hưởng của thời tiết nên chất lượng sản phẩm dễ bị hư hỏng. Chính vì thế, qua những hợp đồng xúât khẩu với các bạn hàng nước ngoài thì công ty đã dần rút ra được những kinh nghiệm trong việc bảo quản gạo để đối phó tình trạng gạo không đạt tiêu chuẩn do thời tiết thay đổi.
Trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, công ty không chỉ chú ý đến giá cả mà còn quan tâm đến quan hệ chất lượng giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Việc tìm được nguồn hàng rẻ là quan trọng song công ty không vì chú ý đến giá cả mà bỏ qua chất lượng vì nếu giả cả rẻ mà chất lượng không đảm bảo thì cũng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt đối với những thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng gạo ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao.Tuy nhiên, công ty chưa chủ động tìm kiếm những loại gạo mới để chào hàng và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng là gì mà hầu như phụ thuộc vào các nhà cung ứng quen thuộc của công ty có những mặt hàng gạo nào.
c/ Các biện pháp liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm
Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện thông qua môi giới tại thị trường nước ngoài. Việc sử dụng môi giới ở nước ngoài làm trung gian giúp cho công ty tìm kiếm bạn hàng dễ dàng hơn do họ có nhiều kinh nghiệm và thông tin về thị trường, về khách hàng ở thị trường đó. Đặc biệt đối với những thị trường mới như Trung Đông, Nam phi và những thị trường khó tính như Mỹ, Canada thì việc sử dụng môi giới là rất cần thiết. Ngoài ra, công ty nên sử dụng các đại lý bán hàng, văn phòng đại diện tại nước ngoài để nhằm tăng cường cho hoạt động xuất khẩu của mình. Các bộ phận này có nhiệm vụ nhu cầu thị trường, phản ứng của khách hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng qua đó giúp cho công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường sát thực hơn và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Hiện nay, công ty chưa có chi nhánh tại nước ngoài, trong thời gian tới công ty nên thành lập chi nhánh tại các thị trường lớn như:Philippines,Indonesia, Cuba Singapore, Đài Loan. Các chi nhánh bán hàng có trách nhiệm quản lý công việc xúc tiến và phân phối sản phẩm trên toàn khu vực thị trường đó. Đây là nơi công ty trưng bày các sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giá trị của công tác xúc tiến này rất rõ nét đặc biệt đối với các thị trường mới như Trung Đông, Nam Phi, Mỹ. Ngoài ra, còn giúp công ty tăng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí cho trung gian. Hơn nữa, công ty có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với thị trường, với khách hàng, biết được nhu cầu thị trường và tình hình bán hàng để có thể nhanh chóng điều chỉnh và có được các điều kiện bán hàng phù hợp cần thiết
Hoạt động xúc tiến thương mại:Trong thời gian tới, công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, trưng bày triển lãm và tổ chức bán sản phẩm tại hội chợ. Thông qua các hội chợ, triển lãm công ty đã mở rộng được bạn hàng, đẩy
mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty còn sử dụng hình thức chào hàng đối với những thị trường mới. Hơn nữa, công ty nên tham gia vào các hội chợ triển lãm chuyên ngành để thúc đẩy việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm được nhanh hơn.
Vận chuyển hàng hoá.
Mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty được tổ chức vận chuyển bằng đường biển. Hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu được ký theo hợp đồng FOB( 95%) và một số nhỏ hợp đồng xuất khẩu gạo của Bình Minh là theo điều kiện CFR. Đối với những hợp đồng giao hàng theo điều kiện CFR thì công ty ký kết hợp đồng thuê tàu với công ty vận tải như: PIL hay công ty vận tải VOSCO thông qua trung gian môi giới.
Về phương tiện thanh toán
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, thanh toán luôn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu. Công ty Bình Minh đã ý thức được điều đó, và luôn chú trọng tới vấn đề này. Công ty đã thực hiện nhiều phương thức khác nhau như : L/C, chuyển tiền ...Song phương thức thanh toán chủ yếu mà công ty đang sử dụng vẫn là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C. Phương thức chuyển tiền chỉ áp dụng với một số khách hàng truyền thống, có uy tín như: Teo Soon Seng Ltd( Phillipines), Sengkang Import & Export Pte Ltd ( Đài Loan)..Đối với những thị trường Đông Âu và Nam Phi, công ty sử dụng phương thức thanh toán trả chậm do các thị trường này khó khăn về tài chính song vẫn có khả năng thanh toán tiền hàng. Để mở rộng thị trường xuất khẩu Công ty nên linh hoạt trong khâu thanh toán đối với từng thị trường xuất khẩu.