- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án :
vẫn được coi là “đặc chủng”, chưa thể sản xuất được tại thị trường trong nước. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư với hàng loạt các công trình đường xá, cầu cống được xây dựng, như dự án quốc lộ 279, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, …và dự án xây dựng hàng loạt đường giao thông nông thôn. Và trong thời gian tới lĩnh vực này sẽ được Nhà nước tiếp tục quan tâm và đầu tư mạnh như: Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Pháp Vân – Cầu giẽ giai đoạn 2, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên,…Các công trình cơ sở hạ tầng này được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn NSNN, NS địa phương, WB, ADB,…Do đó đã tạo ra nhu cầu rất lớn về nhựa đường, một nguyên liệu chính để làm đường.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án là các công trình giao thông cầu, đường với hàng loạt các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong cùng lĩnh vực đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng tăng đối với Công ty. Tuy nhiên, nhờ những lợi thế về ngành nghề truyền thống, uy tín thương hiệu PETROLIMEX – PLC, CSVCKT, nhân tố con người, kinh nghiệm,… cũng như lợi thế “sân nhà”, Công ty hoàn toàn tự tin tận dụng các cơ hội và tránh được mối đe dọa về cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Sau khi được đầu tư nâng cao công suất chứa của Kho nhựa đường Thượng lý, dự kiến sản lượng tiêu thụ qua các năm như sau:
Bảng 11: Dự kiến sản lượng tiêu thụ qua các năm của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Sản lượng tiêu thu toàn Công ty 95.000 120.000 132.000 145.000 160.000
Sản lượng miền Bắc 44.000 56.000 62.000 68.000 75.000
(Nguồn: Công ty TNHH nhựa đường Petrolime)
Ghi chú:Sản lượng tiêu thụ miền Bắc hoàn toàn do kho Nhựa đường Thượng Lý cung cấp nguồn hàng.
Nhận xét:
- CN SGD1 đã đánh giá được thị trường tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án, đánh giá được mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhưng rõ ràng chưa cụ thể, đã dự kiến được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án nhưng rất sơ sài và đặc biệt chưa xem xét đến khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.
- Tóm lại, hầu hết cán bộ thẩm định mới chỉ xem xét đánh giá khía cạnh thị trường một cách tổng quát, chưa đánh giá được chi tiết cụ thể như yêu cầu đã đặt ra.