a. Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex là Công ty TNHH một thành viên được thành lập trên cơ sở cấu trúc lại Công ty Cổ phần hóa dầu Petrolimex theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/2006 theo Quyết đinh số 032/QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần hóa dầu Petrolimex. Tuy Công ty mới chỉ được thành lập cuối năm 2005 nhưng thực chất đây là sự tách ra từ Công ty hoá dầu (nay là Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex) với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất. Vì vậy, thương hiệu nhựa đường PLC được nhiều người tiêu dùng biết đến.
b. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Hồ sơ pháp lý của Công ty bao gồm :
- Quyết định thành lập Công ty số 032/QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/05/2005 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000334 ngày 05/01/2006 do Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0101463614-008 do Cục thuế Thành phố Hà Nội cấp.
ban hành kèm theo Quyết đinh số 034/QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty CP Hoá dầu Petrolimex.
- Quyết định số 038/QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 v/v bổ nhiệm ông Vũ Văn Chiến - Uỷ viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu Petrolimex, trực tiếp giữ chức vụ Giám đốc Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
- Quyết định số 004/2008/QĐ-PLC.NĐ-CT ngày 31/01/2008 của Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Nhựa đường Petrolimex v/v bổ nhiệm ông Lê Thế Anh giữ chức Trưởng phòng tài chính kế toán Cty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã đối chiếu, kiểm tra các giấy tờ liên quan
theo quy định của pháp luật quy định rõ và có xác nhận của cơ quan chức năng là đảm bảo. Hồ sơ pháp lý của Công ty đầy đủ theo qui định. Vì vậy Công ty có đủ năng lực pháp lý để quan hệ với Ngân hàng.
c. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng:
c 1. Phân tích tình hình tài chính:
Trên cơ sở báo cáo tài chính các năm 2006, 2007 và năm 2008 do Công ty cung cấp, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của TCT được tóm tắt như bảng "Tình hình tài chính,sản xuất kinh doanh của TCT qua 3 năm 2006,2007,2008" (xem phụ lục 1).
Tổng tài sản của Công ty có sự biến động qua các năm, năm 2007 đạt 261.887 triệu đồng; giảm 1% so với năm 2006, nguyên nhân: trong năm 2007 Công ty tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động thu hồi công nợ (nhất là nợ đọng) nên khoản phải thu năm 2007 giảm 54.677 triệu đồng so với năm 2006; sang thời điểm 31/12/2008, tổng tài sản đạt 529.652 triệu đồng, tăng 102% so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do tăng mạnh khoản mục phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác (cụ thể là khoản cầm cố ký quĩ tăng 190.945 triệu đồng so với năm 2007).
Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn (trung bình khoảng 94%/tổng tài sản) và biến động qua các năm cùng với sự biến động chủ yếu của khoản mục hàng tồn kho và phải thu khách hàng. Tài sản cố định trong năm 2007, 2008 có sự tăng trưởng đột biến là do Công ty mở rộng năng lực các kho chứa nhựa đường và phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai.
Năm 2007, Phải thu khách hàng của Công ty giảm mạnh so với năm 2006 (giảm 54.677 triệu đồng) một phần do khách hàng vừa chuyển tiền thanh toán hợp
đồng (thể hiện qua số dư khoản mục vốn bằng tiền tăng 13.390 triệu đồng vào thời điểm cuối năm) mặt khác do trong năm Công ty tập trung cho hoạt động thu hồi công nợ (đặc biệt là công nợ đọng) và đã gặt hái được kết quả cao. Thời điểm 31/12/2008, phải thu khách hàng tăng 41.633 triệu đồng so với năm 2007, sự tăng lên này chủ yếu là tăng các khoản phải thu có tính luân chuyển tốt, như:
Bảng 8: Phát sinh Nợ - Có của TCT ĐVT: triệu đồng STT Tên khách hàng Phát sinh năm 2007 Phát sinh năm 2008 Dư đến 31/12/2008 Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Cty TNHH ĐT & XDCT 656 14.448 14.400 34.031 31.950 2.054 2 Cty sx & XD Thi Sơn 17.437 17.700 27.846 27.847 239
3 Cty CP ĐT & XDGT 20.026 21.676 16.033 6.908 10.485
4 Cty TNHH Hoà Hiệp 3.840 3.819 18.940 17.556 1.640
5 Cty CP Đầu tư và XD 703 6.829 7.365 18.517 16.439 1.961 …. …..
(Nguồn: Tổng Công ty TNHH nhựa đường Petrolime) Trong các khoản phải thu có một số khoản phải thu khó đòi, tập trung ở một số đối tượng sau: Công ty CP XDCTGT 810 (khoảng 6 tỷ đồng), Công ty CP XD CTGT 246 (2.069 triệu đồng), Cty đường bộ 230 (khoảng 1.700 triệu đồng), XN thi công cơ giới 1 – Cty ĐB 230 (552 triệu đồng), Cty 17 (271 triệu đồng),….Tuy nhiên, các khoản phải thu được đánh giá là khó đòi đã được Công ty thực hiện trích dự phòng phải thu khó đòi. Công ty thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ tài chính đối với các khoản nợ quá hạn lâu ngày và có dấu hiệu khó đòi: quá hạn 3 tháng tới 1 năm, trích lập 30%; quá hạn từ 1 năm tới 2 năm, trích lập 50%; quá hạn từ 2 tới 3 năm, trích lập 70%. Tổng mức Dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập đến thời điểm 31/12/2008 là 30.886 triệu đồng. Theo kết quả kiểm toán năm 2008, nếu Công ty thực hiện trích đủ dự phòng theo qui định thì chi phí dự phòng nợ khó đòi cần phải trích lập sẽ cao hơn mức thực tế đã trích trong năm 2008 khoảng 7.594 triệu đồng và lợi nhuận của năm 2008 sẽ giảm đi với số tiền tương ứng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng quan hệ khách hàng 2, việc trích lập dự phòng của Công ty như trên là khá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành, trong năm 2008 Công ty đã tập trung thu nợ các khoản nợ có thời hạn thanh toán dài và đã thực hiện hoàn nhập dự
phòng rủi ro khó đòi (do đã thu được khoản nợ trích dự phòng) với tổng số tiền: 11.953 triệu đồng.
Hàng tồn kho: Nhìn chung, hàng tồn kho thường chiếm khoảng 10 - 30% /tổng tài sản. Tại thời điểm 31/12/2008, hàng tồn kho của Công ty bao gồm: Nhựa đường (73.572 triệu đồng), bao bì nắp niêm các loại (2.663 triệu đồng), còn lại là phụ gia, vật tư kỹ thuật, vật tư sản xuất,…Hàng tồn kho của Công ty luân chuyển khá tốt nên có thể đánh giá chất lượng hàng tồn kho của Công ty tương đối tốt, cụ thể :
Bảng 9: Hàng tồn kho tại TCT
ĐVT: triệu đồng
STT Tên hàng Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn 31/12/2008
1 Nhựa đường đặc 60/70 – rời 1.576.617 1.583.300 43.473
2 Nhựa đường đặc 60/70 - phuy 429.267 398.405 29.704
3 Nhựa đường lỏng MC70 - rời 7.585 7.424 175
… …….
(Nguồn: Tổng Công ty TNHH nhựa đường Petrolime)
Bảng 10: Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu tài chính năm 2007, 2008,2009
Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,27 1,14 1,18 2. Khả năng thanh toán nhanh 0,89 0,56 0,62 3. Khả năng thanh toán tức thời 0,22 0,08 0,096
Chỉ tiêu hoạt động
4. Vòng quay vốn lưu động 2,96 2,52 2,62 5. Vòng quay hàng tồn kho 11,51 11,20 11,31 6. Vòng quay các khoản phải thu 4,70 5,96 6,02 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 46,10 39,98 41,28 8. Doanh thu thuần / Tổng tài sản 2,78 1,77 1,98
Chỉ tiêu cân nợ
9. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 0,72 0,83 0,79
10. Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,00 0,00 0,00
11.Hệ số TSCĐ / Vốn CSH 0,25 0,32 0,29
Chỉ tiêu thu nhập
12. TN trước thuế/Doanh thu thuần 3,44% 1,85% 2,06% 13. TN trước thuế/Tổng TS 8,24% 2,79% 3,09% 14. TN trước thuế/Vốn CSH 35,05% 19,76% 20,32%
(Nguồn: Tổng Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex)
- Các chỉ số về khả năng thanh toán: hệ số khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo, Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, có thể nói các hệ số này ở mức khá an toàn cho Công ty.
- Các chỉ tiêu hoạt động: Mặc dù cuối 2008 Công ty có một lượng hàng tồn kho lớn chuẩn bị giao vào đầu năm 2009, song các chỉ số về vòng quay tài sản của Công ty vẫn ở mức cao. Theo tính toán, trung bình 4,8 tháng vốn lưu động quay 1 vòng; 1 tháng hàng tồn kho quay được 1 vòng; 2 tháng khoản phải thu quay được 1 vòng. Các chỉ số này thể hiện công tác quản lý tài sản ngắn hạn của Doanh nghiệp được thực hiện rất tốt. Các chỉ số Hiệu suất sử dụng TSCĐ, Doanh thu thuần/tổng tài sản trong kỳ cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.
- Các chỉ tiêu cân nợ của Công ty là khá tốt, nguồn vốn của Công ty được sử dụng hợp lý, đúng mục đích góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các chỉ tiêu thu nhập: nhìn chung các chỉ tiêu này được xem là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Tuy nhiên, các chỉ số này giảm so với năm 2007, nguyên nhân: lợi nhuận năm 2008 giảm 6.786 triệu đồng so với năm 2007. Tóm lại, Tình hình tài chính của Công ty khá tốt, mặc dù nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế có nhiều biến động theo chiều hướng không tốt nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả.
Nhận xét: Công việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty đa phần dựa trên các báo cáo của công ty gửi đến cho Ngân hàng, chính vì vậy việc thẩm định nội dung này cũng khá phức tạp, tuy nhiên dự án xin vay vốn của Công ty tại CN SGD1 đã có báo cáo của kiểm toán. Vì vậy việc thẩm định khả năng tài chính với những yêu cầu trên đã được tiến hành tương đối hiệu quả.
c2. Phân tích doanh thu, chi phí:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2006, 2007 và năm 2008 được tóm tắt như bảng "Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT qua các năm 2006, 2007 và năm 2008" (xem phụ lục 2).
Doanh thu của Công ty tăng mạnh qua các năm, năm 2006 là 442.150 triệu đồng, năm 2007 là 728.523 triệu đồng – tăng 65% so với năm 2006; doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng không được cao như năm trước (chỉ tăng 28% so với năm trước), nguyên nhân: thị phần của Công ty bị
chia sẻ do trong năm 2008 một số nhà cung cấp hoàn thành việc đầu tư kho bể với sức chứa lớn và bắt đầu tham gia thị trường (kho nhựa đường của Shell tại cảng Đình Vũ - Hải Phòng, Kho nhựa đường của Caltex tại Nhà Bè,…), một nguyên nhân quan trọng nữa là trong năm 2008 giá của sản phẩm nhựa đường biến động mạnh (cụ thể là từ tháng 08 trở về trước giá nhựa đường tăng mạnh), đã tạo sức ép rất lớn đối với các chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công và kết quả là hàng loạt các công trình xây dựng phải tạm ngừng thi công để chờ các quyết định của cơ quan chức năng, đã ảnh hưởng đến kết quả doanh thu của Công ty.
Giá vốn hàng bán: Tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu dao động từ 85 – 89%, cụ thể: tỷ trọng năm 2006 là 86%/doanh thu, 2007 là 85%/doanh thu và 2008 là 89%/doanh thu. Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nhựa đường, chi phí bảo quản, tồn chế, vận chuyển (nằm ngoài chi phí giá vốn) là khá lớn, do đó cơ cấu Giá vốn: Doanh thu bằng 87 % vẫn còn ở mức cao. Đây là nguyên nhân làm cho tỷ trọng Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu của Công ty trung bình chỉ đạt khoảng 2,33%.
Chi phí bán hàng của Doanh nghiệp bao gồm các chi phí tồn trữ, lưu kho, pha chế, đóng thùng, vận chuyển và các chi phí khác có liên quan. Do đặc trưng của sản phẩm nhựa đường nóng là phải luôn được đốt nóng chảy nhờ các thiết bị gia nhiệt và được lưu trữ trong các bồn chứa chuyên dụng, vì vậy Chi phí bán hàng của Doanh nghiệp tương đối cao. Nhìn chung, khoản mục chi phí bán hàng không biến động lớn, chiếm tỷ trọng ổn định trong khoảng 5 - 8% tổng doanh thu.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí trả lương cho nhân viên và các chi phí chung được phân bổ. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng biến động không nhiều, duy trì ở mức 1 – 3% tổng doanh thu. Đây là mức chi phí không phải là cao, chứng tỏ DN thực hiện giảm thiểu chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu trung bình đạt khoảng 2,33% là chưa cao. Đây là kết quả của việc DN chịu ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế bị biến động, trong năm 2008 chi phí lãi vay của Công ty tăng đột biến, tăng 8.629 triệu đồng (tương đương tăng 112%) so với năm 2007, đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, tình hình tài chính của Công ty tương đối tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả và tăng trưởng ổn định qua các năm.