- Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư:
Hiện nay tín dụng đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa mấy phát triển, và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều yếu kém trong khâu lập dự án. Mặc dù, khi lập dự án, các doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty tư vấn, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam các công tu tư vấn đầu tư vẫn còn rất hạn chế. Do đó vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư là rất cần thiết. Vai trò tư vấn của ngân hàng được thể hiện ở chỗ:
+ Giúp chủ đầu tư xây dựng một dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm gì, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm đó, các phương án kĩ thuật ra sao, nhập các thiết bị công nghệ, tính toán nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất như thế nào…
+ Giúp đỡ chủ đầu tư tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận sẽ diễn ra trong tương lai, đồng thời có cảnh báo đối với chủ đầu tư về những rủi ro mà dự án có thể gặp phải thông qua những phương pháp và những công cụ dự báo rủi ro của dự án để chủ đầu tư đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
- Rút ngắn thời gian xét duyệt :
Hiện nay, ở CN SGD1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển, để giải quyết xong một bộ hồ sơ thẩm định là còn tương đối dài. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của các doanh nghiệp. Thời gian xét duyệt lâu sẽ làm cho chủ đầu tư mất thêm nhiều chi phí, và làm giảm lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đồng thời có thể làm phát sinh thêm nhiều vấn đề.
Đối với một ngân hàng thương mại hàng đầu như CN SGD1 Ngân hàng ĐT&PTVN thì thời gian giải quyết một món vay phải được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Cần giảm bớt các khâu trung gian rườm rà không cần thiết làm chậm tiến độ công việc .
Ngân hàng nên tăng cường công tác thẩm định để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt. Thời gian xét duyệt càng lâu thì càng ảnh hưởng đến dự án.
Đối với các doanh nghiệp cần vốn gấp, thì việc có vốn sớm ngày nào là doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí và tăng thêm lợi nhuận. Vì thế, công tác thẩm định phải được thực hiện thuần thục và chính xác nhằm giảm thiểu thời gian thẩm định .
Hiện nay, để thực hiện xong một món vay, cán bộ thẩm định nên cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian sớm nhất trong thời gian có thể. Cán bộ có liên quan nên tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định như phê duyệt, trình ký… nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt. Đồng thời, nội dung thẩm định cần được rút bớt những khâu không cần thiết nhằm tạo điều kiện nhanh chóng trong công tác thẩm định.
Tóm lại, ngân hàng nên tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án song song với các công tác khác để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt, thời gian thẩm định tài chính dự án nhằm sớm đem vốn đến với các doanh nghiệp.
- Đổi mới cơ chế quản lý :
Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Trong phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Khi phân công công việc cho cán bộ thẩm định, chi nhánh cũng cần gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án. Chi nhánh cũng cần có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với công tác thẩm định nhằm tránh những sai sót và nhất là ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai của các cán bộ thẩm định, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Ngân hàng cần cử các cán bộ ưu tú, có chất lượng đi đào tạo ở những nước phát triển nhằm học hỏi những chính sách, cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả. Từ đó có thể phát triển ngân hàng ngày càng lớn mạnh hơn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Ngân hàng cần phải tổ chức các buổi hội thảo, bàn luận các vấn đề có liên quan tới công tác thẩm định, trưng cầu ý kiến của các cán bộ khác nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Đồng thời , các cán bộ có thể giúp đỡ nhau trong chuyên môn, tạo điều kiện để hoàn thành tốt công việc.
- Số lượng cán bộ thẩm định hợp lý, lành nghề :
Ngân hàng hiện chưa có một đội ngũ cán bộ lành nghề chuyên sâu vào công việc. Do chưa quan tâm đúng mực đến công tác thẩm định nên số lượng cán bộ thẩm định còn tương đối ít. Cán bộ thẩm định phải làm hầu hết các món vay cần thẩm định. Do các doanh nghiệp kinh doanh là không giống nhau, nên tình hình tài chính, hàng hoá, tổ chức cũng như tài sản đảm bảo… là không giống nhau. Chính vì thế mà không phải lúc nào cán bộ thẩm định cũng có thể am hiểu hết tất cả các vấn đề xã hội. Do đó, ngân hàng phải tăng cường số lượng cũng như chất lượng cán bộ thẩm định. Phân chia công tác thẩm định chi tiết và rõ ràng theo từng ngành. Ngân hàng nên có một phòng riêng về công tác thẩm đinh. Có như thế, công việc mới chuyên sâu, chính xác, đảm bảo chất lượng công việc và yêu cầu của khách hàng.