trong thời gian tới.
1. Cơ hội
Sự toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá, kỹ thuật đem lại những thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh. Khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, sự hợp nhất của các khối liên minh trong khu vực như ASEAN, APEC..., hơn nữa khi Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn với du khách khi tình hình chính trị ổn định; có vẻ đẹp hùng vĩ, tự nhiên của biển, của rừng núi mà tạo hoá ban tặng; con người ôn hòa, cởi mở, thân thiện; cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện và hiện đại; có nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn cao cấp phục vụ cho các khách hàng là thương nhân, ngoại giao...
2. Thách thức
- Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước và quốc tế khi phải đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm giành giật thị trường và khách hàng.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến thất nghiệp, nợ nên dẫn đến việc hạn chế nhu cầu đi du lịch.
- Những bệnh dịch mang tính chất nguy hiểm kìm chế sự phát triển của ngành du lịch: SARS, H1N1, H5N1 ...
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra những thảm hoạ thiên nhiên như bụi núi lửa, ô nhiễm môi trường, bão lụt, động đất, phun trào núi lửa...
- Ý thức của người dân về văn hoá, văn minh du lịch khi khách khai thác một cách triệt để, manh mún các dịch vụ khiến du khách đến Việt Nam không còn muốn quay lại lần tiếp theo.
- Sự công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, văn minh đô thị làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, cổ kính của khu phố, làng mạc, những làng nghề
truyền thống dần mất đi, nhường chỗ cho các khu công nghiệp, toà cao ốc, xí nghiệp. Sự trùng tu một cách thái quá các di tích lịch sử, hoặc kinh phí trùng tu không đủ... Tất cả đã làm mất đi sự khác biệt của du lịch Việt Nam với du lịch của các nước khác, khi du khách thế giới muốn tìm đến Việt Nam để cảm nghiệm sự khác biệt này.