III. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh
1. Nhân tố bên trong
+ Vốn : kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rất cao, có khi để phục vụ
cho một mùa du lịch (thường từ 4 - 5 tháng) chi nhánh phải tập trung toàn bộ vốn kinh doanh của mình để đưa vào hoạt động. Chính vì thế nếu chi nhánh mà có vốn lớn sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu của các khách hàng hơn và có thể trang trải được các chi phí , qua đó việc triển khai công việc cũng được dễ dàng hơn và mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn .Về cơ cấu vốn của công ty vẫn còn eo hẹp cho nên nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến những quyết định mở rộng thị trường du lịch của chi nhánh.
+ Nhân lực : đối với bất kỳ mọi hoạt động kinh tế, con người luôn luôn
đóng một vai trò quyết định. Vấn đề nhân sự trong chi nhánh không những phải giỏi về trình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội…mà họ còn phải được sắp xếp tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học và được tổ chức một cách chắc chắn có như vậy họ mới đảm đương được yêu cầu công việc. Hiệu quả kinh doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo giỏi thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không doanh nghiệp khó lòng có được kết quả mong muốn.
Thực trạng nhân lực của công ty qua 5 năm hiện không có nhiều thay đổi, nếu có thì cũng chỉ thay đổi ở đội ngũ hướng dẫn viên du lịch do việc tăng chuyến tour.Về ban lãnh đạo của công ty vẫn cần có sự điều chỉnh khi mà chỉ có 1 Giám đốc kiêm quản lý và điều hành nên nhiều lúc vẫn không thể bao quát được hết công việc điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng kinh
doanh của chi nhánh.
+ Phương tiện , khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học: cũng đóng
một vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin sẽ được khách hàng tiếp cận một cách nhanh nhất với chi nhánh, khách hàng có điều kiện tìm hiểu về chi nhánh, về thị trường du lịch của chi nhánh, cũng như các loại hình du lịch mà chi nhánh đang phục vụ để từ đó có quyết định xem là có trọn chi nhánh là đối tượng phục vụ nhu cầu du lịch cho mình hay không?.. Về phần mình ,chi nhánh cũng có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị trường du lịch quốc tế và trong nước để từ đó có những điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp.Chi nhánh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp nhận những đổi mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ cho nên việc tìm hiểu các thị trường mới hay tìm kiếm thêm các khách hàng mới vẫn còn đôi chút khó khăn.
+ Kinh nghiệm kinh doanh: Một nhân tố cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, sự liên hệ với các thành phần hoạt động trong lĩnh vực du lịch hay các nhà quản lý.. đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của chi nhánh, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường . Mức độ đem lại hiệu quả kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này bởi lẽ du lịch liên quan đến cả người bản địa và người nước ngoài vì thế nó sẽ chịu sự chi phối của nhiều tổ chức quản lý trong nước và ngoài nước. Ví dụ như Tổng cục Hải quan, Bộ Ngoại giao, Phòng quản lý xuất nhập cảnh…
Sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thêm thị trường đã khiến cho chi nhánh gặp phải rất nhiều khó khăn. Kinh nghiệm kinh doanh là điều mà chi nhánh cần phải tích lũy được trong những thời điểm khó khăn nhất để có thể tồn tại và phát triển được.
+ Ảnh hưởng của môi trường luật pháp:
Một quốc gia có hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổi thì đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào, để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất là điều rất khó khăn. Đối với ngành du lịch, luật hay pháp lệnh về du lịch không có hay không hoàn thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch. Các công ty sẽ tự do cạnh tranh về giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịch sao cho đạt được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường..
Nói một cách khái quát pháp luật sẽ quy định những lĩnh vực , những hình thức, những vùng mà doanh nghiệp được phép hay không được phép khai thác. Mỗi một quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động du lịch quốc tế của mình như Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thuế…Giữa các nước thường ký kết các hiệp định hợp tác du lịch, hiệp định hợp tác trao đổi khách du lịch…Ví dụ như hiệp định hợp tác du lịch được ký kết giữa Việt Nam với Pháp, Mỹ , Singapo, Nhật Bản…tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh.
Môi trường luật pháp không chỉ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chi nhánh Vungtau Intourco Hanoi cũng không nằm ngoài quy luật ấy nhưng do đã tạo được mối quan hệ khá tốt từ trước với các đại sứ quán nên công việc kinh doanh của chi nhánh cũng được tạo thuận lợi rất nhiều.
+ Ảnh hưởng từ môi trường chính trị:
Môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt động du lịch như môi trường luật pháp song nó lại có tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi hay đến của từng quốc gia. Khách du
lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên và thưởng thức cái hay cái đẹp của nước du lịch mà họ còn đòi hỏi được đảm bảo về tính mạng của bản thân mình
Sự ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ: thể chế quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không , Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnh đạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không…
Trong điều kiện hoàn cảnh đó, cả du khách lẫn chi nhánh cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể mà có sự lựa chọn địa điểm để tổ chức tour giải trí hay địa điểm kinh doanh của mình cho phù hợp. Khi đó cung cầu của thị trường này phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của khách du lịch.
+ Ảnh hưởng của môi trường văn hóa-xã hội:
Văn hóa là giá trị tinh thần của mỗi dân tộc, văn hóa xã hội ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người và là đặc trưng của mỗi dân tộc.Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch. Đây cũng chính là nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh khi quyết định lựa chọn thị trường du lịch.
Đặc trưng của văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ.Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức, học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó.Nếu một quốc gia có nền văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng sẽ thu hút được rất nhiều du khách.
Về phía chi nhánh, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực nhất định cũng sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
+ Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế:
tác động tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ của chi nhánh. Nếu chi nhánh đưa ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao( do đó giá cả cũng sẽ không thấp) sẽ đòi hỏi khách hàng phải có khả năng thanh toán mới có thể tiêu dùng được. Nếu như du khách không đảm bảo khả năng tài chính thì du khách sẽ không đi du lịch nữa và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh lại trở thành vấn đề quan tâm. Năm 1998 đánh dấu một sự kiện trong du lịch bằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, khách du lịch Châu Á đi du lịch giảm hẳn và làm cho lượng khách tới các nước Đông Nam Á cũng giảm. Chỉ riêng Việt Nam khách quốc tế giảm 100.000 lượt khách so với 1,7 triệu lượt khách năm 1997.
+ Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu:
Điều kiện thiên nhiên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của chi nhánh. Nếu một quốc gia có một điều kiện tự nhiên về khí hậu ổn định, thời tiết dễ chịu thì công việc kinh doanh du lịch sẽ gặp nhiều thuận lợi . Ngược lại một quốc gia mà tình hình điều kiện thiên nhiên không ổn định, thường xuyên xảy ra động đất , sóng thần hay lũ lụt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của du khách. Qua đó ta thấy được tầm ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu tới hoạt động du lịch, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của các công ty du lịch ở cả trên đất nước đó và cả các công ty nước ngoài định tổ chức du lịch tại đó.
Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của chi nhánh , nóng quá hoặc lạnh quá đều ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên với khách hàng làm cho khách hàng cảm thấy không thoải mái khi sử dụng dịch vụ của chi nhánh.
+ Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của công ty:
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh du lịch nội địa và kinh đoanh du lịch quốc tế là ở chỗ du lịch quốc tế thường có khoảng cách địa lý xa hơn,
phục vụ một lượng khách đa dạng hơn, mang nhiều quốc tịch hơn. Điều đó làm cho chi nhánh khi điều hành lượng khách du lịch quốc tế luôn gặp khó khăn hơn do chi phí nhiều hơn cho hoạt động, do phải cạnh tranh với nhiều hãng du lịch lớn và có uy tín.
Du lịch vốn là ngành thu lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn lớn nên cũng có rất nhiều nhà cạnh tranh, vì vậy thị trường khách du lịch cũng là một vấn đề rất được quan tâm của chi nhánh. Như vậy ta thấy rằng để đánh giá được khả năng cạnh tranh chi nhánh phải nắm bắt được khả năng nội tại của chính mình. Những mối đe dọa, những thách thức để chi nhánh có thể tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ, tạo cơ hội để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Việc một số hãng du lịch trong thời gian gần đây nổi lên đã làm thu hẹp thị trường của chi nhánh cho nên chi nhánh đã phải có những điều chỉnh hợp lý trong các chiến lược kinh doanh của mình để thu hút được thêm các lượng khách du lịch.