Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành tại Vungtau Intourco Ha no

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing dịch vụ du lịch của chi nhánh công ty dịch vụ du lịch quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu - Hà Nội. (Trang 26)

II. Thực trạng hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Vungtau Intourco Hano

2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành tại Vungtau Intourco Ha no

Ưu điểm

- Công ty đã chú trọng đến nguồn khách hàng tiềm năng tại một số thị trường khách quốc tế đến (Inbound) mà các công ty khác trên thị trường như các khách đến từ các quốc tịch Đông Âu: Nga, Ukraina, Berlarut…, khách Nam phi…

- Bên cạnh việc tổ chức các tour du lịch thuần tuý, Vungtau Intourco Hanoi đã tổ chức thành công các sự kiện quốc tế như: Lễ hội nhảy dù Nghệ thuật Quốc tế - Skydive Bugi 2008 với hơn 100 vận động viên của Hiệp hội nhảy dù Quốc tế từ hơn 15 quốc gia trên thế giới đến tham dự trong tháng 3 năm 2008. Qua sự kiện này, Vungtau Intourco tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của Hiệp hội Đua xuồng Thế giới, để tổ chức cuộc đua thuyền trên sông Mekong vào tháng 9 năm 2009 với gần 100 vận động viên quốc tế. Ngoài ra, công ty cũng đón các đoàn khách đi du lịch bằng xe ôtô caravan vòng quanh thế giới đến từ Công hoà Liên Bang Đức.

- Với những thành công trước mắt, Vungtau Intourco Hanoi dần dần tạo nên uy tín cũng như thương hiệu của mình với du khách nói chung và các đối tác nước ngoài đã hợp tác lâu dài.

Hạn chế

- Vungtau Intourco Hanoi cũng gặp phải nhiều khó khăn khách quan trong kinh doanh khi đối mặt với những khủng hoảng về kinh tế và tài chính toàn cầu trong những năm vừa qua. Sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty du lịch trong và ngoài nước nhằm dành giật thị trường và khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công ty. Tình hình tài chính của người dân trên toàn thế giới năm qua bị hạn hẹp do mất việc làm, không có thu nhập…. nên họ phải thắt lưng buộc bụng đợi qua cơn khủng hoảng rồi mói dám nghĩ đến việc đi du

lịch hoặc có đi du lịch nhưng sẽ hạn chế chi tiêu, hoặc đi ngắn ngày hơn dự định.

- Bên cạnh đó, việc biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra nhiều thiên tai: bụi núi lửa, lụt lội, hạn hán, bệnh dịch; khủng bố; đình công….khiến cho du khách đã phải huỷ tour gấp mặc dù đã đăng ký trước đó nhiều tháng.

- Ngoài ra, Vungtau Intourco Hanoi cũng có nguyên nhân chủ quan do khai thác một số thị trường chưa hiệu quả, chưa đánh đúng tâm lý du khách tại một số Châu lục.

- Vấn đề quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của công ty cũng gặp khó khăn do tình hình tài chính của Công ty hạn hẹp: chưa đầu tư đủ mạnh đến một số thị trường tiềm năng; chưa khai thác triệt để thị trường truyền thống.

Vungtau Intourco Hanoi đã luôn nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xuất khẩu sản phẩm du lịch trong nước thu được nhiều ngoại tệ, đem lại hiệu quả kinh doanh cao, làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế trong nước nên công ty đã luôn đổi mới trong phương thức hoạt động kinh doanh để tìm ra nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty đã luôn cố gắng tạo niềm tin và hình ảnh thương hiệu của công ty tới khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, phù hợp với thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Việc nghiên cứu kỹ và khảo sát thị trường, nhằm tạo thế cạnh tranh với các công ty du lịch khác về giá, song vẫn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu là rẩt quan trọng. Doanh thu, lợi nhuận là minh chứng cho sự nỗ lực của ban Giám Đốc, toàn thể nhân viên trong công ty khi mà đã có không ít khó khăn về tài chính và những điều kiện khách quan khác: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, thiên tai, bệnh dịch...

Như chúng ta đã biết, marketing sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất trọng sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Để du khách trên toàn thế giới biết đến các sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng sản phẩm và đầu tư vào việc quảng bá, marketing giới thiệu sản phẩm một cách có bài bản thì mới đem lại hiệu quả cao.

3.1. Phòng marketing và chăm sóc khách hàng

Phòng marketing và chăm sóc khách hàng gồm 6 nhân viên cơ hữu và một số là cộng tác viên tùy theo công việc và thời điểm. Với bộ phận marketing, vì tính chất công việc công ty đã ưu tiên tuyển chọn các nhân viên nam để thuận tiện cho các chuyến công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường và khách hàng. Với bộ phận chăm sóc khách hàng, cần sự khéo léo, linh hoạt, nhanh nhẹn, công ty đã ưu tiên tuyển chọn các nhân viên nữ. Các nhân viên ở phòng marketing đều có trình độ Đại học, và biết ít nhất một ngoại ngữ. Để công việc được trôi chảy, không chồng chéo, công ty đã chia thị trường thành các phân đoạn thị trường, phân loại nhỏ các mảng thị trường như: thị trường nội địa; thị trường quốc tế; thị trường khách lẻ và phân chia công việc cho từng người phụ trách cụ thể

- Thị trường khách Nội địa: Đối với khách du lịch đi trong nước, trọng tâm mùa du lịch nội địa là từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm. Do đó, để triển khai làm thị trường và marketing quảng bá chương trình du lịch được bắt đầu từ tháng 02 đến hết tháng 04 hàng năm. Trong năm, mảng du lịch lễ hội cũng được diễn ra vào dịp sau Tết Nguyên Đán hàng năm và kéo dài trong 3 tháng tiếp theo.

- Thị trường khách Quốc tế đi (Outbound): Với thị trường này, chương trình được khởi hành quanh năm và bốn mùa. Thông thường, khi triển khai quảng bá marketing, công ty kết hợp xúc tiến chào bán các sản phẩm tour Nội địa gắn liền với Quốc tế đi (Outbound). Vì thị trường khách của cả hai mảng này đều là khách du lịch Việt nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại

Việt nam có nhu cầu đi du lịch trong nước và nước ngoài. Các thị trường đi Outbound mục tiêu là: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc-Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Đức-Pháp-Bỉ-Hà Lan-Thuỵ Sỹ-Ý-Áo…

- Thị trường khách Quốc tế đến (Inbound): Với thị trường này, các chương trình được lên kế hoạch đón khách từ tháng 9 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Để xúc tiến marketing chào bán sản phẩm cho du khách nước ngoài, công ty phải tiến hành và triển khai liên tục quanh năm và nhiều năm. Các thị trường Inbound mà công ty đang khai thác mạnh: khách từ Ý, khách Pháp, khách Nam Phi, khách từ các quốc gia Đông Âu (Liên bang Nga) ….

3.2. Kinh phí đầu tư cho hoạt động marketing.

Công ty quyết định đầu tư một khoản chi phí cố định cho việc marketing sản phẩm dịch vụ du lịch hàng năm của công ty tới khách hàng là 1 tỷ đồng. Marketing trong du lịch chính là marketing dịch vụ, và phải có một điểm chung là phải “ biến cái vô hình thành sản phẩm hữu hình”. Những công cụ quảng cáo về thương hiệu công ty, sản phẩm và chất lượng của công ty như: trên diễn đàn internet, sách, đài, báo, truyền hình, tạp chí trong nước và quốc tế, ..mà công ty phải trả phí hàng tháng, hàng quý, hàng năm là những trợ thủ đắc lực trong các chiến lược marketing.

Một phần của tài liệu Một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing dịch vụ du lịch của chi nhánh công ty dịch vụ du lịch quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu - Hà Nội. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w