Hạn chế và nguyên nhân tại SeABank

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 69)

2008 (%) Giá trị So vớ

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân tại SeABank

3.3.2.1. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, SeABank vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng.

+ Tuy tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp nhưng tỷ lệ nợ này có xu hướng tăng vào cuối Quý II/2011, đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao.

+ SeABank đã ban hành chính sách tín dụng, các quy trình tín dụng, quy trình sản phẩm cho vay cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBTD và lãnh đạo Chi nhánh chưa tuân thủ quy trình, quy chế của SeABank.

+ SeABank thực hiện mục tiêu quản lý tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng, SeABank đã xây dựng phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, phòng vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả vì một phần do lực lượng nhân sự mỏng, cộng với đa số nhân viên kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng lại chưa có kinh nghiệm thực tế làm tín dụng.

+ Việc kiểm tra sau cho vay đối với các khách hàng tại SeABank trong thời gian qua thường mang tính chất hình thức, sơ sài… đồng thời việc quản lý dòng tiền của khách hàng vay vốn vẫn chưa được chặt chẽ và bám sát.

+ SeABank đã có hệ thống xếp hạng nội bộ, hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định tài chính của khách hàng, song đã quá lạc hậu so với hiện tại, dẫn đến việc thẩm định và chấm điểm khách hàng chưa được chính xác.

+ SeABank vẫn chưa có bộ phận phân tích nền kinh tế vị mô để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh của ngân hàng tại từng thời kỳ nhất định.

+ SeABank có lực lượng nhân sự hung hậu và tuổi đời trung bình rất trẻ khoảng 2,3 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, lực lượng nhân sự này chưa được phát triển đồng bộ, thiếu cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có kinh nghiệm. Đặc biệt có một số CBTD kém về đạo đức cố tình làm sai gây rủi ro cho ngân hàng như:

 Làm hồ sơ giả mạo cho khách hàng vay vốn.

 Yếu kém về trình độ, phân tích tài chính khách hàng sai thực tế.

 Cho vay vốn sai mục đích.

 Kiểm tra sau cho vay phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và kinh doanh không hiệu quả, tuy nhiên không báo cáo lãnh đạo kịp thời, dẫn đến rủi ro tín dụng.

 Định giá tài sản đảm bảo quấ cao so với thực tế…

Với rất nhiều nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công tác tín dụng tại SeABank trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ. Bên cạnh những kết quả đạt được, SeABank còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đòi hỏi SeABank cần sớm có các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w