Cơ cấu cho vay tại SeABank đối với DNN

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 53)

7. Tất toán Hợp đồng tín dụng

3.2.1.3. Cơ cấu cho vay tại SeABank đối với DNN

Hiện tại, hoạt động tín dụng tại SeABank được chia làm 2 mảng riêng biệt đó là: Tín dụng khách hàng cá nhân do Khối Tín dụng cá nhân quản lý và Tín dụng Doanh nghiệp do Khối Tín dụng Doanh nghiệp quản lý. Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại SeABank, chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu dư nợ cho vay và chất lượng tín dụng tại SeABank giai đoạn 2007-2010 ta có biểu 3.3 sau:

Biểu 3.3 – Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV tại SeABank giai đoạn 2007 - 2010

Biểu 3.3 trên được thể hiện bởi bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3 – Phân chia dư nợ cho vay tại SeABank qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 Tăng trưởng

2008/2007(%) 31/12/2009 Tăng Tăng trưởng 2009/2008 (%) 31/12/2010 Tăng trưởng 2010/2009 (%)

Dư nợ cho vay DNNVV 2,052.46 5,062.74 146.67 5,648.91 11.58 7,226.54 27.93

Cho vay DN lớn+hộ cá thể 2,953.54 8,260.26 179.67 7,337.09 -11.18 8,586.46 17.03

Dư nợ tín dụng 5,006.00 13,323.00 166.14 12,986.00 -2.53 15,813.00 21.77

Qua biểu 3.3 và bảng 3.3 trên cho ta thấy:

 Tổng dư nợ Tín dụng năm 2008, tăng trưởng mạnh vượt bậc, tăng 166,14% so với năm 2007. Nếu như năm 2008 là năm bùng nổ hoạt động tín dụng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự hâm nóng đến đỉnh điểm và khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam thì năm 2009, ngành Ngân hàng Việt Nam đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, cũng như gánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền. Kết quả là, hàng hóa giảm giá, chi phí tăng cao… và dẫn đến nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, tình trạng khan hiến tiền đồng và thắt chặt tín dụng khiến hoạt động Tín dụng đóng băng và gần như không phát triển được. Dư nợ năm 2009 của SeABank giảm 2,53% so với với năm 2008. Năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục, nền kinh tế Việt Nam cũng dần được phát triển trở lại, thị trường tài chính Ngân hàng dần được ổn định, dư nợ tín dụng tăng 21,77% so với năm 2009.

 Xét về tình hình cho vay tại SeABank đối với DNNVV cho thấy, doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này tăng qua các năm: doanh số cho vay năm 2008 tăng 146,67% so với năm 2007, doanh số cho vay năm 2009 tăng 11,58% so với năm 2008 và doanh số cho vay năm 2010 tăng 27,93% so với năm 2009.

 Về doanh số cho vay đối với các DNNVV trong tổng doanh số cho vay tại SeABank qua các năm như sau:

•Năm 2007, doanh số cho vay DNNVV chiếm 41,00% tổng doanh số cho vay.

•Năm 2008, doanh số cho vay DNNVV chiếm 38,01% tổng doanh số cho vay.

•Năm 2009, doanh số cho vay DNNVV chiếm 43,50% tổng doanh số cho vay.

•Năm 2010, doanh số cho vay DNNVV chiếm 45,70% tổng doanh số cho vay. Có thể thấy trong những năm qua khi xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế từng bước hội nhập quốc tế, cho thấy các DNNVV tại Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả và ý thức được hoạt động SXKD theo đúng luật. Có thể thấy tỷ lệ cho vay DNNVV tại SeABank ngày càng tăng về số lượng DN và về tổng dư nợ. Điều này một phần minh chứng các DNNVV đang hoạt động khá hiệu quả và ngày càng

ý thức được vai trò của Ngân hàng đối với DN.

3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SeABank đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w