Nợ quá hạn tại SeABank

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 56)

7. Tất toán Hợp đồng tín dụng

3.2.2.1. Nợ quá hạn tại SeABank

Xác định việc tăng trưởng phải luôn gắn liền với chất lượng và tín dụng theo nguyên tắc “bảo thủ” nên trong những năm qua bên cạnh việc khuyến khích tăng trưởng dư nợ tín dụng nói chung và dư nợ tín dụng đối với DNNVV nói riêng, SeABank cũng rất quan tâm đến hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng đối với DNNVV. SeABank đã tích cực trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. SeABank cũng từng bước hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng đối với DNNVV, thành lập các phòng ban chuyên trách xử lý nợ quá hạn, tiến hành các biện pháp thu nợ, xử lý nợ kịp thời nên tỷ lệ nợ xấu luôn được giữ ở mức an toàn và thấp hơn so với tỷ lệ do NHNN quy định.

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà SeABank cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Và khi món vay xảy ra tình trạng quá hạn, khách hàng không thể trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn… khi đó được gọi là rủi ro tín dụng đã xảy ra đối với món vay. Để thấy rõ chi tiết rủi ro tín dụng đã xảy ra tại SeABank trong thời gian qua thông qua diễn biến của các chỉ tiêu nhóm nợ và phân loại nợ dưới đây.

Bảng 3.4 – Phân chia nhóm nợ tại SeABank qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) So với 2009 Giá trị Tỷ lệ (%) So với 2010 Tổng dư nợ 12,986.00 100.00 15,809.77 100.00 2,823.77 18,676.52 100.00 2,866.75 Nợ nhóm 1 12,340.60 95.03 15,348.66 97.08 3,008.06 18,081.92 96.82 2,733.26 Nợ nhóm 2 202.58 1.56 203.73 1.29 1.14 336.81 1.80 133.08 Nợ nhóm 3 190.89 1.47 40.82 0.26 (150.07) 57.06 0.31 16.24 Nợ nhóm 4 106.49 0.82 67.92 0.43 (38.56) 53.18 0.28 (14.75) Nợ nhóm 5 145.44 1.12 148.64 0.94 3.20 147.55 0.79 (1.09)

Qua bảng 3.4 - Phân chia nhóm nợ tại SeABank qua các năm có thể thấy: SeABank đã tăng trưởng đáng kể về tổng dư nợ năm 2010 tăng 2.824 tỷ đồng, có thể nói năm 2010 là năm rất khó khăn để phát triển tín dụng do nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, đồng thời hệ thống các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt vói tình trạng khan hiếm tiền đồng và lãi suất cho vay liên tục ở mức cao. Tuy vậy, nhưng SeABank đã có bước phát triển tín dụng khá khả quan. Đặc biệt ngoài việc phát triển tín dụng SeABank đã giảm được đáng kể tỷ lệ nợ các nhóm, từ nhóm 2 đến nhóm 5, điều này cho thấy mặc dù trong thời kỳ kinh tế khó khăn, rủi ro tín dụng tại các ngân hàng luôn ở mức cao, nhưng SeABank đã có những chính sách tín dụng hết sức hiệu quả, vừa phát triển được dư nợ tín dụng, đồng thời có những biện pháp để hạn chế NQH một cách hiệu quả.

Có thể nói, sang năm 2011 là năm tín dụng được mở rộng, doanh số cho vay của SeABank 6 tháng đầu năm tăng 2.733 tỷ đồng, mặc dù tỷ lệ nợ nhóm 2 và 3 tăng so với thời điểm cuối năm 2009, song tỷ lệ nợ nhóm 4 và 5 đã giảm đáng kể. Để có được kết quả này, ngoài việc lựa chọn khách hàng mục tiêu có tiềm lực tài chính tôt, SeABank còn rất chú trọng đến công tác kiểm soát rủi ro và thu hồi các khoản nợ xấu.

Để có thể thấy rõ hơn diễn biến tăng giảm các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 tại SeABank trong 3 năm gần đây, ta theo dõi biểu 3.4 và bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tại SeABank qua các năm

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011 Nợ nhóm 2 1.56 1.29 1.80 Nợ nhóm 3 1.47 0.26 0.31 Nợ nhóm 4 0.82 0.43 0.28 Nợ nhóm 5 1.12 0.94 0.79

(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp 2009, 2010 và 06 tháng đầu năm 2011 Phòng Tổng hợp - SeABank).

Bảng 3.5 trên được thể hiện qua biểu 3.4 sau:

Biểu 3.4– Diễn biến tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tại SeABank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp 2009, 2010 và 06 tháng đầu năm 2011

Phòng Tổng hợp - SeABank).

Qua biểu 3.4 và bảng 3.5 cho ta thấy, tỷ lệ nợ nhóm 2 tại thời điểm cuối năm 2010 có xu hướng giảm so với thời điểm cuối năm 2009, tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Tình hình có ve khả quan hơn khi tỷ lệ nợ nhóm 3 lại có xu hướng giảm mạnh qua các thời điểm cuối năm 2010 và cuối quý II/2011. Cùng chung xu hướng giảm đó là nợ nhóm 4 và nhóm 5, tuy không giảm mạnh bằng nợ nhóm 3, nhưng xu hướng giảm dần các tỷ lệ nợ nhóm 4, 5 cũng là dấu hiệu rất tốt phản ánh chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và việc hạn chế và kiểm soát tín dụng tại SeABank ngày càng hiệu quả.

Tình hình dư nợ phân theo các nhóm nợ tại SeABank đối với DNNVV.

SeABank với mục tiêu phục vụ khách hàng chiến lược là các DNNVV, SXKD hiệu quả. Vì thế, tỷ lệ cho vay các DNNVV chiếm tỷ lệ tương đối lớn tại SeABank, trung bình khoảng từ 42 – 50% tổng dư nợ. Tổng dư nợ các DNNVV cuối năm 2009 là 5.649 tỷ đồng, cuối năm 2010 là 7.227 tỷ đồng và cuối quý II/2011 là ~ 9.000 tỷ đồng. Có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng DNNVV tại SeABank khá đều và ổn định trong những năm gần đây. Chi tiết cơ cấu dư nợ các DNNVV được phân theo nhóm nợ tại SeABank qua các năm được thể hiện bảng số liệu tổng hợp sau (bảng 3.6):

Bảng 3.6 – Phân chia nhóm nợ tại SeABank đối với DNNVV qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) So với 2009 Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ DNNVV 5,648.91 100.00 7,226.54 100.00 2,823.77 8,964.73 100.00 Nợ nhóm 1 - DNNVV 5,386.80 95.36 7,017.22 97.10 3,011.23 8,673.05 96.75 Nợ nhóm 2 - DNNVV 93.77 1.66 102.52 1.42 1.14 163.46 1.82 Nợ nhóm 3 - DNNVV 56.49 1.00 38.89 0.54 (153.23) 38.15 0.43 Nợ nhóm 4 - DNNVV 54.23 0.96 23.10 0.32 (38.56) 43.45 0.48 Nợ nhóm 5 - DNNVV 57.62 1.02 44.82 0.62 3.20 46.62 0.52

Qua bảng 3.6 trên cho thấy dư nợ các DNNVV loại 1 tại SeABank năm 2009 là 95,36%; năm 2010 là 97,10% và cuối quý II/2011 là 96,75%. Dư nợ nhóm 1 tăng mạnh năm 2010, điều này chứng tỏ SeABank đã thực hiện cho vay và quản lý dư nợ DNNVV rất hiệu quả. Đặc biệt, có thể thấy dư nợ từ loại 3 trở đi đối với các DNNVV liên tục giảm qua các năm từ 2009 đến hết quý II/2011. Đây là dấu hiệu rất tốt phản ánh chất lượng các khoản tín dụng DNNVV của SeABank được nâng lên rất rõ rệt qua các năm.

Riêng đối với các khoản nợ Loại 5 – Nợ quá hạn trên 360 ngày hay còn được gọi là Nợ có khả năng mất vốn. Thực tế cho thấy, mặc dù dư nợ tín dụng nói chung và dư nợ tín dụng đối với DNNVV của SeAPBank nói riêng luôn có mức tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đối với các khoản vay của DNNVV tại SeABank lại luôn ở mức thấp. Tỷ lệ này lần lượt qua các năm 2009, 2010 và quý II/2011 là 1,02%; 0,62%; 0,52%.

Kết quả trên đã cho thấy, việc xử lý nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn nói chung và xử lý nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đối với DNNVV nói riêng vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của SeABank. Nhờ việc xử lý triệt để những khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, mà tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV của SeABank luôn được duy trì ở mức thấp. Hơn nữa, nhờ có việc xử lý triệt để các khoản nợ này mà SeABank mới có thể kiểm soát được rủi ro và hạn chế tối đa những tổn thất gây mất vốn. Quan trọng hơn, với một tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn ở mức thấp sẽ đảm bảo cho các hoạt động của SeABank diễn ra hiệu quả.

Trong thời gian qua, để xử lý triệt để nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn nói chung và đối với DNNVV nói riêng, SeABank đã đưa ra những biện pháp hết sức cần thiết để xử lý nợ như: Quán triệt và quyết tâm cao trong công tác thu hồi nợ tới tất cả các phòng ban nghiệp vụ liên quan trong ngân hàng; Đưa ra những giải pháp tổng thể và trọn gói đối với các khoản nợ như: bán lại nợ cho những Công ty quản lý nợ, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ; Nhờ các cơ quan chức năng can thiệp để xử lý nợ; trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn …

Tuy vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ có khả năng mất vốn đối với DNNVV vẫn phát sinh tăng hàng năm tại SeABank, SeABank vẫn còn những khoản nợ không thu được nợ, có khả năng phải xóa nợ … Do đó, để hạn chế mức thấp nhất các khoản nợ không thể thu được nợ và giảm thiểu việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ, thì cùng với việc quan tâm và xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đối với DNNVV, việc quan trọng mà SeABank cần làm trong thời gian tới là phải nâng cao công tác thẩm định cho vay, đảm bảo việc xét duyệt cho vay phải chính xác, kịp thời. Qua đó, giảm thiểu tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tới mức thấp nhất và chỉ chấp nhận xoá nợ đối với những khoản nợ không thể xử lý, thu hồi được.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 56)