Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 104)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI TO TÍN DỤNG TẠI SEABANK ĐỐI VỚI DNN

4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ

Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện. Các giải pháp từ Chính phủ vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho việc thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro, vừa chỉ ra những bước thoát hiểm trong những giai đoạn khó khăn nhất. Một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ để đảm bảo công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay trong ngân hàng như sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng: Thời gian qua, Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại, Quy định về xử lý phát mại tài sản hiện nay đã có hướng dẫn, tuy nhiên thực tế triển khai rất hạn chế. Vì vậy nhà nước cần quy định cụ thể việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để làm căn cứ thực hiện. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết trong quá trình xử lý. Vì việc xử lý phát mại tài sản liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành nên Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định về việc này.

- Tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần có những giải pháp thiết thực để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tạo thêm lựa chọn cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ thông qua chứng khoán hoá, đồng thời có khả năng huy động được thêm vốn sau khi cổ phần hoá.

- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực, minh bạch và hợp lý, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định chính xác năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ đó kết quả thẩm định sẽ phản ánh chính xác hơn và là biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng từ xa.

- Nâng cao tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước

- Xem xét xây dựng biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.

- Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua các chuẩn mực của kế toán quốc tế.

- Xây dựng hệ thống thông tin về các TCTD, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, về những dự án đầu tư trong tương lai trên lãnh thổ Việt Nam và xem xét độ mở thông tin đối với các dự án này.

- Xây dựng công ty định mức tín nhiệm: Công ty định mức tín nhiệm (CRA - Credit Rating Agency) rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường vốn của mọi nền kinh tế. Đối tượng đánh giá của CRA là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của Nhà nước. CRA cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn.

CRA sẽ phân tích đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các chương trình đầu tư của Chính phủ trong hoạch định phát triển ngành, chẳng hạn như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng…Việc đánh giá xếp hạng tín dụng giúp cho ngân hàng thuận lợi khi thẩm định các dự án cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng và các khoản nợ tồn đọng.

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng hơn, chủ động hội nhập quốc tế về tiền tệ – ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM. Do đó phát triển tín dụng phải đi đôi với việc kiểm soát được rủi ro tín dụng.

Theo những phân tích trên cho chúng ta thấy việc kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tín dụng của các NHTM. Trong những năm gần đây, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam phải kể đến số lượng đông đảo các DNNVV. Đây cũng là đối tượng khách hàng mà rất nhiều NHTMCP hướng tới. Ngay từ khi thành lập, SeABank đã ý thức được tầm quan trọng của các DNNVV và chú trọng phát triển tín dụng DNNVV làm mục tiêu chủ đạo trong chiến lược kinh doanh. Bên cạnh mục tiêu phát triển hướng đến thị trường tiềm năng này, SeABank cũng không quên nghiên cứu, và áp dụng mọi biện phát nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng DNNVV. Trong những năm qua, mặc dù SeABank đã hết sức thận trọng trong quá trình xét duyệt khoản vay và áp dụng mọi biện pháp quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn được coi là vấn đề rất nóng tại SeABank.

Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng: bản chất, các chỉ tiêu đánh giá, nguyên nhân và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng… kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tai SeABank. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết và quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng tại SeABank, đặc biệt tác giả có đưa ra một số giải pháp mang tính cấp thiết nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng tại SeABank như:

+ Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; + Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng; + Quản lý dòng tiền của khách hàng vay vốn;

+ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ; + Chính sách nhân sự.

Để hoàn thiện luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình và chu đáo của Thầy giáo TS Trương Đức Lực, sự chỉ bảo góp ý của các Thầy, Cô dày dặn kinh nghiệm và vững chắc về chuyên môn, hiện đang công tác tại Khoa Quản trị doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sự ủng hộ giúp đỡ của các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên của SeABank, bạn bè và gia đình. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để có được kết quả nghiên cứu như mong muốn, song do thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả kính mong nhận được sự góp ý thêm của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w