Tổng quan hoạt động kinh doanh của SeABank

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SEABANK ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.1.2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của SeABank

Năm 2010, cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn chưa rút khỏi Việt Nam, gây ra nhiều biến động trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy vậy, bằng những nỗ lực và chính sách đúng đắn, Chính phủ Việt Nam đã thành công khi chèo lái con thuyền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra để đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Một khi kinh tế vĩ mô dần được ổn định, nguồn vốn đầu tư cũng có xu hướng bắt đầu khởi sắc.

Tuy nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút nhưng dòng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung, tổng vốn đầu tư cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2009. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Nói chung thị trường tài chính có thể thấy chính sách tiền tệ năm 2009 tương đối ổn định với 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, dẫn đến sự bình ổn của lãi suất huy động và cho vay VND. Tháng 2/2009, Chính phủ triển khai gói kích cầu với một trong những trọng tâm là chính sách hỗ trợ lãi suất. Nhờ đó, đầu tư kinh tế tăng trưởng trở lại và là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cả Ngân hàng thương mại và khách hàng vay.

Cũng trong năm 2009, Việt Nam bắt đầu đón nhận những ngân hàng lớn 100% vốn ngoại đầu tiên đi vào hoạt động khá hiệu quả với mạng lưới giao dịch mở rộng, làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

Với nhận định tình hình tài chính, kinh tế vẫn còn khó khăn trong năm 2011, SeABank xác định nhiệm vụ trọng tâm vẫn là củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng và tăng nguồn thu phí. Năm 2011, thành công lớn nhất của SeABank là duy trì được tốc độ phát triển ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động kinh doanh.

Có thể khái quát một số chỉ tiêu chính hoạt động kinh doanh của SeABank qua các năm gần đây như sau:

Bảng 3.1 - Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng trưởng 2007/2006 (%) 2008 Tăng trưởng 2008/2007 (%) 2009 Tăng trưởng 2009/2008 (%) 2010 Tăng trưởng 2010/2009 (%) Vốn điều lệ 500 3,000 500 4,068 35 5,068.0 24 5,335.0 5 Tổng tài sản 10,200 26,241 157 17,269 -34 18,648.0 8 27,543.0 48 Huy động vốn từ khách hàng 6,680 19,626 194 13,746 -30 14,230.0 4 16,490.0 16 Dư nợ tín dụng 8,346 20,249 142 11,730 -42 12,986.0 10 15,813.0 22 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.98 1.87 4.45 3.41 1.63

Lợi nhuận trước thuế 136.88 208.75 125 183.19 -12 198.7 9 382.6 93

Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của SeABank đạt 27.543 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn từ khách hàng đạt 16.490 tỷ đồng, tăng 2.259 tỷ đồng (tương đương tăng 16%) so với cuối năm 2008. Dư nợ tín dụng đạt 15.813 tỷ đồng, tăng 2.827 tỷ đồng (tương đương tăng 22%) so với con số cuối năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm đáng kể và ở mức 1,63%, giảm 1,78% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức bình quân chung của toàn ngành (2,2%).

Như vậy, có thể thấy trong năm 2010, SeABank đã có sự tăng trưởng đáng kể ở tất cả các chỉ tiêu trong khi vốn điều lệ của ngân hàng vẫn chưa được tăng lên. Đặc biệt là chỉ tiêu “tỷ lệ nợ xấu” của SeABank tại thời điểm cuối năm 2010 có giảm đáng kể so với cuối năm 2009 và đạt ở mức thấp 1.63%, thấp hơn nhiều tỷ lệ nợ xấu cho phép của NHNN là 3% tổng sư nợ.

Năm 2008 là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các Ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau. Chẳng hạn như lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, tính chung cả năm lạm phát gần 20%; thanh khoản Việt Nam đồng đầu năm 2008 khủng hoảng nhưng cuối năm lại tương đối dồi dào; thanh khoản USD đầu năm dư thừa nhưng từ tháng 5/2008 thì có nhiều dấu hiệu khan hiếm. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay. Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của các NHTM trong đó có SeABank rất khó khăn. Lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãi suất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7,5% – 8%/năm trong vòng 5 – 6 tháng, từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay cũng thay đổi với tốc độ nhanh làm cho lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 12,75%/năm và

10,5%/năm chỉ trong vòng 4 – 6 tháng đã tác động bất lợi đến thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng. Vì vậy mà lợi nhuận năm 2008 giảm 12% so với năm 2007.

Tuy nhiên, sang năm 2009, SeABank vừa không phải đối mặt với khủng hoảng vừa giảm bớt rất nhiều chi phí trong việc thành lập điểm giao dịch mới cho nên dù doanh thu không cao nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 198.7 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008. Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng đáng kể (trên 90% lợi nhuận của SeABank), lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ và lợi nhuận khác cũng có tăng trưởng.

Để thấy được toàn cảnh và quá trình tăng trưởng của SeABank thông qua các chỉ tiêu kinh doanh, ta nghiên cứu bảng biểu sau:

Biểu 3.2 - Một số chỉ tiêu hoạt động qua các năm

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010)

3.1.2.2. Nguồn vốn

Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn của SeABank là 27.543 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là huy động vốn từ khách hàng cá nhân, tổ chức và vay các TCTD khác.

Tuy nhiên, tính đến nay thì tỷ lệ huy động vốn từ khách hàng của SeABank chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của SeABank tính đến 31/12/2010 là 2.547 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 2.117 tỷ đồng.

Năm 2010, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản, vàng… nên nguồn vốn huy động từ khối khách hàng cá nhân không cao. Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn.

Tuy đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như vậy, nhìn chung nguồn vốn huy động từ khách hàng của SeABank luôn giữ được ổn định và tăng đều. Tính đến ngày 31/12/2010, huy động vốn từ khách hàng đạt 16.490 tỷ đồng, tăng 2.259 tỷ đồng (tương đương tăng 15.9%) so với cuối năm 2009. Tổng các nguồn vốn huy động là 24.444 tỷ đồng, tăng 8.835 tỷ đồng so với cuối năm 2009 (tương đương tăng 56.6%) và đạt 114% kế hoạch.

Bảng 3.2 – Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của SeABank giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Tỷ lệ tăng trưởng 2007/2006 (%) 2008 Tỷ lệ tăng trưởng 2008/2007 (%) 2009 Tỷ lệ tăng trưởng 2009/2008 (%) 2010 Tỷ lệ tăng trưởng 2010/2009 (%) Tổng các NV huy động 8,862.0 23,226 126 15,513 -33 15,609.0 0.62 24,445.0 57 Huy động từ khách hàng 6,680 19,626 194 13,746 -30 14,230.0 4 16,490.0 16 Huy động từ TCTD khác 1,947.0 3,254.0 67 1,578.0 -106 1,278.0 -19 7,477.0 485 Huy động khác 234.5 346.0 47 189.0 -45 101.0 -46 478.0 373

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42)