Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNN

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 93)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI TO TÍN DỤNG TẠI SEABANK ĐỐI VỚI DNN

4.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNN

Thực tế và lý luận đã chứng minh điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Như vậy một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần khai thông mối quan hệ tín dụng giữa SeABank với các khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định phương án vay vốn của SeABank. Nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, còn Ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả.

Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng đối với DNNVV còn giúp cho SeABank có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho cả chủ đầu tư và Ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định tín dụng đối với DNNVV cần tập trung phân tích các vấn đề sau:

- Năng lực pháp lý của DNNVV: Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân như giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động,… Các giấy tờ này phải đầy đủ và hợp lệ để đảm bảo doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định trong các luật tổ chức hoạt động của loại doanh nghiệp đó như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, …

- Năng lực tài chính của DNNVV: Dựa vào các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài; Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cán bộ tín dụng đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đây là một trong các yếu tố quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của DNNVV: Là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được về khách hàng khi xem xét cho vay là dự

án, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có tính khả thi. Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay. Dự án, phương án tốt sẽ đem lại hiệu quả và đảm bảo nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn có thể nói là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định.

- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của DNNVV: Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngoài nên có thể sẽ sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, để làm tốt công việc này, cán bộ tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thông tin về:

+) Thực trạng đang diễn ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng cho vay.

+) Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNI, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, …

+) Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay. Từ các thông tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới, sự biến đổi nhu cầu về sản phẩm và thị trường khi môi trường kinh tế, chính tri, xã hội thay đổi.

- Đánh giá tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm tiền vay là nguồn trả nợ thứ hai trong trường hợp kế hoạch trả nợ từ hiệu quả của dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp không thực hiện được. Nội dung thẩm định tài sản phải kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải tuân thủ với các quy định hiện hành.

SeABank cũng cần chú ý cách thức định giá tài sản thế chấp, đặc biệt là đất đai nên sát thực tế hơn vì đánh giá giá đất theo khung giá của Nhà nước quá thấp trong khi giá đất ngoài thị trường cao gấp nhiều lần. Định giá không sát với giá trị

thị trường sẽ hạn chế quy mô các khoản vốn vay, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng giá trị tài sản không đủ bảo đảm cho nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w