nông sản của GENERALEXIM trong thời gian qua
Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, môi trường kinh doanh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức về mặt thị trường, cạnh tranh về thị trường và sản phẩm, lạm phát cao, chi phí đầu vào tăng, giá cả các mặt hàng xuât khẩu nhìn chung giảm mạnh. Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố tác động lên cung cầu hàng hóa của công ty như giá cả hàng hóa liên quan, thị hiếu người tiêu dùng, quy mô thị trường… Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của những biến động này Generalexim luôn xác định chiến lược duy trì ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống, theo sát diễn biến giá cả thị trường để có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ở nhiều thị trường chính như khối EU của công ty sụt giảm, công ty đã có kế hoạch mở rộng xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Vì vậy năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty tăng so với năm 2008, về sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 42,832 tấn tăng 29,9% và kim ngạch đạt 50,5 nghìn USD tăng 14,45% so với năm 2008.
Trong năm 2010, kinh tế thế giới được phục hồi, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất ổn, tình hình kinh tế của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng lớn, thị trường tài chính - tiền tệ diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tăng trưởng kinh tế, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, tín dụng, tuy nhiên, nhu cầu của các nền kinh tế lớn phục hồi mạnh nên giá các mặt hàng bắt đầu tăng so với năm 2009. Nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Trước tình hình đó, công ty đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường nước ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, và kết quả đạt được năm 2010 khá tốt, về sản lượng đạt gần 77 tấn tăng 44,4%và kim ngạch đạt 46,6 nghìn USD giảm 8,37% so với năm 2009 do giá các mặt
hàng tăng nhưng sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng có giá trị cao bị giảm sút thay vào đó là sản lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị thấp tăng cao.
Bước sang năm 2011, sau hơn 2 năm phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn chưa mang lại cảm giác an toàn cho đa số người dân ở các quốc gia phát triển.Nợ công châu Âu chưa giải tỏa,những bất ổn chính trị- xã hội khu vực Trung Đông…liên tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới kéo theo mức tăng trưởng thấp ở các nền kinh tế lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực kinh tế châu Á trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Giá lương thực tăng sẽ là rủi ro lớn với các quốc gia đang phát triển hiện dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vấn đề nhạy cảm này cũng sẽ khiến công cuộc kiềm chế đà lạm phát tại những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La-tinh... thêm khó khăn.Cùng với nhữngảnh hưởng từ hậu quả đó và những yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước nên năm 2011 tiếp tục là một năm rất khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thu hẹp hoạt động thậm chí mất thanh khoản….Trong môi trường kinh doanh không thuận lợi nêu trên, Công ty đã chủ động, sáng tạo trong điều hành sản xuất kinh doanh và đạt được kết quả khả quan trên mọi mặt hoạt động, tiếp tục đưa doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản. Về sản lượng đạt hơn 100 nghìn tấn tăng 30,9% so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 68,162 nghìn USD tăng 46,27% do ngoài xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị thấp công ty đã nâng cao được chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao.