Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (Trang 32)

a) Nguyên nhân chủ quan

- Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường chưa được đầu tư tương xứng với

tiềm năng của công ty: Công ty chưa có phòng marketing riêng biệt nên công tác dự báo còn dựa vào các dự báo chung chung của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Thị trường luôn có nhiều biến động khó lường, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường sẽ giúp công ty giảm thiểu được nhiều rủi ro vì vậy công tác nghiên cứu và dự báo thị trường rất quan trọng và cần đầu tư vốn lớn. Generalexim có tiềm lực tài chính rất mạnh nhưng công ty chưa thực sự đầu tư mạnh vào hoạt động này.

- Công ty chưa có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu: Có thể nói, công ty đã xây dựng cho mình được nguồn hàng ổn định, phong phú, nguồn hàng được thu mua chủ yếu từ các nhà buôn, các đại lý và các vùng nguyên liệu khác nhau nên việc thu gom hàng còn lẻ tẻ khiến chất lượng hàng không đồng đều, thiếu đồng bộ. Trong khi hàng nông sản xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài đặc biệt là các thị trường khó tính đòi hỏi cao về chất lượng, về các tiêu chuẩn kỹ thuật…Mặt khác, sản lượng nông sản ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như mất mùa do hạn hán, lũ lụt, việc chưa có vùng nguyên liệu khiến công ty bị động trong việc thu mua hàng nên sản lượng xuất khẩu khó ổn định.

- Công ty chưa quan tâm đầu tư đến việc xây dựng các cơ sở chế biến nông sản : Mặc dù nhiều năm liền công ty đứng trong top 10 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế nên giá xuất khẩu thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Generalexim chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu nên công ty chưa chú trọng đến đổi mới công nghệ, chưa có chiến lược xây dựng cơ sở chế biến nông sản. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản công ty cần xây dựng các cơ sở chế biến, áp dụng công nghệ cao vào việc chế biến nông sản, chế biến thành sản phẩm đóng gói xuất khẩu có thể dùng ngay.

b) Nguyên nhân khách quan

- Mặt hàng nông sản có tính mùa vụ và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: Do đặc điểm của mặt hàng nông sản là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, đất đai, khí hậu, dễ bị sâu bệnh, có tính mùa vụ đồng thời nó cũng chịu sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới nên nó chứa đựng rủi ro cao ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng xảy ra nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…vì vậy dễ dẫn đến mất mùa khiến nguồn hàng của công ty sẽ khó ổn định, sản lượng nông sản xuất khẩu giảm, chất lượng hàng kém.

- Thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà: Vấn đề thủ tục hành chính ở Việt Nam từ lâu đã luôn tồn tại nhiều hạn chế, quá rườm rà, lắm thủ tục, các thủ tục chồng chéo nhau, tốn nhiều thời gian giải quyết. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính như kiểm định chất lượng hàng, an toàn thực phẩm, làm thủ tục hải quan…việc kéo dài thời gian trong việc hoàn tất các thủ tục có thể khiến nông sản bị tổn thất hư hỏng do điều kiện thời tiết, có thể làm cho doanh nghiệp chậm thời gian giao hàng, điều này dễ gây ra nhiều thất thiệt cho doanh nghiệp.

- Nông sản xuất khẩu của công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều mặt hàng

nông sản của các quốc gia khác trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc...chất lượng hàng của các quốc gia này đã qua chế biến nên có chất lượng cao hơn hẳn so với Việt Nam, vì vậy họ bán được giá cao hơn, được thị trường các nước phát triển ưa chuộng hơn.

- Công ty xuất khẩu nông sản vào các thị trường phát triển thường gặp khó khăn do

các rào cản ở các nước này đưa ra, đó là những chính sách bảo hộ, thuế quan hạn ngạch, hàng rào về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Trong khi đó nông sản xuất khẩu của công ty chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng kém hơn so với hàng nông sản của các quốc gia khác nên giá cả nông sản xuất khẩu sẽ thấp hơn ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Muốn xâm nhập sâu và rông vào những thị trường này công ty cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hàng hóa của mình để đảm bảo những yêu cầu do thị trường đặt ra.

- Môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào tăng, tỷ giá USD biến động có lợi cho hoạt động xuất khẩu tuy nhiên mọi chi phí đều tăng và có khi tốc độ tăng cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận của công ty giảm. Nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm khiến sản lượng nông sản xuất khẩu của công ty giảm, giá cả nông sản xuất khẩu có

những biến động tăng giảm khó lường vì vậy nhìn chung doanh thu xuất khẩu nông sản của công ty không ổn định qua các năm.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊNHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w