Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I có quan hệ xuất khẩu lâu dài với nhiều quốc gia trên thế giới. Ta có bảng số liệu cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn từ năm 2009-2011 của công ty như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn2009-2011
Đơn vị: phần trăm (%) Thị trường 2009 2010 2011 EU 16,6 15,1 15,03 ASEAN 25,5 22,1 11,6 Bắc Mỹ 19,3 28,3 18,9 Thị trường khác 38,6 34,5 54,47 Tổng cộng 100 100 100
Nguồn: báo cáo xuất khẩu của Generalexim qua các năm 2009-2011
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thuộc khối EU, ASEAN và Bắc Mỹ tuy nhiên cơ cấu thị trường có biến động mạnh qua các năm. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU giảm nhẹ so với năm 2009, chỉ bằng 90,96% so với năm 2009. Và năm 2011 tiếp tục giảm chỉ bằng 99,95% so với năm 2010. Xuất khẩu vào Bắc Mỹ không ổn định qua các năm cụ thể: Năm 2010 xuất khẩu vào Bắc Mỹ tăng 46,63% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 xuất khẩu vào thị trường này giảm và chỉ bằng 66,78% so với năm 2010. Xuất khẩu vào ASEAN đều giảm qua các năm, năm 2010 xuất khẩu vào thị trường này chỉ bằng 86,67% so với năm 2009 và năm 2011 xuất khẩu vào thị trường nay tiếp tục giảm với kim ngạch chỉ bằng 52,49% so với năm 2010. Các thị trường khác bao gồm các nước Châu Á ngoài khối ASEA và một số nước Châu Phi có kim ngạch xuất khẩu năm 2010 vào thị trường này giảm 11,88% so với năm 2009 nhưng vẫn chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm của công ty. Năm 2011 xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh so với năm 2010 tăng 57,88%, do công ty tăng kim ngạch xuất khẩu sắn lát vào thị trường Trung Quốc
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty vào một số thị trường giai đoạn 2009-2011
Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
SL
(tấn) TG(nghìn USD) SL (tấn) TG(nghìn USD) SL (tấn) TG (nghìn USD)
EU 11.164 16.608 4.704 7.021 3.793 11.955
Bắc Mỹ 3.520 9.767 18.122 13.209 2.170 15.034 Thị trường khác 6.085 11.222 36.337 16.067 111.200 43.330 Tổng 42.832 50.503 76.976 46.633 127.078 79.546
Nguồn: báo cáo xuất khẩu của Generalexim qua các năm 2009-2011
Sau gần 30 năm hoạt động, công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã có quan hệ xuất khẩu lâu dài với nhiều quốc gia trên thế giới. Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thuộc khối EU và ASEAN. Bên cạnh đó công ty đang có xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và mở rộng thị trường xuất khẩu vào nhiều nước thuộc khu vực Châu Á.
Thị trường EU: Đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng là một thị trường khó
tính, để xâm nhập được vào thị trường này công ty phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nông sản. Thị trường này rất ưa thích mặt hàng cà phê và hạt điều của Việt Nam, nắm bắt được cơ hội này, công ty đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm xuất khẩu thành công vào thị trường này và đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Năm 2010, môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức tiêu thụ của người tiêu dùng chưa được hồi phục nhiều, hơn nữa từ năm 2009, công ty đã mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty vào khối EU trong năm này đều giảm mạnh, sản lượng chỉ bằng 42,13% và kim ngạch chỉ bằng 42,27% so với năm 2009. Và năm 2011 sản lượng xuất khẩu vào thị trường này chỉ bằng 80,63% so với năm 2010 tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại tăng 70,27% chứng tỏ công ty đã nâng cao được giá trị mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này
Như vậy, nhìn chung thị trường EU là một thị trường có sức tiêu dùng tương đối lớn vì vậy công ty cần mở rộng xuất khẩu vào nhiều nước thuộc khu vực này, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu để đáp ứng được thị trường khó tính này.
Thị trường ASEAN:Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống và quan trọng của
công ty. Các nước thuộc khối này có khoảng cách địa lý gần với Viêt Nam vì vậy cước vận chuyển thấp, mặt hàng nông sản dễ mối mọt, hư hỏng nên xuất khẩu vào thị trường này sẽ có thời gian bảo quản hàng ngắn hơn giúp công ty giảm rủi ro về tổn thất, hư hỏng hàng hóa. Gia nhập khối ASEAN, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về xuất nhập khẩu vì vậy đây là một thị trường dễ xâm nhập, đồng thời các quốc gia này lại có sự tương đồng về phong tục tập quán, thói quen ăn uống với Việt Nam, nên đây là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhiều mặt hàng nông sản của công ty như gạo, hạt tiêu, quế, lạc nhân, cơm dừa... Năm 2009 sản lượng xuất khẩu đạt cao nhất là 22.063 tấn chiếm 51,51% trong tổng thị trường xuất khẩu của công ty, đứng đầu so với các thị trường khác. Tuy nhiên kim ngạch trong năm này chỉ đạt 25,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, đứng sau thị trường EU với kim ngạch đạt 32,88%, điều này là do thị trường ASEAN chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp, mặc dù sản lượng xuất khẩu lớn nhưng giá cả các mặt hàng thấp nên tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu vào ASEAN không cao. Năm 2010, công ty đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các nước Bắc Mỹ và các thị trường mới thuộc khu vực Châu Á nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào
ASEAN đều giảm nhẹ, sản lượng bằng 80,73% và kim ngạch bằng 80,08% so với năm 2009. Năm 2011 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm mạnh so với năm 2010 sản lượng chỉ bằng 55,65% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại giảm nhẹ chỉ giảm 10,73% so với năm 2010 chứng tỏ công ty đang thực hiện kế hoạch giảm sản lượng xuất khẩu nhưng tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mạnh hơn nữa tại thị trường này.
Thị trường Bắc Mỹ:Thị trường này chỉ gồm Mỹ và Canada, hai quốc gia này chủ
yếu nhập khẩu cà phê và hạt điều. Mỹ là một thị trường có sức mua cũng tương đối lớn và được chia thành nhiều đoạn thị trường nhỏ. Bước sang năm 2010, công ty đã xuất khẩu khoảng 48% sản lượng gạo sang Mỹ và thu về khoảng gần 6 triệu USD chiếm 44,18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty khiến kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Mỹ tăng cao. Tuy nhiên tới năm 2011 công ty xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là cà phê và hạt điều đây là hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao vì thế mà sản lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường này giảm mạnh chỉ bằng 11,97% so với năm 2010 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 13,8% so với năm 2010. Đây là một thị trường khá nghiêm ngặt và khắt khe vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ những quy định về xuất nhập khẩu như bán phá giá...luôn được công ty chú trọng trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường khác: Thị trường này bao gồm phần lớn các nước thuộc khu vực Châu
Á ngoài khối ASEANnhư các nước thuộc khu vực Đông Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông, Tây Nam Á và một số nước Châu Phi. Ấn Độ là một quốc gia có nhu cầu tiêu thụ gia vị vào loại cao nhất thế giới vì vậy đây là một thị trường lớn tiêu thụ hạt tiêu, hoa hồi, quế của công ty, còn Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ gạo và sắn lát nhập khẩu của công ty. Năm 2010 sản lượng nông sản xuất khẩu tăng cao, gấp 6 lần so với năm 2009 nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 30,15% so với năm 2009,điều này là do từ năm 2009 công ty đã mở rộng xuất khẩu nông sản sang nhiều nước ở khu vực Châu Ánên sản lượng xuất khẩu nông sản vào khu vực này khá lớn tuy nhiên những mặt hàng xuất khẩu vào khu vực này có giá trị thấp nên kim ngạch xuất khẩu thu về không cao. Năm 2011 công ty mở rộng hơn nữa mặt hàng sắn lát xuất khẩu sang thị trường trung quốc làm cho sản lượng xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với năm 2010 và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010
Dựa vào bảng số liệu trên, sau đây là biểu đồ tăng trưởng về tình hình xuất khẩu sang các thị trường khác nhau của Công ty trong giai đoạn 2009-2011
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng về tình hình xuất khẩu sang các thị trường của Công ty từ năm 2009-2011
Nguồn: Tác giả tự thu thập từ các thông tin của Công ty Cp XNK Tổng hợp I
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của GENERALEXIM trong giai đoạn 2009-2011