- Trong đó: chi phí lãi vay
3.3.1 Các nhân tố bên ngoà
3.3.1.1 Các nhân tố vĩ mô
- Môi trường chính trị pháp luật. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới do đó tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy nhiên về mặt pháp luật thì ngành rượu bia lại là ngành hạn chế về kinh doanh, vì vậy để có thể tham gia vào ngành thì các doanh nghiệp phải có đầy đủ trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật( theo nghị định 40 của chính phủ về rượu ban ngày 7/4/2008) hay quy định về việc tiếp thị ngành bia rượu của Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt nam. Tuy nhiên bên cạnh đó Chính phủ cũng có nhiều sửa đổi bổ sung trong pháp luật để hỗ trợ và phát triển ngành Bia- Rượu và nước giải khát. Ví dụ như quyết định Số: 58/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003 của thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải để thay thế cho thay Quyết định số 28/2002/QĐ-TTg ngày 6/2/2002; Ngày 21/5, tại Quyết định số 2435/QĐ-BCT, Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Đồng thời, nhà nước đã giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng Bia-Rượu nhưng hiện còn khá cao. Cụ thể là Đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên sẽ áp dụng mức thuế 45% cho giai đoạn từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2012. Sau đó, mức thuế được nâng lên thành 50% từ ngày 1/1/2013. Riêng đối với loại rượu dưới 20 độ, từ ngày 1/1/2010, áp dụng thuế suất 25%. Đối với mặt hàng bia, từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2012, áp dụng thuế suất 45%. Sau đó, từ ngày 1/1/2013, mức thuế này cũng được nang lên 50%. Mức thuế cũ áp dụng trong năm 2008-2009 đối với mặt hàng bia phổ biến ở mức 40%-75%, tùy loại. Mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt kết quả động kinh doanh. Các chính sách của nhà nước đã buộc các doanh nghiệp hoạt đọng trong ngành phải tuân thủ chặt chẽ; làm cơ sở, nền tảng để các doanh nghiệp có chính sách kinh doanh phù hợp.
- Môi trường văn hóa xã hội. Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ Bia – Rượu nhiều thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan. Đồng thời Việt nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới và trong khu vực. Điều này làm cho thị trường bia – rượu ngày càng sôi động do kha năng tiếp cận với người tiêu dùng ngày càng cao. Hơn nữa giới trẻ hiện nay có xu hướng thích không khí tiệc tùng, nhậu nhẹt ngày càng nhiều. Tất cả điều này cho thấy khả năng phát triển của ngành nói chung cũng như các doanh nghiệp
tham gia vào ngành nói riêng. Và việc mở rộng mạng lưới bán hàng cũng như mạng lưới kinh doanh à điều tất yếu.
- Môi trường kinh tế. Những năm gần đây Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện…tạo ra một tương lai phát triển sáng lạn cho các ngành kinh tế trong đó có ngành bia – rượu – nước giải khát. Ngoài ra còn có các yếu tố khác của nền kinh kế cũng tác động không nhỏ tới tình kinh kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là công tác tổ chức mạng ưới bán hàng của doanh nghiệp: lãi suất vốn vay, kha năng huy động vốn, tỷ suất đầu tư, xu hướng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế…các yếu tố này co thể là doanh nghiệp phải thu hẹp mạng lưới bán hàng, cũng có thể là cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng.
- Điều kiện tự nhiên : Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho ngành rượu- bia- nước giải khát không ngừng tăng trưởng. Đặc biệt, sự phân hóa khí hậu thành hai mùa rõ rệt cũng dẫn đến tính mùa vụ trong ngành bia – rượu. Với sản phẩm bia thì màu tiêu thụ chính là vào mùa nóng còn vào mùa lạnh thì chu yếu là tiêu thụ mạnh về rượu. Do đó các doanh nghiệp phải tính toán sao cho không lãng phí nguồn lực của mình và mạng lại hiệu quả kinh doanh cao nhất; nhất là khi quy hoạch mạng lưới bán hàng phải đạt công suất tối ưu. Tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên làm cho sản lượng tiêu thụ Bia ngày càng tăng mạnh. Điều đó, ảnh hưởng rất lớn tới quy hoạch mạng lưới bán hàng cả doanh nghiệp.
- Điều kiện dân số. Việt Nam có dân số đông cho thấy số lượng người tiêu dùng rất đông và là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành: năm là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Hơn thế Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu về các sản phẩm rượu – bia – nước giải khát là rất lớn nên đã trở thành thị trường màu mỡ để các doanh nghiệp tham gia vào ngành nghề này. Ngoài ra việc phân bố dân cư, mật độ dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển mạng lưới kinh doanh và mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. doanh nghiệp phải đặt các điêm và tuyến bán hàng của mình sao cho khả năng tiếp cận khách hàng là cao nhất, đem lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường khoa học – công nghệ: Là một công ty thương mại nên yếu tố khoa học công nghệ không ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động kinh danh của doanh nghiệp. Có chăng cung chỉ ảnh hưởng tới công nghệ bán hàng và các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cho việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trước và sau bán hàng của doanh nghiệp.
3.3.1.2 Các nhân tố vi mô
- Đối thủ cạnh tranh. Khi vào WTO là phải cạnh tranh sòng phẳng với toàn cầu, với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Đối với ngành bia - rượu - nước giải khát, trước khi Việt Nam là thành viên WTO, đã phải cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu bia - nước giải khát lớn trên thế giới như: Coca Cola, Pepsi, Tiger, Heneken, Foster, Samiguel… và sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì con số những doanh nghiệp tham gia vào trong ngành tăng lên rất nhiều vói nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đối với công ty cổ phần thương mại Hoàng Long với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là Bia và rượu thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là những doanh kinh doanh Bia – Rượu ang thương hiệu như Huda Huế, Habeco,…
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp:
STT Tên công ty Năm
thành lập Loại hình DN Địa chỉ Ghi chú 1 Cty TNHH một thành viên ERESSON 1986 100% vốn nước ngoài
Khu Công nghiệp Quang Minh Mê Linh, Vĩnh Phúc ĐT: 0211 834 803 Fax: 0211 882544 2 Công ty bia rượu Viger 1999 Nhà nước Phường Bến Gót - Tp. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - Điện thoại : (84-210) 841275 - 846210 Fax : (84-210) 846374 3 Doanh nghiệp tư nhân Duy Hoàng
2007 Tư nhân Khu Hành Chính Số 11
Xóm Láp, P. Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.841640 4 DNTN Thái Bình
2007 Tư nhân Thôn Hưng Thịnh, X.
Hợp Thịnh, H. Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc Sản xuất bia Điện thoại: 0211.825131 5 DNTN TM Bình Vinh 2001 Tư nhân 67 Phố Vĩnh Thịnh, P. Tích Sơn, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.861606 6 CTy TNHH
Bia rượu Anh
2007 TNHH Thôn Cẩm Trạch, TT.
Xuân Hòa, H. Mê Linh,
Sản xuất, kinh doanh bia rượu
Việt Tỉnh Vĩnh Phúc nước giải khát
7 Doanh
nghiệp tư nhân Thanh Tùng
2005 Tư nhân Khu 1 Thôn Giã Bàng,
X.Tề Lỗ,H. Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.857523 8 CTY TNHH nước giải khát Hương Nam 2007 TNHH Xóm Lò Cang, TT. Hương Canh, H. Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.866054; - Fax: 0211.866054; 9 C.Ty TNHH Hà Anh 2007 TNHH Km13+500, QL 2 Thôn Đông Lạc, P. Phúc Thắng, TP. Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.868538; - Fax: 0211.868538; 10 DNTN Cao Tiến
2007 Tư nhân Đường Hùng Vương, P.
Đống Đa, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.841279
Bảng 3.3 : Bảng đối thủ kinh doanh trực tiếp của công ty
Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp của doanh nghiệp - C.Ty TNHH nước uống không cồn Nam Cường Thành lập: 2007
Địa chỉ: Xóm Núc Hạ, X. Thổ Tang, H. Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.838600
Fax: 0211.838600
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh đồ uống không cồn C.TY TNHH TM và du lịch bảo Linh
Thành lập 2007
Địa chỉ: 372, Khu Hành Chính Số 3 Đường Mê Linh,P. Liên Bảo,TP.Vĩnh Yên,Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211.862449
Fax: 0211.847442
Ngành nghề kinh doanh: Đại lý mua bán-ký gửi hàng hóa (bia, rượu, nước giải khát có ga và không có ga. Sản xuất, Mua, bán các nguyên liệu Sản xuất các sản phẩm nước ngọt, nước lọc,
rượu, bia và các loại đồ uống. Mua, bán hàng tạp phẩm và các mặt hàng thực phẩm như : Mì chính, dầu ăn, đường, sữa, bánh kẹo, mì tôm. Mua, bán thuốc lá, mỹ phẩm, các loại chất tẩy rửa và các mặt hàng tạp hóa. Mua, bán vật liệu xây dựng, ô tô và phụ tùng linh kiện phụ trợ. Mua, bán thiết bị sửa chữa xe có động cơ
Ngoài ra công ty còn có một số các đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các công ty nhỏ lẻ khác.
- Khách hàng: Thị trường bia, rượu ngày càng sôi động do đời sống của người dân ngày càng nâng cao, xu hướng thích không khí của các buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt làm cho khách hàng và nhu cầu của người dân về các sản phẩm giải khát ngày càng tăng. Hiện nay lượng khách hàng trong ngành rượu bia là rất lớn bao gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp( nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp thương mại, siêu thị…) và cá nhân…Và họ có thể là người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại trung gian, các tổ chức xã hội. Doanh nghiệp phải phân định rõ khách hàng của mình là khách hàng chủ yếu nào, tập trung chủ yếu ở khu vực nào, phân bố ra sao để có thể tổ chức mạng lưới bán hàng phù hợp và mạng lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
- Sự gia nhập tiềm ẩn: vì Việt Nam với hơn 80 triệu dân và khí hậu nhiệt đới; kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; thu nhập bình quân dầu người không ngừng tăng lên; là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp tham gia ngành này. Vì thế, có rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành nghề kinh doanh đầy hấp dẫn này. Doanh nghiệp phải nghiên cứu và xác định xem khả năng gia nhập vào ngành, vào khu vực thị trường chủ yếu của mình như thế nào để có thể đưa ra các chính sách, kế hoạch chiến lược phù hợp để đối phó kịp thời và nhanh chóng chiếm thế chủ động. Và qua đó, mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp cũng phải phù hợp và cũng góp phần tạo ra rào cản cản trở sự gia nhập của các các đối thủ tiềm ẩn.
- Nhà cung ứng: Đối với lĩnh vực sản xuất: Hiện nay các nguyên vật liệu chủ yếu, đặc biệt là loại men để sản xuất bia thì hầu như trong ngành đều phải nhập khẩu từ Pháp,Australia... Ngoài những nguyên phụ liệu phải nhập khẩu thì trong ngành này cũng phải nhập khẩu rất nhiều máy móc, công nghệ để sản xuất. Còn đối với lĩnh vực thương mại như công ty thì nhà cung ứng của doanh nghiệp là các nhà cung ứng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp: công ty cổ phần Bia, rượu Sài gòn Đồng Xuân; các nhà máy sản xuất bia Sài Gòn ở Vĩnh Phúc,Mê Linh – Hà Nội, Cầu Diễn Hà Nội…Doanh nghiệp phải đánh giá khả năng cung ứng của các nhà cung ứng để có thể đưa ra chiến lược mở rộng kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới bán hàng. Nếu nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào thì doanh nghiệp có cơ sở, khả năng, cơ hôi mở rộng mạng lưới bán hàng. Ngược lại, nếu nguồn hàng khan hiếm thì ảnh hưởng rất lớn đối với tình
hình kinh doanh và mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp, và doanh nghiệp phải thu hẹp mạng lưới bán hàng của mình.
- Các bên liên quan khác. Để phát triển bền vững trong ngành thì ngoài các yếu tố kể trên, các doanh nghiệp tham gia trong ngành cũng phải quan tâm nhiều tới các bên liên quan: chính phủ, cổ đông, lao động, công đoàn, tổ chức xã hội, hiệp hội trong ngành…Khi doanh nghiệp duy trì tốt mối quan hệ với các bên liên qua này thì tạo điều kiện duy trì và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.