Kiến nghị với Nhà nước, các ban ngành liên quan và với công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty Hoàng Long.DOC (Trang 62)

- Trong đó: chi phí lãi vay

41 Kiều Giang TT Hợp Châu-Tam Đảo-Vĩnh Phúc Nhà Hàng 0211387

4.3.2. Kiến nghị với Nhà nước, các ban ngành liên quan và với công ty

4.3.2.1 Kiến nghị với Nhà Nước

Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường từ những 1986, nhưng vẫn chịu sự điều tiết của Nhà nước. Nó bao gồm là tất cả những nhân tố, khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được "nới lỏng". . Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế - xã hội đã được ban hành. Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ, do đó các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi nhà nước cần có những cải cách sau:

Về môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như: lạm phát, việc làm, tỷ giá hối đoái...Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước cần phải kiềm chế lạm phát, biến động giá cả, biến động tỷ giá hối đoái…khi đó các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để phát triển bền vững.

Một trong những khía cạnh quan trọng của các chính sách vĩ mô của Nhà nước là thủ tục hành chính. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạng tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngòai, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện cho công ty cổ phần thương mại Hoàng Long nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung một sự ổn định để phát triển.

Môi trường luật pháp tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng... Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ thống nhất.

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ sao cho phù hợp với tình hình mới. Với mỗi bộ luật, cần phải có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Riêng đối với ngành Bia- rượu, nước giải khát thì nhà nước nên có sự điều chỉnh tiếp về thuế thu tiêu thụ đặc biệt. Tuy, từ ngày 1/1/2010 nhà nước đã giảm thuế thu tiêu thụ đặc biệt trong ngành xuống còn 45% đối với Bia và rượu dưới 200 áp dụng mức thuế 20% (những năm trước đó mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40-75%) nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, nhà nước lại có chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 50% từ ngày 1/1/2013. Điều này sẽ là giá cả tăng, giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp về mặt giá cả.

4.3.2.2 Kiến nghị với Hiệp hội Bia-Rượu, nước giải khát

Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà quản lý, khoa hoc, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chế biến rượu-bia-nước giải khát, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã được Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 16/2001/QĐ-BTCCBCP ngày 18 tháng 04 năm 2001.

Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm ; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động trong ngành rượu- bia-nước giải khát .Hiệp hội đại diện cho các đơn vị hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành rượu-bia-nước giải khát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên...Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đã và đang vươn lên trở thành trung tâm của các hoạt động chuyên ngành, Hiệp hội đã tập hợp được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành, tiếng nói của Hiệp hội đã trở thành tiếng nói chung của ngành rượu-bia-nước giải khát và góp phần tích cực cho sự phát triển chung của ngành rượu-bia-nước giải khát .Sự phát triển của Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các đơn vị hội viên và ngành rượu-bia-nước giải khát. Mọi hoạt

động của Hiệp hội không thể không kể đến sự tham gia tích cực của các đơn vị hội viên, Hiệp hội mong muốn các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành rượu-bia-nước giải khát tham gia tích cực vào mọi hoạt động của Hiệp hội theo tôn chỉ chung là " Đoàn kết, bình đẳng cùng phát triển ".

Do vậy, Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong quá trình hoạt động của hội. Qua đó giúp các daonh nghiệp có thể yên tâm tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và mạng lưới phát triển. Đồng thời Hiệp hội cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, bảo hộ các doanh nghiệp trong ngành …tránh tình trạng hàng giả hàng nhái, tao ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty Hoàng Long.DOC (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w