Sự quan tâm và tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 40)

1.5.4.1. Sự quan tâm của nhà trường

Nhà trường phải luôn quan tâm và giáo dục cho giáo viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sự quan tâm của nhà trường nên thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:

Giáo viên Tiếng Anh được biên chế vào một tổ là tổ ngoại ngữ và Nhà trường phân công một phó Hiệu trưởng phụ trách tổ ngoại ngữ.

Nhà trường cung cấp đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh học Tiếng Anh cũng như bổ sung thường xuyên các đầu sách mới cho thư viện nhà trường.

Nhà trường tạo điều kiện đến mức tối đa thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy và học Tiếng Anh.

Các giáo viên Tiếng Anh được tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. Nhà trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tiếp tục học trên chuẩn.

Nhà trường chỉ đạo và yêu cầu tổ ngoại ngữ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, các câu lạc bộ phù hợp với đặc trưng môn Tiếng Anh.

1.5.4.2. Tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn Tiếng Anh

Cùng với các bộ môn khác trong nhà trường THPT, bộ môn Tiếng Anh được tổ chức quản lý như sau:

Bộ môn Tiếng Anh được giảng dạy theo các đơn vị kiến thức trong phân phối chương trình của Sở GD&ĐT. Giáo viên Tiếng Anh phải chịu sự giám sát chuyên môn của nhà trường thông qua tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tùy theo quy mô nhà trường mà số lượng GV tổ Tiếng Anh được biên chế từ 7 đến 15 giáo viên với số tiết dạy tối đa là 17 tiết/ tuần / GV. Trình độ GV Tiếng Anh đều phải đạt chuẩn từ cử nhân trở lên. Hiện nay thực hiện đề án ngoại ngữ 2008-2020 mọi GV Tiếng Anh phải học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn C1 châu Âu. Ngoài những quy định về chuyên môn, các GV Tiếng Anh đều phải chấp hành các điều lệ, quy định khác của ngành GD, của nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và con người. Đánh giá vai trò của giáo dục trong thời đại mới, Đảng ta nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo” .

Quản lý nhà trường chính là QL giáo dục ở cấp độ vi mô. Đó là sự QL toàn diện mọi hoạt động trong nhà trường, bao gồm QL quá trình dạy học, giáo dục, tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và môi trường giáo dục, cùng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện mục tiêu giáo dục. QL hoạt động dạy tiếng Anh ở trường THPT gồm có QL hoạt động dạy của GV như QL mục tiêu và nội dung dạy học, QL thực hiện chương trình, QL việc sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, QL sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tiếng Anh, QL công tác KT-ĐG. QL hoạt động học tiếng Anh của HS gồm có định hướng phương pháp học tập bộ môn, QL hoạt động học tập trên lớp, quán triệt tinh thần học tập tích cực, QL hoạt động tự học của HS dần hướng đến sự tự học của các em.

Trong những năm gần đây, Ngành giáo dục đã và đang cố gắng từng bước nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Một trong đó là dự án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực trong giao tiếp, học tập và làm việc, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH hoá đất nước.

Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL và QL nhà trường, đến hoạt động D-H và quản lý hoạt động D-H nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Thông qua đó chúng tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trường THPT Dương Quảng Hàm và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng D-H môn Tiếng Anh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƢỜNG THPT DƢƠNG QUẢNG HÀM, HUYỆN VĂN

GIANG, TỈNH HƢNG YÊN

2.1. Những đặc điểm cơ bản của huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên

Văn Giang là một huyện phía Tây bắc của Tỉnh Hưng Yên, trong đó phía Bắc của huyện giáp với huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía Nam giáp với huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), phía Đông giáp với huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và phía Tây giáp với huyện Thường Tín (Hà Nội). Với diện tích 7.179,21ha, dân số 91.010 người, mật độ dân số là 1268 người/km2

. Văn Giang được đánh giá là huyện có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển của tỉnh Hưng Yên.

Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc, học tập về văn hoá, kinh tế thị trường, … với các vùng lân cận đặc biệt là Hà Nội.

Mảnh đất Văn Giang được sự bồi đắp thường xuyên của phù sa sông Hồng nên phì nhiêu màu mỡ. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để kinh tế nông nghiệp phát triển, nhiều nông sản của Văn Giang có tiếng trong phạm vi quốc gia như cam, bưởi, cây cảnh…Nhiều cánh đồng cho thu hoạch hàng trăm triệu trên một hecta, kinh tế của nhân dân phát triển khá bền vững.

Vào thế kỷ XVI, XVII, đường sông Hồng là con đường chính trong việc giao thương của ông cha ta từ xa xưa. Hưng Yên nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến”, trên con đường sông huyền thoại đó Mễ Sở (Văn Giang) là một trong những bến đỗ sầm uất trên bến dưới thuyền.

Cũng trên con đường sông huyền thoại này đã có một truyền thuyết nhân văn sâu sắc về tình yêu, nơi đây còn đền thờ những nhân vật trong truyền thuyết đó, Văn Giang thật tự hào khi là quê hương của một trong tứ bất tử theo truyền thuyết của người Việt đó là Chử Đồng Tử.

đời cũng như khát khao bao đời về tình yêu, sự hoà bình của một trong những vùng đất hiếu học của tỉnh Hưng Yên.

Quá trình giao thương đã tạo điều kiện cho người Văn Giang học tập và cống hiến nhiều hơn cho Quốc gia ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hoá giáo dục. Có thể kể đến gia đình cố Giáo sư Dương Quảng Hàm, Giáo sư cùng với con cháu của mình (Giáo sư Dương Trọng Bái, Dương Thị Bích Liên, Dương Thị Xuân Quý…) đã làm lên một trong những dòng họ trí thức lẫy lừng của Huyện Văn Giang, dòng họ Tô cũng đóng góp nhiều nhân tài trong đó có Hoạ sĩ, Liệt sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng trong giới hội hoạ, nhà cách mạng Tô Hiệu, nhà cách mạng Lê Văn Lương (anh trai của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan), nhạc sĩ Phó Đức Phương với nhiều ca khúc được đông đảo quần chúng mến mộ…

2.2. Khái quát về giáo dục THPT của huyện Văn Giang.

Văn Giang là huyện có truyền thống văn hoá, văn hiến lâu đời. Tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên) đều có các vị đỗ đại khoa là người Văn Giang.

Giáo dục Văn Giang từ xưa, nhất là sau Cách mạng tháng Tám đến nay luôn phát huy được truyền thống quý báu đó. Văn Giang có một hệ thống giáo dục phổ thông với đủ các cấp học, bậc học. Trong đó cấp THPT là một điểm sáng của ngành giáo dục, tạo được sự tin tưởng của nhân dân. Học sinh hiếu học, phụ huynh quan tâm tới việc học hành của con em.

Được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn ngành giáo dục và đào tạo Văn Giang ổn định và tiếp tục phát triển, phấn đấu đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng về xây dựng mạng lưới giáo dục; phát triển quy mô trường, lớp, học sinh; xây dựng cơ sở vật chất; bồi dưỡng phát triển đội ngũ, giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn; kỉ cương nền nếp giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục.

2.2.1. Mạng lưới trường lớp

công lập là: trường THPT Văn Giang, THPT Dương Quảng Hàm và 01 trường dân lập THPT Nguyễn Công Hoan. Trường THPT Dương Quảng Hàm là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Địa bàn đóng của các trường được bố trí đều cho các xã, thị trấn. Trong đó vùng tuyển sinh của trường THPT Văn Giang bao gồm 7 xã và thị trấn (Xuân Quan, Phụng Công, Thị trấn Văn Giang, Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc), vùng tuyển sinh của trường THPT Dương Quảng Hàm bao gồm 4 xã (Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở). Trường THPT Văn Giang có tổng số 36 lớp, trường THPT Dương Quảng Hàm có tổng số 27 lớp.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên THPT

Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên THPT huyện Văn Giang từ năm 2011 đến năm 2013

Năm học Tổng số Công lập Dân lập Đạt chuẩn (%) Trên chuẩn (%) 2011-2012 160 149 16 100 15 2012-2013 166 153 19 100 18

(Nguồn: Phòng tổng hợp, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên)

Bảng số liệu cho thấy thấy đội ngũ giáo viên THPT của huyện Văn Giang đều đã đạt chuẩn (100%) và trên chuẩn (18%). Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới giáo dục THPT ở huyện Văn Giang. Để có được kết quả như vậy là do có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và Sở GD&ĐT Hưng Yên.

2.2.3. Đặc điểm trường THPT Dương Quảng Hàm

Trường THPT Dương Quảng Hàm được thành lập theo Quyết định số 37/QĐUB ngày 27/9/2001 của UBND tỉnh Hưng Yên, là trường THPT thứ hai của huyện Văn Giang, vùng tuyển sinh của trường gồm 4 xã: Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ

và Ban giám hiệu, nhà trường đã xác định mục tiêu tổng quát: “Thi đua dạy tốt, học tốt, thiết lập thương hiệu chất lượng giáo dục Dương Quảng Hàm, hoà nhập với các trường THPT chất lượng cao trong Tỉnh và trên phạm vi toàn quốc, hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng quê hương Văn Giang - Hưng Yên văn minh, giàu đẹp”. Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 67 cán bộ giáo viên chia thành 7 tổ công tác, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn; Toàn trường có 1.138 học sinh. Về cơ sở vật chất: Khuôn viên nhà trường có tổng diện tích 18.000m2, trong đó có 30 phòng học cao tầng bao gồm các phòng học, phòng bộ môn: Trường có đầy đủ khu nhà phục vụ học tập, khu nhà hành chính quản trị, khu sân chơi, khu nhà xe, nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch cho cán bộ giáo viên và học sinh. Sau 10 năm thành lập, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt về chất lượng giáo dục toàn diện, được nhân dân vùng tuyển sinh, lãnh đạo địa phương và các cấp quản lý giáo dục ghi nhận cụ thể là:

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 hàng năm đạt 98,6% - 100%; Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng khối 10 và 11 đạt 96,2% đến 98,5%; Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm xếp tốp 5 các trường THPT trong Tỉnh; Tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH-CĐ liên tục được Bộ GD&ĐT xếp vào tốp 200 trường THPT có điểm thi Đại học cao nhất toàn quốc.

Từ ngày thành lập trường đến nay nhà trường liên tục được công nhận trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Nhà trường, Chi bộ, Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh Hưng Yên tặng cờ thi đua và nhiều bằng khen, giấy khen. Tháng 11 năm 2010 Nhà trường được UBND Tỉnh ra quyết định công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, trường vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng ba của nhà nước.

2.2.3.1. Chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 2.2: Kết quả giáo dục toàn diện của trường THPT Dương Quảng Hàm

Tính theo tỷ lệ %

Năm học Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2010 – 2011 11,2 60.1 27.4 2.3 0 73.4 18.8 6.7 1.3 2011 – 2012 10.8 64.7 24.1 1.4 0 73.1 17.6 8.2 1.1 2012 - 2013 10.5 61.9 26.2 2.4 0 71.8 19.8 5.9 1.5

( Nguồn: Các báo cáo tổng kết của nhà trường 3 năm trở lại đây)

Năm học 2010-2011 trường có 28 lớp với tổng số 1.183 HS. Hai năm

tiếp theo có 27 lớp và tổng số là 1.138 HS. Theo thống kê báo cáo hằng năm về chất lượng giáo dục toàn diện thì tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏi chiếm khoảng 10-11%. Điều này chứng tỏ nhà trường cũng đã tâp trung đầu tư cho công tác mũi nhọn. Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn không tăng về số lượng, do nhiều nguyên nhân trong đó công tác quản lý chưa có hướng đổi mới và hiệu quả. Số HS xếp loại học lực yếu kém theo tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia như vậy còn cần được lưu tâm hơn nữa.Các HS cùng với việc học yếu là thiếu ý thức rèn luyện và học tập. Học kém thì khó tiếp thu bài trên lớp nên dễ dẫn đến quậy phá và vi phạm nội quy nhà trường. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tuy đã có giảm trong năm học trước nhưng vẫn còn là bài toán đặt ra cho nhà trường trong việc giáo dục toàn diện HS.

2.2.3.2. Đặc điểm học sinh

HS của nhà trường đến từ 4 xã nông nghiệp của huyện. Nền kinh tế tuy thuộc nông thôn nhưng có nhiều thuận lợi, tạo cho các em có điều kiện để học tập. Nhận thức của phụ huynh và HS về giáo dục có nhiều tiến bộ. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học

hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các môn nói chung cũng như môn Tiếng Anh nói riêng.

Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục học sinh. Đó là sự phân hóa trong trình độ HS cũng gây không ít cản trở cho GV trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh. Nhà trường có thế mạnh về các môn tự nhiên, HS đa số đầu tư học các môn toán, lý, hóa để thi ĐH-CĐ dẫn đến các em chưa có ý thức học môn Tiếng Anh. Mặt khác, HS nông thôn tiếp cận với ngoại ngữ và tin học luôn hạn chế hơn so với HS ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như môi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc biết Tiếng Anh. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cha mẹ HS còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2.3. Thực trạng về hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Dƣơng Quảng Hàm, Văn Giang, Hƣng Yên

2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh của GV

2.3.1.1.Đội ngũ GV Tiếng Anh

Tổ Tiếng Anh hiện nay của nhà trường gồm có 07 GV, cả 07 GV đều thuộc biên chế chính thức, không có GV nam. Số GV trong độ tuổi 25-35 là 06 người, độ tuổi trên 35 là 01 người. 100% số GV đạt trình độ cử nhân Tiếng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)