Tiếng Anh với tư cách là một môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Tiếng Anh còn là một môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đối với học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT.
Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong những điều kiện cần thiết để hội nhập phát triển thì ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu. Biết ngoại ngữ có thể giúp được chúng ta học hỏi kinh nghiệm hay của các nước đi trước, rút ngắn quãng đường tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, tránh lặp lại nhưng bước đi không cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác cũng tạo ra cơ hội cho từng người dân có thể lựa chọn, tìm kiếm việc làm trong nước và ngoài nước, giúp con ngươig phát triển những giá trị nhân văn, giá trị văn hóa,... đặc biệt là tạo cơ hội cho thế hệ trẻ của nước ta có thể theo học, nghiên cứu mở mang kiến thức ở bất cứ nơi đâu hứa hẹn tương lai tốt đẹp cho cá nhân và những cống hiến thực sự cho đất nước.
1.4.3.Hoạt động D-H Tiếng Anh trong nhà trường THPT
1.4.3.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Anh trong trường Trung học phổ thông
Mục tiêu dạy và học Tiếng Anh ở trường phổ thông là giúp HS:
+ Sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết.
+ Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngôn ngữ Tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
+ Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói Tiếng Anh.
+ Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, phát triển tư duy và hình thành phương pháp học tập mới.
Mục tiêu chung của D-H ngoại ngữ là: “Thực hiện đổi mới toàn diện việc D-H ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến
năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình dạy – học ngoại ngữ đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tọa điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[3,Tr.8].
1.4.3.2. Nội dung D-HTiếng Anh trong trường Trung học phổ thông
Trước đây sách giáo khoa của HS được coi là nguồn duy nhất chứa đựng nội dung dạy và học Tiếng Anh,là phương tiện tiềm ẩn chứa đựng các phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS. Sách giáo khoa cũng là nền tảng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Quan điểm dạy mới cho rằng toàn bộ hoạt động dạy và học trong nhà trường được thể hiện qua chương trình môn học là tổ hợp các kinh nghiệm và hoạt động được tổ chức trong một môi trường sư phạm nhất định nhằm hình thành và phát triển ở HS những năng lực trí tuệ đạo đức và thẩm mỹ cần thiết cho HS .
Chương trình Tiếng Anh ở trường phổ thông được biên soạn theo 6 chủ đề , được lặp lại và có mở rộng từ lớp 6 đến lớp 12. Dưới chủ đề ( theme) là các chủ điểm (topic). Hệ thống chủ đề và chủ điểm là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ như ngữ âm ,từ vựng và ngữ pháp .
+ Nội dung kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh cũng như bất kỳ ngoại ngữ nào đều có chức năng là công cụ giao tiếp. Nội dung kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh bao gồm bốn dạng hoạt động giao tiếp là: nghe, nói, đọc, viết. Cả bốn nội dung này đều xuất hiện thường trực đan xen vào nhau trong suốt quá trình dạy học Tiếng Anh.
+ Nội dung tri thức văn hóa
Nội dung tri thức văn hóa của bộ môn ngoại ngữ gồm hai phần: tri thức ngôn ngữ và tri thức đất nước học.
Là một bộ môn văn hóa cơ bản, ngoại ngữ có khả năng góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ cho thế hệ trẻ thông qua các bài học với những nội dung hết sức đa dạng và phong phú giúp HS xây dựng cho mình thói quen đạo đức và hành vi văn minh cần thiết nhất trong đời sỗng xã hội, những quan điểm chính kiến khoa học về tự nhiên, về xã hội, về lối sống cao đẹp của con người.
14.3.3. Phương pháp D-HTiếng Anh trong trường Trung học phổ thông
Để hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua luyện tập các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng ngữ pháp, cần quán triệt các phương pháp D-H cơ bản sau :
GV tổ chức và hướng dẫn HS tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm. GV cần kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật D-H, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ dùng D-H và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. GV cần sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hợp lý và có hiệu quả trong quá trình dạy học.
HS là chủ thể của hoạt động học tập. HS tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao. HS cần luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.
Ngày nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc D - H ngoại ngữ đều theo đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Nó đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp bằng ngoại ngữ qua hai kênh khẩu ngữ (nghe và nói) và bút ngữ (đọc và viết).
+ Phương pháp D-H nghe hiểu:
Có hai quan điểm về quá trình nghe hiểu: nghe từ dưới lên (nghĩa là, người nghe quan tâm đến thông điệp từ những đơn vị nhỏ nhất - âm đến hơn vị lớn nhất - văn bản) và quan điểm nghe hiểu từ trên xuống (nghĩa là, việc sử dụng kiến thức trong đầu hay là kiến thức không được nhập mã trực tiếp trong ngôn từ). Ngày nay cả hai quan điểm này đều được công nhận rộng rãi và phải
được tích hợp lại và sử dụng trong giảng dạy thì mới có thể nâng cao khả năng và hiệu quả nghe của HS. Tuy nhiên, lúc nào sử dụng mô hình này nhiều hơn hay mô hình kia phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Để kỹ năng nghe được dạy có hiệu quả, cần phải chia bài nghe làm ba giai đoạn: Giai đoạn trước khi nghe; giai đoạn trong khi nghe; giai đoạn sau khi nghe.
+ Phương pháp D-H nói:
Học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, nói dường như là kĩ năng quan trọng nhất và khó phát triển nhất. Chính vì vậy mà các hoạt động phát triển khả năng tự diễn đạt của người học thông qua nói dường như là một thành phần quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ. Giống như kĩ năng nghe, kĩ năng nói cũng được chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn trước khi nói; giai đoạn trong khi nói; giai đoạn sau khi nói.
+ Phương pháp D-H đọc:
Giao tiếp không chỉ qua các kênh khẩu ngữ (nghe và nói) mà còn qua các kênh bút ngữ (đọc và viết) nữa.Trong học ngoại ngữ, đọc có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp kiến thức về ngôn ngữ và xã hội cho các kĩ năng khác như viết, nói và nghe. Có nhiều kiểu đọc và các kiểu đọc này được phân chia dựa vào hai thông số chính: đọc theo phong cách và theo mục đích. Đọc theo phong cách bao gồm đọc to và đọc thầm. Đọc theo mục đích bao gồm đọc rộng, đọc sâu, đọc lướt, đọc quét.
Để đọc có hiệu quả, kĩ năng đọc hiểu được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn trước khi đọc; giai đoạn trong khi đọc; giai đoạn sau khi đọc.
+ Phương pháp D-H viết:
Viết là một kĩ năng vô cùng phức tạp. Trong khi viết, người viết phải có kiến thức và phải quan tâm đến nhiều nội dung như cú pháp (cấu trúc câu, danh giới câu, lựa chọn văn phong), ngữ pháp (thì, thể, thức, và thái của động từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ, và động từ, mạo từ, đại từ), nội dung bài viết (lấy ý, bắt đầu viết, viết nháp, viết lại …), độc giả (ai sẽ là người đọc bài viết?) mục đích viết (viết để làm gì?), chọn từ ngữ, tổ chức bài viết, các khía
cạnh cơ học. Có một số đường hướng dạy viết như: viết từ kiểm soát đến tự do, viết tự do, viết theo mẫu đoạn văn, viết theo tổ chức ngữ pháp – cú pháp, viết theo đường hướng giao tiếp, viết theo quá trình.
Phương pháp thực hành dạy viết Tiếng Anh là sự kết hợp của nhiều đường hướng trong đó có đường hướng viết giao tiếp và đường hướng viết theo quá trình được xem là chủ đạo. Đường hướng này được dựa trên bốn điểm quan trọng như: tại sao lại viết? người ta viết để giao tiếp với độc giả; người ta viết để hoàn thành những mục đích cụ thể; viết là một quá trình phức tạp. Với quan điểm này, viết được xem như là một hành động giao tiếp.
Việc lựa chọn phương pháp D-H cần phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, đối tượng đào tạo. Phải kết hợp nhiều phương pháp và luôn sáng tạo để phù hợp với từng tiết dạy. GV phải tìm cách dẫn dắt HS thâm nhập vào môi trường ngôn ngữ, nhận thức các hiện tượng và hành vi ngôn ngữ để từ đó hình thành các kỹ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch.
1.4.3.4. Kiểm tra và đánh giá khi D-HTiếng Anh trong trường THPT
Trong quá trình D-H ngoại ngữ, KT-ĐG có một ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt giáo dục lẫn giáo dưỡng. Kiểm tra trước hết đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình điều khiển hoạt động dạy và học và giúp cho thầy trò nắm được chính xác kết quả của từng khâu, từng giai đoạn, từ đó có được những biện pháp điều khiển kịp thời để hoạt động đúng mục tiêu và đem lại kết quả cao. việc đánh giá học tập sau mỗi lần kiểm tra có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, duy trì sự yêu thích thường xuyên với môn học. Để kiểm tra đánh giá cần tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu để có phương pháp đánh giá phù hợp,đồng thời mới xác định được nội dung KT-ĐG .
+ Đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên, hệ thống và toàn diện. trong quá trình học ngoại ngữ phải sử dụng loại hình KT-ĐG vào các thời điểm khác nhau: kiểm tra dầu vào, thường kỳ đầu ra.
+ Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác kết quả học tập của HS. Xây dựng một đề kiểm tra ngoại ngữ thì phải chú ý: bài kiểm tra phải tương ứng với toàn bộ vấn đề cần đánh giá. Độ dài của bài kiểm tra phải phù hợp với thời gian làm bài, tránh quá dài hoặc quá ngắn.
+ Mục tiêu, yêu cầu của mỗi bài kiểm tra cần phải xác định theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại thời điểm kiểm tra.
+ Lựa chọn và sử dụng các loại câu hỏi một cách hợp lý. Có nhiều cách xếp loại câu hỏi sử dụng trong KT-ĐG. Thông thường xếp loại theo cách chấm, người ta phân biệt 2 loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Cả 2 loại này đều có khả năng khảo sát thành tích của người học, tuy nhiên cần sử dụng cả 2 trong kiểm tra ngoại ngữ vì mỗi loại đều có mặt ưu, nhược điểm. Hiện nay đang có xu thế sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong KT-ĐG.
Hoạt động này trong quá trình đào tạo luôn là công việc chính của các GV đứng lớp. Chính các GV là người tự ra đề kiểm tra trong lớp học, tự thực hiện chấm điểm cũng là người tự QL, sử dụng kết quả kiểm tra để phản hồi cho người học và cải thiện quá trình giảng dạy.
1.4.4. Quản lý hoạt động D-HTiếng Anh trong nhà trường THPT
1.4.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: QL hoạt động giảng dạy của GV là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu đối với đào tạo THPT như việc thiết kế các giáo án điện tử, sử dụng phương tiện D-H hiện đại, ứng dụng vào D-H Tiếng Anh.
Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy: quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và KĐ-ĐG kết quả học tập của HS theo đúng phân phối chương trình của bộ Giáo dục và theo đúng lịch từ đầu năm học.
Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của HS: để việc quản lý KT-ĐG kết quả học tập của HS đạt mục đích, cần xác định trình độ ngoại ngữ của HS
so với mục tiêu đề ra; xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với HS hay không để có kế hoạch điều chỉnh; phát hiện những lỗi HS hay mắc phải khi học ngoại ngữ để giúp họ khắc phục; điều chỉnh cách dạy của HS cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ D-H.
Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV: là phương tiện giúp cán bộ QL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong tổ bộ môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ.
Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV: Một yếu tố không kém phần quan trọng là QL hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV, giúp GV nâng cao trình độ. Nội dung của bồi dưỡng là cập nhật kiến thức, hướng dẫn GV việc đổi mới, áp dụng phương pháp D-H mới và các hình thức D-H có hiệu quả cao.
1.4.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh
Việc QL hoạt động học tập của HS là một trong những yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động học tập của HS song song cùng tồn tại với hoạt động dạy của GV. QL hoạt động học tập của HS là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp và việc thực hiện các bài tập ở nhà. QL `họat động học tập của HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Xây dựng động cơ học tập cho HS: Động cơ là nhân tố thúc đẩy,định hướng và duy trì hoạt động tự học của HS. Động cơ học tập của HS cũng có nhiều thứ bậc khác nhau. Bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tự khẳng định mình, cơ hội có việc làm và công danh sự nghiệp, nhu cầu học để biết, để khẳng định, để thể hiện mình.
Quản lý PP học tập ngoại ngữ của HS: Phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được mục tiêu của giáo dục phổ thông. Ngoài hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, động viên HS và giúp học HS tham gia vào các hoạt động giao tiếp tích cực, chủ
động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao GV cần hỗ trợ HS luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.
1.4.4.3.Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động D-Hngoại ngữ của HS
Việc xây dựng kế hoạch, thực hiện mua sắm và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật hiện đại trong D-H ngoại ngữ sẽ thu hút,