Nguyên tắc tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 89)

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được QL. Do vậy các biện pháp QL muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Dƣơng Quảng Hàm.

Xuất phát từ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học nói chung, QL hoạt động D-H môn Tiếng Anh nói riêng và thực tiễn công tác QL hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Dương Quảng Hàm huyện Văn Giang, Hưng Yên, tác giả xin đề xuất sáu nhóm biện pháp quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng D-H môn Tiếng Anh của nhà trường như sau:

- Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh.

- Nhóm biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV Tiếng Anh. - Nhóm biện pháp tăng cường QL hoạt động dạy Tiếng Anh của GV. - Nhóm biện pháp đổi mới quản lý hoạt động học Tiếng Anh của HS. - Nhóm biện pháp tăng cường KT-ĐG hoạt động D-H Tiếng Anh. - Nhóm biện pháp đầu tư và QL sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phương tiện trong D-H Tiếng Anh.

3.2.1. Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh

3.2.1.1. Giáo dục nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc dạy Tiếng Anh

* Mục tiêu

Tiếng Anh hiện nay trở thành một công cụ để tiếp cận với mọi lĩnh vực của xã hội trên thế giới. Vì vậy, nếu chúng ta muốn hội nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế thì chính giáo viên phải được GD nhận thức rõ tầm quan trọng của việc D-H Tiếng Anh. Đây là việc làm cần thiết của các nhà QL.

Khi GV nhận thức được điều này họ sẽ có động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo và sự tâm huyết đối với việc dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.

* Nội dung

- Truyền ngọn lửa chuyên môn từ hiệu trưởng đến các cán bộ QL, toàn bộ GV trong nhà trường, đặc biệt là GV Tiếng Anh và GVCN.

- CBQL nhà trường đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm quán triệt các GV Tiếng Anh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc D-H Tiếng Anh ở trường THPT hiện nay.

* Cách thức tiến hành

CBQL nhà trường lập kế hoạch và giao cho tổ bộ môn tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về vai trò của Tiếng Anh đối với HS.

Hiệu trưởng nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh về mục tiêu D-H môn Tiếng Anh ở THPT.

CBQL nhà trường tuyên truyền rõ thông điệp về tư cách, lương tâm của “người đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS. GV phải được tạo điều kiện, được định hướng để xây dựng cho mình một quan điểm lao động sư phạm nghiêm túc trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh.

Bản thân người hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh.

Mỗi thầy cô môn Tiếng Anh và GVCN thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với công việc trong việc tiếp thu và tự hoàn thiện nhận thức của mình.

Tất cả những buổi tọa đàm, thảo luận có liên quan đến D-H môn Tiếng Anh phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo và có nội dung thiết thực; không nhất thiết phải có quy mô lớn, tránh hình thức và lãng phí.

3.2.1.2. Giáo dục nâng cao nhận thức của HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc học Tiếng Anh

* Mục tiêu

- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh với hiện tại và công việc tương lai sau này để họ có mục đích, động cơ rõ ràng trong học tập.

- Đối với cha mẹ HS, nhận thức đúng về môn Tiếng Anh giúp họ tạo điều kiện về vật chất, thời gian và động viên tinh thần cho việc học môn Tiếng Anh của con em họ.

* Nội dung

- Xây dựng kế hoạch định kì tuyên truyền với HS toàn trường và các nhóm, các lớp riêng biệt.

- Đưa ra các biện pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi và gắn liền với nhu cầu thiết thực của bản thân HS.

- Tổ chức các buổi gặp mặt phụ huynh HS để nâng cao nhận thức cho cha mẹ HS. Đây cũng là một công việc tác động không nhỏ vào kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS.

* Cách thức tiến hành

GV có thể trực tiếp giảng giải về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, có thể cung cấp tài liệu tham khảo và tổ chức các buổi thảo luận phản hồi tài liệu dưới dạng Semina.

Hiệu trưởng quán triệt các GV chủ nhiệm của từng lớp và yêu cầu các GVCN thông qua các buổi họp phụ huynh nói rõ về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với HS với việc học tập hiện tại và cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai của các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần kết hợp với một số cơ quan, đoàn thể mà công việc liên quan trực tiếp đến Tiếng Anh và hội cha mẹ HS để có cuộc luận bàn về tầm quan trọng của Tiếng Anh. Từ đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức được mục tiêu của việc học Tiếng Anh của con em mình.

*Điều kiện thực hiện

GV môn Tiếng Anh và GVCN phải nhận thức đúng về vai trò của môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT và giáo dục HS nhận thức ấy với tinh thần trách nhiệm cao.

HS có cơ hội thể hiện, trình bày ý kiến của mình vể tầm quan trọng của Tiếng Anh, từ đó GV có sự điều chỉnh cho các em nếu có những ý kiến lệch lạc so với nhận thức chung của xã hội.

3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực cho GV Tiếng Anh

3.2.2.1. Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Chính phủ

* Mục tiêu

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và mục tiêu của Chính phủ trong việc phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh cho HS, sinh viên, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức, trước tiên, phải xây dựng được đội ngũ GV tiếng Anh đủ về cơ cấu số lượng, đảm bảo có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, có tâm huyết và tận tụy với nghề.

* Nội dung

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên tiếng Anh THPT - Phân công chuyên môn và sử dụng đội ngũ giảng dạy tiếng Anh

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, nghiêp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn C1 châu Âu

* Cách thức thực hiện

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng GV tiếng Anh THPT - Phân công chuyên môn và sử dụng đội ngũ giảng dạy tiếng Anh

Phân công lao động tối ưu, sắp xếp nhân lực đúng người, đúng việc sẽ dẫn tới công việc của trường đạt hiệu quả tốt, cán bộ GV phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác, chất lượng công tác được đảm bảo.

Phân công chuyên môn cho GV phải đảm bảo tính công bằng, tránh tình trạng cào bằng trình độ và năng lực GV. Cơ sở cho việc phân công chuyên môn là kết quả phân loại trình độ GV năm liền kề.

Phân công chuyên môn và sử dụng đội ngũ GV tiếng Anh phải đặc biệt phải chú ý đến đối tượng GV trẻ, những người tích cực, ham hiểu biết về CNTT và sẵn sàng tham gia bất cứ công việc nào của nhà trường. Mặt khác, đối với GV mới nhiệm sở, việc phân công nhiệm vụ cũng như gắn kết tinh thần trách nhiệm cho họ sẽ tạo thành thói quen trong sinh hoạt và kỷ cương lao động của nhà trường, tạo nên nét đặc thù đội ngũ riêng của nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, nghiêp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn C1 châu Âu.

Kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh thực hiện theo hai hình thức dài hạn và ngắn hạn.

* Điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng phải xây dựng được một tập thể có tinh thần cầu tiến cao, luôn luôn biết học hỏi nâng cao trình độ, phải xây dựng được thói quen tự học trong GV, làm tấm gương cho học sinh noi theo.

Xây dựng được quy chế bồi dưỡng rõ ràng, trong đó ban hành các quy định, các chế độ khuyến khích, khen thưởng, kỷ luật cụ thể.

Phối hợp với các phòng, ban của Sở và Phòng GD&ĐT trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ GV.

Thường xuyên theo dõi quá trình tự học, tự nâng cao trình độ của GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp, thao giảng, thực hiện các chuyên đề, thi viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích...để có sự khen thưởng và kỷ luật kịp thời, thúc đẩy GV không ngừng học tập.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học * Mục tiêu

Trong nhiệm vụ của mỗi GV không thể không nhắc đến công tác nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ tự nâng cao chuyên môn và có ý nghĩa quan trọng giúp cho CBQL tự điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục HS cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

* Nội dung

Nhà trường quy định rõ chế độ và trách nhiệm của GV trong công tác nghiên cứu khoa học; có hướng dẫn cụ thể về quy trình cách thức tiến hành nghiên cứu một đề tài; có định hướng nghiên cứu giảng dạy phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

* Cách thức tiến hành

Ban chuyên môn nhà trường phát động phong trào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Tổ Tiếng Anh tiến hành thảo luận và lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cấp thiết đối với thực tế giảng dạy hiện nay của nhà trường và phân công nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chuyên môn tiến hành nghiệm thu, thẩm định kết quả các nghiên cứu của các đề tài vào cuối năm học một cách nghiêm túc, đúng quy định đã hướng dẫn của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng; lựa chọn các đề tài xếp loại A tiếp tục đề nghị thẩm định và xếp loại cấp Tỉnh.

* Điều điều kiện để thực hiện

BGH nhà trường tạo mọi điều kiện về thời gian và các nguồn lực khác giúp các nhóm GV hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhà trường đưa vào trong kế hoạch năm học việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng như là một nhiệm vụ định kỳ bắt buộc hằng năm GV phải có một lần tham gia nghiên cứu; thực hiện khen thưởng xứng đáng cho các đề tài được đánh giá cao cấp Sở, cấp Bộ.

3.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV của GV

3.2.3.1.Định hướng lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

* Mục tiêu

Quản lý xây dựng kế hoạch giảng dạy giúp cho GV có thể thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, khối lượng công việc của mình một cách khoa học đồng thời giúp các nhà quản lý có cơ sở KT-ĐG việc thực hiện chương trình của GV.

* Nội dung

Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của năm học.

GV cụ thể hóa kế hoạch năm học thành kế hoạch giảng dạy riêng của từng cá nhân.

Tổ trưởng tổ ngoại ngữ có trách nhiệm QL kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ GD&ĐT.

Quản lý tổ chức chuyên đề, ngoại khóa và các hoạt động NGLL nhằm tạo môi trường học tập tiếng Anh cho học sinh.

* Cách thức thực hiện

+ Xây dựng kế hoạch chung của nhà trường.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn và mỗi cá nhân xây dựng đầy đủ hệ thống kế hoạch đúng qui định của ngành, phù hợp với đặc trưng của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện và làm căn cứ để kiểm tra.

+ Cụ thể hóa thời điểm và các bước của kế hoạch để tiện theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời, đồng thời phải đảm bảo tính công khai của kế hoạch.

Định hướng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn tiếng Anh theo đúng đặc thù bộ môn.

Định hướng lập kế hoạch bài học (lesson plan) của GV tiếng Anh * Điều kiện thực hiện

Kế hoạch giảng dạy của GV phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và của địa phương.

GV thực hiện đúng, đủ chương trình đã được thiết kế, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình tiếng Anh THPT để có sự điều chỉnh phù hợp.

3.2.3.2.Quản lý khâu chuẩn bị bài giảng và lên lớp của giáo viên

* Mục tiêu

Thiết kế bài giảng là công việc vô cùng quan trọng đối với giờ dạy trên lớp của GV. Việc chuẩn bị tốt bài giảng có thể làm cho hiệu quả giờ dạy trên lớp đạt 70%.

* Nội dung

Tổ trưởng tổ ngoại ngữ QL bài soạn của GV dựa trên đường hướng giao tiếp (communicative approach) và đường hướng lấy người học làm trung tâm (centered - students). Vì vậy, trong quá trình soạn giảng, GV cần xác định rõ kỹ năng mà HS phải đạt được sau mỗi tiết học, từ đó thiết kế những hoạt động học tập phù hợp.

CBQL thực hiện quản lý nề nếp đối với GV ở rất nhiều nội dung: Nề nếp lập kế hoạch giảng

Nề nếp soạn giáo án trước khi lên lớp Nề nếp giảng dạy trên lớp

Nề nếp kiểm tra đánh giá HS * Điều kiện thực hiện

+ Nội dung bài học phải phù hợp với mục tiêu bài học, với yêu cầu đổi mới giáo dục THPT môn tiếng Anh, phải mang tính chính xác, khoa học, hiện đại, vừa sức với HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các phương pháp dạy học được đề xuất trong bài soạn phải mang tính đặc thù bộ môn và phù hợp với đối tượng HS.

+ Các hoạt động được thiết kế và hệ thống câu hỏi phải kích được sự sáng tạo, độc lập, phát huy được tính tích cực của HS.

+ Bài giảng trước khi được tiến hành trên lớp phải có sự thẩm định và xếp loại của nhóm trưởng môn tiếng Anh hoặc tổ trưởng tổ Ngoại ngữ.

+ GV phải thực hiện nghiêm túc kỷ luật giờ lên lớp, thực hiện giờ lên lớp đúng tinh thần “trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhưng vẫn phải đảm bảo mối quan hệ thầy trò và hoạt động trong giờ học phải luôn trong tầm kiểm soát của GV.

+ Thực hiện đúng quy trình 3 bước lên lớp đặc thù của bộ môn tiếng Anh : Giới thiệu - Luyện tập - Vận dụng (Presentation – Practice - Performance)

3.2.3.3.Quản lý sử dụng các phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực

* Mục tiêu

Đổi mới PP dạy học là nhằm cung cấp cho HS cách tiếp cận, chủ động xử lý những tri thức của nhân loại,giúp cho người học sinh linh hoạt,hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại.

* Nội dung

Các PP dạy học được sử dụng trong quá trình lên lớp của GV phải chủ động hóa hoạt động của HS, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, khả năng tương tác, làm việc nhóm giữa các HS, đặc biệt là khả năng tự học, tư duy độc lập. Ngoài ra, GV còn phải biết sử dụng các PP dạy học một cách tự nhiên nhằm tạo sự sinh động cho tiết học và sức sống cho bài giảng.

Tăng cường vai trò chủ động của HS: HS tham gia tích cực vào các hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 89)