Đặc điểm trường THPT Dương Quảng Hàm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 45)

Trường THPT Dương Quảng Hàm được thành lập theo Quyết định số 37/QĐUB ngày 27/9/2001 của UBND tỉnh Hưng Yên, là trường THPT thứ hai của huyện Văn Giang, vùng tuyển sinh của trường gồm 4 xã: Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ

và Ban giám hiệu, nhà trường đã xác định mục tiêu tổng quát: “Thi đua dạy tốt, học tốt, thiết lập thương hiệu chất lượng giáo dục Dương Quảng Hàm, hoà nhập với các trường THPT chất lượng cao trong Tỉnh và trên phạm vi toàn quốc, hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng quê hương Văn Giang - Hưng Yên văn minh, giàu đẹp”. Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 67 cán bộ giáo viên chia thành 7 tổ công tác, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn; Toàn trường có 1.138 học sinh. Về cơ sở vật chất: Khuôn viên nhà trường có tổng diện tích 18.000m2, trong đó có 30 phòng học cao tầng bao gồm các phòng học, phòng bộ môn: Trường có đầy đủ khu nhà phục vụ học tập, khu nhà hành chính quản trị, khu sân chơi, khu nhà xe, nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch cho cán bộ giáo viên và học sinh. Sau 10 năm thành lập, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt về chất lượng giáo dục toàn diện, được nhân dân vùng tuyển sinh, lãnh đạo địa phương và các cấp quản lý giáo dục ghi nhận cụ thể là:

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 hàng năm đạt 98,6% - 100%; Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng khối 10 và 11 đạt 96,2% đến 98,5%; Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm xếp tốp 5 các trường THPT trong Tỉnh; Tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH-CĐ liên tục được Bộ GD&ĐT xếp vào tốp 200 trường THPT có điểm thi Đại học cao nhất toàn quốc.

Từ ngày thành lập trường đến nay nhà trường liên tục được công nhận trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Nhà trường, Chi bộ, Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh Hưng Yên tặng cờ thi đua và nhiều bằng khen, giấy khen. Tháng 11 năm 2010 Nhà trường được UBND Tỉnh ra quyết định công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, trường vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng ba của nhà nước.

2.2.3.1. Chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 2.2: Kết quả giáo dục toàn diện của trường THPT Dương Quảng Hàm

Tính theo tỷ lệ %

Năm học Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2010 – 2011 11,2 60.1 27.4 2.3 0 73.4 18.8 6.7 1.3 2011 – 2012 10.8 64.7 24.1 1.4 0 73.1 17.6 8.2 1.1 2012 - 2013 10.5 61.9 26.2 2.4 0 71.8 19.8 5.9 1.5

( Nguồn: Các báo cáo tổng kết của nhà trường 3 năm trở lại đây)

Năm học 2010-2011 trường có 28 lớp với tổng số 1.183 HS. Hai năm

tiếp theo có 27 lớp và tổng số là 1.138 HS. Theo thống kê báo cáo hằng năm về chất lượng giáo dục toàn diện thì tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏi chiếm khoảng 10-11%. Điều này chứng tỏ nhà trường cũng đã tâp trung đầu tư cho công tác mũi nhọn. Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn không tăng về số lượng, do nhiều nguyên nhân trong đó công tác quản lý chưa có hướng đổi mới và hiệu quả. Số HS xếp loại học lực yếu kém theo tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia như vậy còn cần được lưu tâm hơn nữa.Các HS cùng với việc học yếu là thiếu ý thức rèn luyện và học tập. Học kém thì khó tiếp thu bài trên lớp nên dễ dẫn đến quậy phá và vi phạm nội quy nhà trường. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tuy đã có giảm trong năm học trước nhưng vẫn còn là bài toán đặt ra cho nhà trường trong việc giáo dục toàn diện HS.

2.2.3.2. Đặc điểm học sinh

HS của nhà trường đến từ 4 xã nông nghiệp của huyện. Nền kinh tế tuy thuộc nông thôn nhưng có nhiều thuận lợi, tạo cho các em có điều kiện để học tập. Nhận thức của phụ huynh và HS về giáo dục có nhiều tiến bộ. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học

hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các môn nói chung cũng như môn Tiếng Anh nói riêng.

Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục học sinh. Đó là sự phân hóa trong trình độ HS cũng gây không ít cản trở cho GV trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh. Nhà trường có thế mạnh về các môn tự nhiên, HS đa số đầu tư học các môn toán, lý, hóa để thi ĐH-CĐ dẫn đến các em chưa có ý thức học môn Tiếng Anh. Mặt khác, HS nông thôn tiếp cận với ngoại ngữ và tin học luôn hạn chế hơn so với HS ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như môi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc biết Tiếng Anh. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cha mẹ HS còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2.3. Thực trạng về hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Dƣơng Quảng Hàm, Văn Giang, Hƣng Yên

2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh của GV

2.3.1.1.Đội ngũ GV Tiếng Anh

Tổ Tiếng Anh hiện nay của nhà trường gồm có 07 GV, cả 07 GV đều thuộc biên chế chính thức, không có GV nam. Số GV trong độ tuổi 25-35 là 06 người, độ tuổi trên 35 là 01 người. 100% số GV đạt trình độ cử nhân Tiếng Anh, 01 GV đạt trình độ thạc sỹ.

Trong số 07 GV Tiếng Anh có 05 GV giỏi cấp trường, chưa có GV đạt GV giỏi cấp tỉnh, không có GV nào được học tập và công tác ở các nước bản ngữ; có 05 GV được đào tạo chính quy từ hệ sư phạm của các trường đại học ngoại ngữ, số còn lại học Tiếng Anh như một chuyên ngành tại các trường ngoài hệ thống sư phạm.

Nhìn chung đội ngũ GV Tiếng Anh của nhà trường tương đối trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề. Các GV nhiệt tình, có trách nhiệm. Đa số các

GV yêu nghề, ham học hỏi những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới; gắn bó với nhà trường, cùng quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt với yêu cầu đổi mới của bộ môn Tiếng Anh.

Tuy nhiên, do tuổi đời và tuổi nghề còn non trẻ, xuất phát từ các nguồn đào tạo khác nhau, các GV toàn là nữ nên cũng có những hạn chế nhất định. Trình độ GV Tiếng Anh không đồng đều cũng là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Có GV chưa quen với dạy Tiếng Anh hiện đại, giao tiếp Tiếng Anh còn hạn chế, không có động cơ giao tiếp Tiếng Anh ở nhà trường, chưa tạo được môi trường tiếng tích cực cho chính GV và cho HS. Các GV trẻ với thâm niên giảng dạy chưa nhiều, chưa tích lũy được kinh nghiệm trong giảng dạy, trình độ về lý thuyết tiếng chưa sâu.

2.3.1.2. Hoạt động giảng dạy của GV Tiếng Anh

Thực tế mỗi đơn vị bài học trong SGK được thiết kế rất rõ ràng cho từng kĩ năng của môn học. Tiếng Anh cũng là một môn học đặc thù cho nên việc dạy một giờ học Tiếng Anh đòi hỏi nhiều kĩ thuật không chỉ về trình độ chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm, về kiến thức văn hóa xã hội và về công nghệ tin học. Ở bậc THPT, HS học môn Tiếng Anh còn để phục vụ cho một mục đích quan trọng là thi đại học và cao đẳng mà hình thức thi và kiểm tra đánh giá chưa đổi mới cho nên việc giảng dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường dù đã được các GV tích cực phát huy theo hướng hiện đại vẫn không tránh khỏi việc sử dụng phương pháp cũ.

Để nắm bắt thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 3 đối tượng liên quan trực tiếp đến họat động này, đó là CBQL, GV và HS.

Chọn mẫu khảo sát:

Yêu cầu của mẫu khảo sát phải có tính đại diện cao nhằm bảo đảm thông tin đủ độ tin cậy và xác thực, hơn nữa dựa vào bối cảnh nhà trường, chúng tôi đã chọn như sau :

- 11 CBQL và GV giảng dạy bộ môn tiếng Anh gồm 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng, 01 tổ trưởng tổ ngoại ngữ và 07 GV (toàn bộ GV ngoại ngữ).

- 80 HS được chọn từ 27 lớp, mỗi lớp cử 03 HS gồm 01 lớp trưởng, 01 bí thư, 01 lớp phó học tập. Trong 27 lớp có lớp 10A8 chỉ có 02 HS vì lớp phó học tập kiêm nhiệm bí thư.

Cách chọn mẫu như trên cũng được áp dụng cho tất cả các khảo sát còn lại trong khi nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả khảo sát:

Bảng 2.3: Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV ( Mẫu = 07GV, 80 HS)

T T

Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thƣờng

xuyên

Đôi khi Không bao giờ GV HS GV HS GV HS

1 Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên lớp 83.7 85 14.3 12.5 2 2.5 2 Cập nhật mở rộng bài giảng với

nhưng kiến thức mới 50.1 61.3 42.9 33.8 7 4.9 3 Sử dụng phương tiện dạy học

tích cực 42.9 40 57.1 60 0 0

4 Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS không hứng thú học tập

57.1 51.3 28.6 42.5 14.3 6.2

5 Trao đổi với HS về phương pháp học tập

57.1 50 28.6 45 14.3 5 6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn

bị bài ở nhà 57.1 87.5 42.9 12.5 0 0

7 Kiểm tra việc tự học của HS 71.4 77.5 28.6 18.8 0 3.7 8 Lấy ý kiến phản hồi của HS sau

khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học

42.9 41.3 42.9 46.3 14.3 12.4

9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập

10 Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS 85.7 91.3 14.3 8.7 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 GV HS GV HS GV HS

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên lớp

Cập nhật mở rộng bài giảng với nhưng kiến thức mới Sử dụng phương tiện dạy học tích cực

Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS không hứng thú học tập

Trao đổi với HS về phương pháp học tập Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà Kiểm tra việc tự học của HS

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập

Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS

Biểu đồ 2.1.Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV

Việc GV chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều đến chất lượng giờ dạy. Khi GV chuẩn bị bài tốt thể hiện trên giờ dạy, GV tự tin với kiến thức mình truyền đạt cho HS, sẵn sàng đáp ứng được những thắc mắc của HS về kiến thức liên quan đến bài học. Đa số GV (83,7%) đã thực hiện tốt công việc này nhưng cũng còn có GV chủ quan, chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài hoạc chuẩn bị bài còn sơ sài (16,3%). Có gần 50% GV chưa thật sự đầu tư vào chuyên môn, không thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS. Bên cạnh đó việc sử dụng phương tiện dạy học tích cực để đem lại hiệu quả cao hơn cho giờ học lại chưa được GV sử dụng thường xuyên (42,8%). Điều này chứng tỏ sự trì trệ, tâm lý ngại khó sợ mất thời gian cho việc chuẩn bị bài lên lớp của GV. Cũng qua bảng khảo sát ta thấy GV đã chú ý yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp và có kiểm tra việc tự học của HS tuy nhiên việc kiểm tra chưa triệt để, còn có gần 4% GV không thực hiện kiểm tra điều này có thể làm cho HS có tâm lý chây ỳ hoặc không có động cơ học tập tích cực và tự giác, đôi khi các em chuẩn bị bài theo hình thức đối phó.

Lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau khi kết thúc một giờ học, một đơn vị bài học hay sau một học kì và việc tìm hiểu những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình học tập là việc làm cần thiết nhưng chưa được GV thực hiện thường xuyên. Hoạt động này còn mang tính ngẫu hứng, vẫn còn 12.4% GV không bao giờ lấy ý kiến phản hồi của HS, và 5% GV không quan tâm đến những vướng mắc mà HS gặp phải trong quá trình học tập. Điều này chứng tỏ GV sẽ không hiểu được HS và nắm bắt được điểm yếu để giúp các em khắc phục, ngoài ra chính GV cũng sẽ không tự điều chỉnh được mình để tiến bộ hơn trong quá trình giảng dạy.

Đa số GV (85,7%) đã đánh giá cao tầm quan trọng của công tác thi và kiểm tra nên họ đã thực hiện tương đối nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập của HS.

Để khảo sát thực trạng giảng dạy môn Tiếng Anh theo 4 kĩ năng; nghe, nói, đọc, viết và phần trọng tâm ngôn ngữ, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát theo cách thức như trên với cùng số lượng GV và HS. Kết quả thể hiện trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng giảng dạy kĩ năng và kiến thức Tiếng Anh trên lớp

theo chương trình của GV

(Mẫu HS = 80, GV = 07)

Các kỹ năng

Đánh giá mức độ thực hiện (%)

Thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ

GV HS GV HS GV HS Đọc (Reading) 85 92 15 8 0 0 Nói (Speaking) 71 70 29 25 0 5 Nghe(Listening) 85 56.25 15 41.25 0 2.5 Viết (Writing) 71 80 29 16.25 0 3.75 Trọng tâm ngôn ngữ ( Grammar) 100 100 0 0 0 0

0 20 40 60 80 100 120 GV HS GV HS GV HS

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

Đọc (Reading) Nói (Speaking) Nghe(Listening) Viết (Writing)

Trọng tâm ngôn ngữ ( Grammar)

Biểu đồ 2.2. Thực trạng giảng dạy kĩ năng và kiến thức Tiếng Anh trên lớp

theo chương trình của GV

Từ kết quả thu được qua khảo sát ta thấy phần kiến thức ngữ pháp được cả GV và HS đánh giá 100% ở mức độ thường xuyên, điều này thể hiện rằng việc dạy của GV và việc học của HS thực chất vẫn nặng về hình thức thi cử. Các kĩ năng khác cũng đã bước đầu được quan tâm nhưng chưa thật sự được coi là quan trọng nhất. Trong thực tế, ở cấp THPT nội dung và mục đích học của HS là hướng tới thi cử. Trong các bài kiểm tra định kì chỉ mới thực hiện được kĩ năng nghe, còn kĩ năng nói chủ yếu kiểm tra qua các bài kiểm tra thường xuyên. Lớp học với sĩ số 40-45 không đảm bảo cho việc dạy ngoại ngữ một cách hiệu quả, do đó kĩ năng nói được thực hiện hạn chế nhất. Từ thực tế các bài kiểm tra cuối kì, các bài thi tốt nghiệp quốc gia, các bài thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng đều được kiểm tra dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan chủ yếu thiên về kiến thức nên cả GV và HS đã không đầu tư thích đáng cho các kĩ năng nói, nghe và viết. Vì vậy có thể nói giữa kiểm tra và thi cử liên quan tỉ lệ thuận với việc dạy và học từng nội dung trong chương trình. Điều này dẫn đến thực tế là nội dung giảng dạy của GV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yê (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)