tự học ở nhà theo yêu cầu; có tuyên dương và phê bình HS kịp thời.
3.2.5. Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn Tiếng Anh môn Tiếng Anh
3.2.5.1. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy môn Tiếng Anh * Mục tiêu
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của một quy trình quản lý và đồng thời cũng nhằm điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Kiểm tra đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học Tiếng Anh của GV; thực chất việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được của HS. Thông qua kiểm tra đánh giá nhà QL biết được đúng trình độ thực của người dạy. Tăng cường kiểm tra đánh giá vừa động viên khuyến khích GV vừa công bằng khách quan trong công tác quản lý nhà trường.
* Nội dung
Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.
BGH nhà trường thành lập ban kiểm tra chuyên môn gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và đại diện các đoàn thể; quy đinh rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
Ban kiểm tra tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV. Đặc biệt tập trung vào việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV. Khi tổ chức kiểm tra cần thực hiện đúng quy định từ chuẩn bị dự giờ, quan sát giờ dạy đến phân tích sư phạm và rút kinh nghiệm cho GV.
Cách thức kiểm tra có thể báo trước hoặc chỉ cần báo cho GV về việc dự giờ trước khi vào tiết học. Một năm học Hiệu trưởng có thể tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ HS về việc giảng dạy của GV 02 lần chia đều vào 02 học kì.
Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra đánh giá; động viên khen thưởng đúng mức khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn đồng thời chấn chỉnh ngay những thiếu sót, lệch lạc giúp GV khắc phục, sửa chữa.
Hồ sơ chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở so sánh đối chiếu đánh giá cho những lần kiểm tra sau.
BGH công khai đầy đủ các kết quả đánh giá, xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra. Đây cũng căn cứ để bình xét thi đua và đánh giá phân loại GV.
* Điều điều kiện để thực hiện
CBQL và mỗi GV phải có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Mục đích cuối cùng là vì sự tiến bộ trong công tác giảng dạy của GV.
Kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng cần chi tiết, khoa học và công bằng. Thành viên của ban kiểm tra phải đủ về số lượng, có năng lực phẩm chất tốt, phù hợp về trình độ chuyên môn.
3.2.5.2. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động học môn Tiếng Anh * Mục tiêu
Quản lý hoạt động học tập của HS giúp CBQL nhà trường không chỉ đơn thuần là ghi nhận mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình học tập mà phải có biện pháp đề xuất cải tạo thực trạng, khắc phục tồn tại trong quá trình học tập của HS.
*Nội dung
BGH nhà trường chỉ đạo đội ngũ GVCN kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập trên lớp theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
Tiến hành kiểm tra kết quả hai mặt giáo dục: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm HS cuối kỳ, cuối năm; đặc biệt là kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS qua các bài kiểm tra chung toàn khối trong suốt cả năm học.
* Cách thức tiến hành
Triển khai các đội trực thanh niên xung kích, cờ đỏ thường xuyên theo dõi chuyên cần, ý thức học tập trên lớp của HS.
Qua sổ theo dõi môn học Tiếng Anh của cán bộ lớp, sổ đầu bài GV môn Tiếng Anh và GVCN cập nhật thông tin về tinh thần và thái độ học tập của từng HS. Từ đó có những tác động uốn nắn kịp thời đối với những HS có biểu hiện lơ là trong học tập.
BGH chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm tra chung trong cùng khối lớp đổi mới từ khâu ra đề, coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra như sau:
- Khâu ra đề đảm bảo nguyên tắc bí mật, khách quan thông qua việc yêu cầu tât cả các GV dạy cùng khối lớp cùng ra đề kiểm tra theo ma trận đã thống nhất có phản biện của GV cùng chuyên môn. Ban chuyên môn của nhà trường sẽ chọn đề kiểm tra ngẫu nhiên từ ngân hàng đề kiểm tra đã thành lập để tiến hành tổ chức kiểm tra chung toàn khối.
- Khâu coi kiểm tra phải được tiến hành thực sự nghiêm túc khách quan; Nhà trường bố trí giám thị coi kiểm tra không phải là GV Tiếng Anh và
đã nắm vững nghiệp vụ coi kiểm tra; HS được sắp xếp phòng thi theo vần tên chữ cái A, B, C không làm bài kiểm tra theo đơn vị lớp học.
- Khâu chấm trả bài cũng phải được quản lý thực hiện nghiêm túc, đáp án thang điểm phải được sử dung thống nhất để chấm bài. GV sau khi nhận lại kết quả của các lớp giảng dạy phải có thống kê, nhận xét trước khi trả bài cho HS.
* Điều điều kiện để thực hiện:
Hiệu trưởng và GV bộ môn Tiếng Anh phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng GD, không chạy theo thành tích kể cả phải vượt qua những áp lực của những đối tượng có liên quan đến hoạt động của nhà trường.
GV môn Tiếng Anh và GVCN phải thực sự có trách nhiệm, tâm huyết với từng hoạt động học tập của HS.
Tổ trưởng tổ Tiếng Anh phải có kế hoạch giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.
3.2.6. Nhóm biện pháp đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phương tiện trong D- H Tiếng Anh
3.2.6.1.Quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh hiện có của nhà trường
* Mục tiêu
Phương tiện dạy học giúp cho sự tương tác giữa GV, HS với nội dung dạy học và phương pháp dạy học chặt chẽ hơn, giúp cho việc đạt mục tiêu dạy học khả thi hơn.
Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học hiện đại vừa là yêu cầu, vừa là biệp pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Khi GV khai thác tốt thiết bị dạy học sẽ tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực tư duy, khả năng học tập sáng tạo và nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường của xã hội.
Nhà trường xây dựng kế hoạch duy trì các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tốt hiện có của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học Tiếng Anh. Đồng thời có kế hoạch mua sắm mới các thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện về nguồn lực của nhà trường.
* Cách thức tiến hành
Lập sổ theo dõi việc sử dụng trang thiết bị dạy học thường xuyên theo phân phối chương trình môn Tiếng Anh. Quản lý thiết bị dạy học đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc quy chế mượn, sử dụng, bảo quản và trả đồ dùng dạy học .
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị, đặc biệt là máy chiếu projector cho GV trong việc soạn bài cũng như tổ chức tiết dạy.
Có kế hoạch duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên với các thiết bị như máy vi tính, đầu video, đầu DVD, đài cát- xét, phòng học tiếng… Tiến hành thay thế các trang thiết bị lạc hậu, đã hỏng theo yêu cầu chính đáng của GV và HS
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thiết bị về công tác quản lý cơ sở vật chất và sử dụng cũng như tư vấn cho GV sử dụng các phương tiện ký thuật tiên tiến và công tác giảng dạy.
* Điều điều kiện để thực hiện
BGH nhà trường quán triệt với GV về việc chủ động đăng ký sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp, tránh hình thức hoặc sử dụng không hiệu quả dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất của nhà trường. Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và khoa học
GV phải nắm rõ những lợi ích cấp thiết khi sử dụng trang thiết bị dạy học trong mỗi bài dạy; có ý thức bảo vệ trang thiết bị dạy học hiện có.
3.2.6.2.Huy động các nguồn lực để xây dựng thêm “phòng học Tiếng” riêng cho môn Tiếng Anh
Biện pháp này giúp cho sự phát triển, tiến bộ về cách thức tổ chức và đổi mới phương pháp DH trên lớp gắn liền với đổi mới về thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học.
* Nội dung
Xây dựng thêm phòng học Tiếng riêng cho bộ môn Tiếng Anh là công việc tiếu tốn nguồn kinh phí khá lớn. Muốn thực hiện được Hiệu trưởng phải có kế hoạch dài hơi, linh hoạt vận dụng trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.
* Cách thức tiến hành
Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng phòng học Tiếng với các trang thiết bị nghe nhìn phục vụ cho dạy và học ngoại ngữ; dự kiến kinh phí khả thi so với điều kiện hiện có của nhà trường.
Hiệu trưởng giao cho kế toán xác định rõ nguồn ngân sách có thể dành cho việc xây dựng phòng học bộ môn.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Tiến hành khẩn trương xây dụng phòng học Tiếng trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có hình thức tuyên truyền rộng rãi những đóng góp của tổ chức và cá nhân ủng hộ cho nhà trường.
* Điều điều kiện để thực hiện:
Hiệu trưởng nhà trường thực sự quyết liệt đầu tư cho môn Tiếng Anh trong bối cảnh nhà trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất.
Đội ngũ GVCN gắn kết chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ HS lớp để thực hiện vận động tự nguyện ủng hộ kinh phí cho nhà trường.
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý
Trong sáu nhóm biện pháp đề xuất trên đây mỗi nhóm biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy- học môn Tiếng Anh ở trường THPT Dương Quảng Hàm, Văn Giang, Hưng
Yên, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các nhóm biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Trong sáu nhóm biện pháp đó, thì nhóm biện pháp thứ hai “ Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho GV” và thứ tư “Đổi mới quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của HS” là hai nhóm biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý D-H môn Tiếng Anh. Vì trong bất cứ vấn đề nào, yếu tố con người luôn mang vai trò quyết định. Trong giáo dục cũng vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, điều đầu tiên phải quan tâm là phải nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Nhóm biện pháp thứ nhất “Giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh” đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các nhóm biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố nhận thức luôn là quan tâm đầu tiên. Nhóm biện pháp thứ ba “ Tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên” và thứ năm “Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn Tiếng Anh đóng vai trò bổ trợ cho việc triển khai thực hiện biện pháp khác và mang tính chất phản hồi thông tin hai chiều nhằm kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện biện pháp ba và tư, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Biện pháp cuối cùng “ Đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phương tiện trong D- H Tiếng Anh” đóng vai trò điều kiện trong hệ thống biện pháp để thực hiện các biện pháp còn lại. Hoạt động D-H Tiếng Anh nếu không có các phương tiện dạy dọc, đặc biệt là các phương tiện hiện đại hỗ trợ thì việc đổi mới các hoạt động D-H bộ môn này khó đạt hiệu quả cao.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Dƣơng Quảng Hàm D-H môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Dƣơng Quảng Hàm
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh ở trường THPT Dương Quảng Hàm, Văn Giang, Hưng Yên, chúng tôi đã đưa ra 6 nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh của nhà trường. Do thời gian
nghiên cứu có hạn, chúng tôi chưa có điều kiện để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Vì vậy để tăng tính khách quan chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia với 04 chuyên viên môn Tiếng Anh của Sở, 05 cán bộ quản lý có kinh nghiệm về công tác QLGD và 11 giáo viên ngoại ngữ đã từng đạt danh hiệu GV dạy giỏi tỉnh; có nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường và trường bạn về mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đã nêu ra. Kết quả thể hiện trong bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động D-H môn Tiếng Anh
*Mức độ khả thi: *Mức độ cần thiết:
+ Rất khả thi: RKT + Rất cần thiết: RCT + Khả thi: KT + Cần thiết: CT
+ Ít khả thi: IKT + Ít cần thiết: ICT
TT Các biện pháp
Tính khả thi (%) Tính cần thiết (%)
RKT KT ICT RCT CT ICT
1. Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh
1.1
Giáo dục nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc dạy Tiếng Anh
80 20 0 85 10 5
1.2
Giáo dục nâng cao nhận thức của HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh và việc học Tiếng Anh
65 25 10 80 15 5
2.Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV
2.1 Xây dựng kế hoạch giảng dạy và
chuẩn bị bài lên lớp 90 10 0 95 5 0 2.2 Quản lý nề nếp thực hiện chương
trình giảng dạy 90 5 0 85 10 5 2.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy
học môn Tiếng Anh 75 10 15 75 20 5
3.Nhóm biện pháp đổi mới quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của HS
3.1 Xây dựng động cơ học môn Tiếng
Anh cho HS 65 25 10 80 15 5
3.2 Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập môn Tiếng Anh
55 35 15 60 30 10
Anh cho HS 65 25 10 70 25 5
4.Nhóm biện pháp nâng cao năng lực cho GV Tiếng Anh
4.1 Bồi dưỡng trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm cho đội ngũ GV 80 15 5 90 10 0 4.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học 55 30 15 60 20 20