nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho HS THPT
3.2.4.1. Xây dựng thái độ học tập, tạo động cơ học tập môn Tiếng Anh cho HS * Mục tiêu
Biện pháp này giúp cho HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.
*Nội dung
Các thầy cô có trách nhiệm định hướng động cơ cho HS một cách nghiêm túc, có lưu ý đến cả động cơ phổ quát chung của lứa tuổi cũng như động cơ riêng của từng HS. Trong quá trình dạy học tiếng Anh ở trường THPT, GV phải từng bước tạo động cơ học tập tiếng Anh cho các em.
* Cách thức thực hiện
Để xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho HS, cần phải tiến hành những biện pháp sau:
Thông qua các phiếu hỏi, tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng của HS về ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập của HS để từ đó giúp đỡ, giáo dục HS.
- Chia sẻ với HS những tiện ích của ngoại ngữ trong đời sống, đặc biệt là vai trò của ngoại ngữ trước xu thế hội nhập để các em thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong cuộc sống.
- Khen, khuyến khích và cổ vũ các em khi các em mạnh dạn giao tiếp, trao đổi thông tin bằng tiếng Anh với các HS khác trong lớp, đồng thời phải hạn chế việc chữa lỗi không cần thiết.
- Khuyến khích HS trao đổi, giao tiếp bằng ngoại ngữ ở môi trường bên ngoài lớp học như viết email cho bạn, chơi computer games,….
- Qua các bài giảng trên lớp ngoài kiến thức bắt buộc GV nên cung cấp thêm thông tin về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước mà HS đang học ngôn ngữ đó, làm cho HS thêm yêu thích môn ngoại ngữ hơn.
- Tổ chức lồng ghép nội dung thảo luận về mục đích học Tiếng Anh trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các câu hỏi như: Học Tiếng Anh để làm gì? Tiếng Anh giúp gì cho em hiện nay và sau khi tốt nghiệp THPT?... Qua đó mỗi HS tự tìm ra cho mình nhu cầu, động cơ học Tiếng Anh phù hợp với bản thân.
- Nhà trường tạo điều kiện cho tổ ngoại ngữ kết hợp với các GV tư vấn hướng nghiệp tổ chức giao lưu với một số đại diện của các trường đại học, cao đẳng cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu ưu tiên tuyển những HS, sinh viên khá giỏi Tiếng Anh. HS sẽ nhận thức được sự ảnh hưởng của việc thông thạo Tiếng Anh đến tương lai của bản thân.
* Điều điều kiện để thực hiện:
GV môn Tiếng Anh và GVCN cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành động cơ học môn Tiếng Anh cho HS.
Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để tổ ngoại ngữ và các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS.
3.2.4.2.Hướng dẫn HS xây dựng phương pháp học tậpphù hợp với bộ môn Tiếng Anh, từng bước hình thành việc tự học của HS
Đối với môn Tiếng Anh có đặc thù là môn học ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ nên đòi hỏi phải có kế hoạch đặc biệt. HS có phương pháp học tập Tiếng Anh một cách đúng đắn sẽ hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc nâng cao năng lực giao tiếp của HS, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.
*Nội dung
GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập thể hiện ở thời gian biểu, mục tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện.
HS phải liệt kê đủ, chi tiết các công việc HS phải làm, đưa ra những yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng trên lớp, cách đọc tài liệu tham khảo, cách tra cứu, chỉ dẫn HS tìm kiếm các tài liệu tham khảo Tiếng Anh.
* Cách thức tiến hành
Trong thiết kế chương trình, tuần đầu tiên của năm học cần dành một buổi của môn Tiếng Anh cho tổ bộ môn hướng dẫn phương pháp học ngoại ngữ cho HS.
GV hướng dẫn HS lập thời gian biểu cho việc học và chuẩn bị bài Tiếng Anh nhà; lưu ý đến điều kiện học ở nhà của từng nhóm HS.
Thông qua GVCN hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi đôn đốc việc đọc và chuẩn bị bài Tiếng Anh ở nhà theo thời gian biểu đã lập.
BGH cần chỉ đạo GVCN và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phổ biến những quy định cụ thể về nề nếp lập kế hoạch học tập ở nhà, trên lớp, chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà và đọc sách tham khảo của HS.
Hướng dẫn HS sử dụng thời gian có mục tiêu cùng những thủ thuật rèn luyện các kỹ năng, rèn luyện trí nhớ nâng cao vốn từ vựng.
Bố trí thời gian để mỗi HS có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh với GV
GVCN quán triệt cho HS về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập và tiến hành thực hiện theo kế hoạch. GV cần tổ chức màng lưới theo dõi kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của HS.
3.2.4.3.Bồi dưỡng khả năng tự học Tiếng Anh cho HS * Mục tiêu
Tự học tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Kết quả khảo sát trong bảng 2.6 ở chương 2 cho thấy hầu như không có HS thường xuyên chủ động phát hiện và tìm cách lấp lỗ hổng của mình trong kiến thức. Biện pháp này bồi dưỡng khả năng tự học Tiếng Anh cho HS, giúp HS tiến hành học tập với vai trò chủ đạo, dễ dàng đạt kết quả học tập mong muốn.
* Nội dung
Trong thời điểm hiện nay tri thức của nhân loại nhiều lên theo cấp số nhân. Kiến thức được đưa vào giảng dạy rất đa dạng phong phú nhưng thời lượng học trên lớp thì có hạn. Nếu HS không được hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong lứa tuổi THPT thì rất khó để có được chất lượng giáo dục tốt. GV phải coi việc bồi dưỡng khả năng tự học cho HS là một trong những nhiệm vụ dạy học. Việc này phải được làm thường xuyên đối với từng loại kỹ năng ngôn ngữ trong quá trình học tập của HS.
* Cách thức tiến hành
Tổ ngoại ngữ xây dựng kế hoạch về nội dung và phương pháp tự học Tiếng Anh cho từng kỹ năng thực hành ngôn ngữ, từng chủ điểm các bài học cụ thể theo khối lớp; GV Tiếng Anh sẽ triển khai và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó ở các lớp mình phụ trách.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức diễn đàn về phương pháp tự học ngoại ngữ trên wedsite của nhà trường.
GV bộ môn Tiếng Anh xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp tự học của học sinh: về thời gian, nội dung, cách thức tham khảo tài liệu, cách ghi chép kết quả tự học… Vì hoạt động này chủ yếu được HS tiến hành tại nhà nên GV có thể kết hợp với phụ huynh để theo dõi và đôn đốc HS.
Khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu quả cùng chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm bản thân…
* Điều điều kiện để thực hiện:
HS phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nhiệm vụ học tập mà GV đã hướng dẫn và yêu cầu tự học.