Phân tích mẫu dược phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển và ứng dụng điện cực màng Bitmut để xác định vết chì và Cađimi trong một số đối tượng môi trường (Trang 123)

Theo Dược điển Việt Nam và Dược điển các nước (Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,...), giới hạn Pb và As là những thông số bắt buộc phải kiểm soát trong nguyên liệu và dược phẩm. Để khẳng định khả năng áp dụng phương pháp DP-ASV dùng điện cực BiFE để phân tích Pb trong các mẫu dược phẩm, chúng tôi chọn các mẫu thuốc đông dược và dược liệu (ký hiệu từ DL1 đến DL4) và nguyên liệu hóa dược (ký hiệu từ NL1 đến NL10) để khảo sát (các loại mẫu đó được gọi chung là mẫu dược phẩm).

Các mẫu dược phẩm được phân hủy bằng phương pháp ướt theo quy trình được đề nghị bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương: lấy một lượng mẫu chính xác (1,0000 g) đã nghiền mịn vào bình phân hủy mẫu của thiết bị phân hủy mẫu (BUCHI Digester B-316, Thụy Sỹ), thêm khoảng 20 mL HNO3 đặc, đun cho đến khi axit sôi và bốc khói màu nâu, tiếp tục đun tới khi HNO3 cạn, để nguội hoàn toàn rồi thêm vào bình 3 mL HClO4 đặc, gia nhiệt trở lại đến khi HClO4 sôi (kèm khói trắng bốc lên), nếu dung dịch trong bình còn màu thì thêm từng giọt HClO4 cho tới khi dung dịch trở nên trong suốt, không màu thì đun tiếp tới cạn, chỉ còn lại cặn ẩm thì lấy ra để bay hơi tự nhiên đến hết HClO4. Hòa tan và chuyển toàn bộ cặn vào bình định mức 20 mL bằng dung dịch HNO3 0,10 M, lọc qua màng lọc sợi thủy tinh có kích thước lỗ 0,45 m và định mức đến vạch mức bằng dung dịch HNO3 0,10 M, đây là dung dịch phân tích.

Khảo sát sơ bộ đường von-ampe hòa tan của các mẫu thuốc đông dược và dược liệu cho thấy: hàm lượng Cu trong các mẫu khá lớn, nên ảnh hưởng mạnh đến phép xác định Pb bằng phương pháp DP-ASV/BiFE, thậm chí làm mất đỉnh hòa tan của Pb. Để giảm ảnh hưởng của Cu, chúng tôi tiến hành chiết dung môi để loại CuII khỏi dung dịch phân tích theo quy trình sau: lấy chính xác 5,0 mL dung dịch phân tích (đã chứa HNO3, pH = 1  2), thêm 5,0

mL dung dịch dithizon 10-4 M trong clorofooc, lắc 15 phút, loại bỏ phần clorofooc, lấy phần dung dịch nước để phân tích. Tiến hành tương tự đối với mẫu trắng. Tiến hành định lượng Pb trong phần dung dịch nước bằng phương pháp DP-ASV/BiFE. Song song, để đơn giản hóa quy trình phân tích, tiến hành phân tích trực tiếp Pb bằng phương pháp DP-ASV/BiFE ở điều kiện nồng độ BiIII cao (800 ppb BiIII) mà không cần giai đoạn chiết dung môi để loại CuII. Để so sánh, phương pháp DP-ASV/MFE và phương pháp GF-AAS cũng được áp dụng để phân tích Pb trong dung dịch nước. Các kết quả định lượng Pb trong các mẫu thuốc đông dược và dược liệu thu được ở Bảng 3.36 (các đường von-ampe hòa tan được minh họa ở Phụ lục P9).

Bảng 3.36. Kết quả phân tíchPb trong các mẫu thuốc đông dược và dược liệu (a)

TT Tên mẫu (b) Ký hiệu mẫu

Hàm lượng Pb, ppm

DP-ASV/BiFE DP-ASV/MFE GF-AAS 1 Viên nang Tam

Thất 500mg DL1 0,53  0,06 (c) 0,54 0,05 (d) 0,51  0,04 0,51  0,02 2 Bột Tam Thất (1) DL2 0,44  0,02 (c) 0,46 0,03 (d) 0,44  0,02 0,43  0,05 3 Bột Tam Thất (2) DL3 0,63  0,08 (c) 0,62 0,04 (d) 0,54  0,02 0,62  0,08 4 Hoàn Tam Thất mật ong DL4 0,73  0,03 (c) 0,71 0,05 (d) 0,75  0,01 0,72  0,04

(a) ĐKTN: như ở Bảng 3.29. Các kết quả trong bảng là kết quả trung bình và độ lệch chuẩn

với n = 3.

(b) Các mẫu được mua trên thị trường Thừa Thiên Huế. (1) và (2) là 2 mẫu cùng loại nhưng

khác lô sản xuất.

(c) Kết quả định lượng Pb sau khi chiết loại CuII khỏi dung dịch phân tích.

(d) Kết quả định lượng Pb khi sử dụng [BiIII] = 800 ppb để tạo điện cực BiFE mà không cần

giai đoạn chiết dung môi để loại CuII.

Các kết quả thu được ở Bảng 3.36 cho thấy: kết quả phân tích Pb trong các mẫu thuốc đông dược và dược liệu bằng phương pháp DP-ASV/BiFE

(trong cả 2 trường hợp: chiết dung môi loại CuII hoặc sử dụng 800 ppb BiIII) rất phù hợp với kết quả phân tích bằng phương pháp DP-ASV/MFE và phương pháp GF-AAS. Nếu chấp nhận phương pháp GF-AAS là phương pháp chuẩn (phương pháp này hiện đang được dùng phổ biến trong ngành kiểm nghiệm dược ở Việt Nam để định lượng Pb trong dược phẩm), có thể khẳng định rằng, phương pháp DP-ASV dùng điện cực BiFE đạt được độ đúng tốt. Mặt khác, phương pháp này cũng đạt được độ lặp lại cao không thua kém phương pháp GF-AAS (đánh giá qua độ lệch chuẩn).

Phương pháp DP-ASV/BiFE cũng được áp dụng để định lượng Pb trong một số mẫu dược phẩm khác (nguyên liệu hóa dược). Để so sánh, tiến hành định lượng Pb trong các mẫu bằng phương pháp DP-ASV/MFE và phương pháp GF-AAS. Các kết quả thu được ở Bảng 3.37 (các đường von- ampe hòa tan được minh họa ở Hình 3.28 và Phụ lục P9).

Bảng 3.37. Kết quả phân tíchPb trong các mẫu nguyên liệu hóa dược (a)

TT Tên mẫu (b) Ký hiệu mẫu

Hàm lượng Pb, ppm

DP-ASV/BiFE DP-ASV/MFE GF-AAS 1 Cephalexin (1) NL1 1,10 ± 0,20 1,07 ± 0,21 1,01 ± 0,17 2 Cephalexin (2) NL2 1,24 ± 0,11 1,26 ± 0,12 1,12 ± 0,24 3 Metronidazol (1) NL3 1,16 ± 0,15 1,25 ± 0,06 1,21 ± 0,13 4 Metronidazol (2) NL4 1,06 ± 0,13 1,09 ± 0,12 1,20 ± 0,11 5 Pyridoxin HCl (1) NL5 1,09 ± 0,18 1,08 ± 0,08 1,18 ± 0,21 6 Pyridoxin HCl (2) NL6 1,06 ± 0,10 0,87 ± 0,09 0,97 ± 0,12 7 Cimetidin (1) NL7 0,46 ± 0,08 0,58 ± 0,06 0,64 ± 0,14 8 Cimetidin (2) NL8 0,69 ± 0,07 0,86 ± 0,04 0,78 ± 0,15 9 Paracetamol (1) NL9 0,95 ± 0,05 0,90 ± 0,15 0,89 ± 0,18 10 Paracetamol (2) NL10 1,02 ± 0,12 1,20 ± 0,11 0,92 ± 0,06

(a) ĐKTN: như ở Bảng 3.29. Các mẫu nghiên cứu ở đây đều chứa hàm lượng Cu thấp, nên

không cần chiết loại CuII và chỉ sử dụng nồng độ BiIII thấp (200 ppb BiIII). Các kết quả

(b) Các mẫu được mua của Công ty Dược Trung ương Huế. (1) và (2) là 2 mẫu cùng loại nhưng khác lô sản xuất

-1.0 -0.8 -0.6 -0.4 U (V) 0 500n 1.0u 1.5u 2.0u 2.5u 3.0u I (A ) Pb

-5.00e-6 0 5.00e-6 1.00e-5 1.50e-5 2.00e-5

c (g/L) 0 500n 1.0u 1.5u 2.0u I ( A ) -1.6e-006 Pb c = 1.058 µg/L +/- 0.013 µg/L (1.27%)

Hình 3.28. Các đường von-ampe hòa tan của Pb và đường

hồi quy tuyến tính giữa Ip (Pb) và [PbII] thu được khi phân tích mẫu dược phẩm NL10: 1. mẫu; 2,3,4. mỗi lần thêm 5 ppb PbII.

ĐKTN: như ở Bảng 3.37.

Kết quả thu được ở Bảng 3.37 cho thấy: các kết quả phân tích Pb của 2 phương pháp DP-ASV/BiFE và DP-ASV/MFE không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa p > 0,05 (d = -0,024 ppm; Sd = 0,113 ppm; tTính = 0,67 < t (p = 0,05; f = 9) = 2,26). Tương tự, kết quả phân tích Pb giữa 2 phương pháp DP-ASV/BiFE và GF-AAS được xem là như nhau về mặt thống kê với mức ý nghĩa p > 0,05 (d = -0,009 ppm; Sd = 0,113 ppm; tTính = 0,25 < t (p = 0,05; f = 9) = 2,26). Như vậy, có thể khẳng định rằng, phương pháp DP-ASV dùng điện cực BiFE đạt được độ đúng tốt (nếu xem phương pháp GF-AAS là phương pháp chuẩn) và độ lặp lại cao (đánh giá qua độ lệch chuẩn) không thua kém phương pháp DP-ASV/MFE và phương pháp GF-AAS.

Như vậy, các mẫu dược phẩm (thuốc đông dược và dược liệu, nguyên liệu hóa dược) được chọn để nghiên cứu có hàm lượng Pb thỏa mãn yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành Dược Việt Nam.

4 3 2 1 Ip = (187  36) + (111  4) [PbII] R = 0,9999

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển và ứng dụng điện cực màng Bitmut để xác định vết chì và Cađimi trong một số đối tượng môi trường (Trang 123)