Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu phát triển và ứng dụng điện cực BiFE để xác định lượng vết Pb và Cd bằng phương pháp ASV. Mục đích cuối cùng là phải xây dựng được quy trình phân tích lượng vết Pb và Cd trong các đối tượng môi trường (trầm tích, đất, nước tự nhiên), và các loại mẫu khác như sinh hóa (máu, nước tiểu), dược phẩm. Để giải quyết những nhiệm vụ đó, trước hết cần khảo sát để tìm các điều kiện thí nghiệm thích hợp nhằm phân tích chính xác Pb và Cd bằng phương pháp ASV dùng điện cực BiFE. Các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
(1). Nghiên cứu xác định Pb và Cd trên điện cực BiFE bằng phương pháp ASV:
- Khảo sát đường von-ampe vòng để tìm hiểu đặc tính von-ampe hòa tan của Pb và Cd trên điện cực BiFE.
- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến tín hiệu hòa tan của Pb và Cd: + Kiểu điện cực làm việc (BiFE in situ và BiFE ex situ);
+ Thành phần nền, nồng độ BiIII để tạo điện cực làm việc, thế và thời gian điện phân làm giàu, tốc độ quay điện cực, tốc độ quét thế;
+ Kỹ thuật ghi tín hiệu hòa tan: von-ampe xung vi phân (DP), von- ampe sóng vuông (SQW);
+ Ảnh hưởng của các chất cản trở gồm: oxy hòa tan, anion; cation kim loại và chất hoạt động bề mặt.
- Đánh giá độ tin cậy của phương pháp bao gồm: độ lặp lại, độ nhạy, GHPH và khoảng tuyến tính.
(2). Áp dụng thực tế và xây dựng quy trình phân tích:
(mẫu vật liệu so sánh được cấp chứng chỉ - CRM).
- Áp dụng phương pháp ASV dùng điện cực BiFE để phân tích Pb và Cd trong một số mẫu thực tế (mẫu môi trường, sinh hóa và dược phẩm).
- Trên cơ sở các kết quả áp dụng thực tế, xây dựng quy trình phân tích Pb và Cd trên điện cực BiFE bằng phương pháp ASV (bao gồm cả kỹ thuật xử lý mẫu).