0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Kết luận chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG ĐIỆN CỰC MÀNG BITMUT ĐỂ XÁC ĐỊNH VẾT CHÌ VÀ CAĐIMI TRONG MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 50 -50 )

Từ tổng quan tài liệu cho thấy: việc xác định Pb và Cd, đặc biệt là xác định đồng thời chúng - hai kim loại độc thường có mặt trong các đối tượng môi trường, sinh hóa và dược phẩm - là rất cần thiết.

Để xác định trực tiếp (tức là không cần chiết, tách hoặc cô mẫu) những lượng vết và siêu vết của Pb và Cd trong các đối tượng môi trường, sinh hóa và dược phẩm, việc lựa chọn phương pháp ASV là hoàn toàn đúng đắn. Song, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu xác định Pb và Cd theo phương pháp ASV đều sử dụng điện cực làm việc là HMDE và MFE. Các điện cực thủy ngân (HMDE và MFE) gây lo lắng về môi trường nên không cho phép ứng dụng trong các thiết bị phân tích tại hiện trường (hay phân tích online). Nếu phát triển được điện cực màng bitmut (bitmut là một kim loại không độc) để phân tích lượng vết Pb và Cd bằng phương pháp ASV thì không chỉ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ thuật phân tích tại hiện trường, vì có thể thải bỏ bitmut ra môi trường. Mặt khác, điện cực BiFE dễ chế tạo nên nếu thành công, thì khi áp dụng sẽ có tính khả thi cao ở điều kiện các phòng thí nghiệm trong nước hiện nay.

Việc xác định trực tiếp và đồng thời lượng vết Pb và Cd theo phương pháp ASV, mà không cần giai đoạn làm giàu trước như chiết, cộng kết, tách sắc ký,... sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gây nhiễm bẩn hoặc mất chất phân tích. Tuy vậy, để loại trừ tối đa những nguy cơ đó nhằm nâng cao độ nhạy và hạ thấp GHPH của phương pháp, nhất thiết phải có môi trường phòng thí nghiệm sạch và sử dụng các hóa chất siêu sạch trong quá trình phân tích. Điều này cũng là một trở ngại đối với nhiều phòng thí nghiệm trong nước. Như

vậy, khi xây dựng một quy trình phân tích vết sao cho có tính khả thi cao ở trong nước, có thể phải chấp nhận giải pháp dung hòa: không yêu cầu phải đạt được GHPH rất thấp (cỡ  10-9 M) để khỏi phải đòi hỏi quá cao về độ tinh khiết của hóa chất và độ sạch của phòng thí nghiệm, song vẫn phải đảm bảo độ tin cậy của những kết quả thu được.

Phương pháp ASV dùng điện cực BiFE là một phương pháp mới phát triển ở nước ta và trên thế giới, nên các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm của phương pháp này, cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Mặt khác, việc xây dựng quy trình phân tích đồng thời lượng vết Pb và Cd cũng là một trong những đòi hỏi cấp thiết cho những nghiên cứu liên quan đến độc học và môi trường. Rõ ràng, nghiên cứu áp dụng phương pháp ASV với điện cực BiFE để xác định lượng vết Pb và Cd là một vấn đề thời sự và đây cũng là nghiên cứu đầu tiên ở nước ta. Nghiên cứu này sẽ góp phần mở ra một hướng đi mới trong việc giải quyết những đòi hỏi cấp bách của các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại trong lĩnh vực phân tích vết.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG ĐIỆN CỰC MÀNG BITMUT ĐỂ XÁC ĐỊNH VẾT CHÌ VÀ CAĐIMI TRONG MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 50 -50 )

×