1 Châm: răn, khuyên, điều răn.
2.1.2. Ưu thế của Nho giáo dưới triều Nguyễn so với các học thuyết triết học tôn giáo khác
triết học - tôn giáo khác
Vương triều Nguyễn được thành lập vào đầu thế kỷ XIX. Các vua Nguyễn đã ra sức xây dựng và củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế lấy Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng, nói cách khác, là làm nền tảng ý thức hệ cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Sự suy thoái đó được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bắt đầu từ những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, nhất là từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, tôn ti trật tự, kỷ cương xã hội không còn như thời Lê Sơ. Tư tưởng Chính danh, định phận mất dần ý nghĩa và hiệu lực đối với việc củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Uy quyền của nhà vua có nhiều dấu hiệu suy yếu. Giáo dục, thi cử gắn liền với Nho giáo và là con đường chủ yếu để người học đi vào quan lộ, càng ngày nó càng bị giảm sút sức hấp dẫn đối với các sĩ tử. Cùng với suy thoái của Nho giáo thì Phật giáo và Đạo giáo có hiện tượng phục hưng. Nhiều chùa, quán
được sửa chữa, xây dựng; nhiều quan lại, quý tộc, nhà giàu trở nên sùng mộ Phật giáo… Phải chăng, đó là dấu hiệu phản ánh sự khủng hoảng về tư tưởng, tinh thần của tầng lớp thống trị từng dựa trên nền tảng ý thức hệ Tống Nho làm tư tưởng chính thống, thúc đẩy họ tới việc tìm kiếm lối thoát về tinh thần và chỗ dựa mới cho chế độ quân chủ.
Trong bối cảnh lịch sử như vậy, để định hướng đường lối xây dựng, củng cố thể chế quân chủ cũng như thực hiện chủ trương đó, các vua nhà Nguyễn ngay từ đầu và trong quá trình trị vì đất nước đã tìm mọi cách khôi phục lại địa vị độc tôn của Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng cho chế độ, làm chất keo xã hội ràng buộc làng xã, thần dân với triều đình.
Mục đích của triều Nguyễn về khôi phục Nho giáo, đưa nó lên địa vị độc tôn, tức là địa vị “chính đạo” được thể hiện rõ ràng từ vị vua đầu tiên là Gia Long đến Tự Đức. Nhà Nguyễn đã thực hiện những biện pháp nhằm củng cố, phát triển Nho giáo và đồng thời hạn chế sự phát triển của các tôn giáo khác, chẳng hạn các chùa quán bị đổ nát mới cho phép sửa chữa, không được phép làm mới…
Tuy nhiên, do xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, triều Nguyễn rất chú ý tới việc khuyến khích nhân dân lưu truyền tín ngưỡng truyền thống như việc thờ cúng tổ tiên, các anh hùng, danh nhân văn hoá của dân tộc…. Việc làm đó một mặt, để được lòng dân, và mặt khác, phù hợp với giáo lý của Nho giáo mà triều đình đang đề cao củng cố chế độ.
Thời Lê Sơ, để độc tôn Nho giáo triều đình đã dùng nhiều biện pháp làm giảm dần ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo đối với lĩnh vực chính trị. Bản thân vua Lê Thánh Tông đã có những quan điểm phê phán Phật giáo về lý luận nhận thức, chẳng hạn ông cho rằng, con người ta sở dĩ có được nhận thức là do tai mắt, không thể có chuyện đưa ngón tay chỉ trăng mà làm cho người khác hiểu được. Nhà vua này cũng phê phán các hình thức mê tín dị đoan của Phật giáo và Đạo giáo, v.v. Song, đến thời Nguyễn, sự hạn chế đối với Phật giáo không tới mức căng thẳng như thời Lê Sơ, bởi đối tượng tôn
giáo mà triều Nguyễn chống đối kịch liệt chính là Thiên Chúa giáo. Thậm chí, để ổn định xã hội, nhà Nguyễn đã cố gắng làm cho lực lượng tín đồ Phật giáo phải phục tùng quyền uy của triều đình . Về vấn đề này , GS. Đỗ Quang Hưng có nhận xét : “Dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945) tuy Phật giáo vẫn được duy trì và phát triển ở mức độ nhất định để sự ổn định xã hội và thu phục lòng dân, nhưng lúc này Nho giáo được nhà Nguyễn đưa lên địa vị độc tôn, làm chỗ dựa về tư tưởng , chính trị , xã hội. Do vậy, việc xiển dương đạo pháp của không ít vị vua nhà Nguyễn xuất phát từ ý đồ chính trị đã xen vào Phật giáo, tất cả đều phục tùng uy quyền chính trị của “thiên tử”. Đồng thời việc sắc phong của triều đình đối với một số chùa, hòa thượng, tăng cang, kèm theo là một chuỗi các quyền lợi, đã hình thành một hệ thống các quan tự và quốc tự”[19; tr.36 - 39].
Còn giáo lý của Thiên Chúa giáo thì đi ngược lại với truyền thống dân tộc cũng như với “chính đạo” Nho giáo mà nhà Nguyễn đang chủ trương, do đó khi Thiên Chúa giáo vào Việt Nam đã gặp phải sự phản kháng rất gay gắt từ phía triều đình. Việc đề cao Thiên chúa không chỉ làm giảm uy quyền của thiên tử với vai trò “phụng thiên thừa mệnh” , mà còn xâm phạm đến một số nội dung đạo đức của Nho giáo , đã làm cho các thế hệ vua Nguyễn ra sức chống phá sự truyền bá và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội . Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn trong tư tưởng của các quân vươn g - nhà nho thời Nguyễn.
Khi Nho giáo bị mất vị thế và vai trò của nó trong nền giáo dục khoa cử, kéo theo là sự ảnh hưởng đối với đời sống xã hội không còn như trước nữa, ở Việt Nam đã xuất hiện các loại hình tôn giáo dân tộc như Cao Đài , Hòa Hảo đầu thế kỷ XX . Thời bấy giờ triều đình nhà Nguyễn đã chấp nhận (và không thể không chấp nhận ) sự hiện diện của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam , cộng với chủ trương mở rộng “nước chúa” ở phương Đông của thực dân Pháp, làm cho tôn giáo này phát triển ngày càng mạnh, và sự xuất hiện các
tôn giáo dân tộc trên tinh thần dung hợp các tôn giáo đang hiện diện ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.