Vai trò của Nho giáo trong việc xây dựng vương triều và xác lập quyền thống trị của nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 49)

lập quyền thống trị của nhà Nguyễn

Vua thay Trời trị dân, nắm tất cả mọi quyền bính. Vua chỉ chịu trách nhiệm trước Trời mà thôi. Vua là chủ tất cả ruộng đất, sông, núi, chủ của muôn dân. Người ta nói vua có tám quyền: một là “tước”, (tức là ban cho tước); hai là “lộc”, (tức là ban cho lộc); ba là “dữ”, (tức là cho bất cứ ai bất cứ

vật gì của nước); bốn là “trí”, (tức là cất nhắc mọi người, thu xếp mọi việc); năm là “sinh”, (tức là cho người được sống); sáu là “đoạt”, (tức là chiếm bất cứ cái gì của ai); bảy là “phế”, (tức là bỏ bất cứ cái gì đã đặt ra từ trước); tám là “tru”, (tức là giết bất kỳ ai). Lúc đầu, nhà Nguyễn lập Gia Định thành và Bắc thành dưới sự quản lý của tổng trấn, sau đó lại xoá bỏ, tất cả 29 tỉnh đều trực thuộc triều đình. Ở vùng núi, triều đình còn giao chức tri châu cho các tù trưởng, nhưng chế độ “lưu quan” kiểm soát các tri khá chặt chẽ. Cả bộ máy nhà nước tập trung vào một mối. Điều này thực tế là một bước tiến về mặt thống nhất quốc gia. Sự tập trung cao độ về quyền hành cai trị này hoàn toàn liên quan tới sự “thống nhất ý thức” bằng Nho giáo, một học thuyết được độc tôn từ thời Lê Sơ.

Nhà Nguyễn tuyên dương “Nhân trị” và “Đức trị”, theo tư tưởng của Khổng Tử: Dẫn dắt dân thì dùng đức, sắp xếp an dân thì dùng lễ; như vậy dân sẽ trọng liêm sỉ và sẽ vui lòng quy phục. Theo quan điểm của Nho giáo, đối với các nhà cầm quyền phong kiến không nên dựa vào vũ lực, hình phạt một cách thuần túy để cai trị, bởi nếu đặt quyền thống trị ở trên cái sợ của dân chúng sẽ không được bền vững vì không được lòng dân. Bảo nhân dân không oán trời trách người, bảo họ theo mệnh trời lệnh vua mà để họ không cơm ăn no áo ấm, thì đó là điều không thể chấp nhận được. Nhưng dù nghèo đi nữa mà có nhân đức công bằng thì cũng không sợ xảy loạn. Hơn ai hết, các vua Nguyễn đều hiểu rằng, cái họ cần lúc này là gì? Đó là nền chính trị “Đức hoá”. Do vậy, nhà Nguyễn muốn xây dựng chính trị theo đạo nhân, giáo dục đức hoá, gây phong tục, coi đó là một ưu điểm lớn trong việc trị đạo của nhà Nguyễn. Đồng thời, cùng với việc thi hành đường lối chính trị “Đức hoá”, nhà Nguyễn cho ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (tức bộ Luật Gia Long). Bộ luật này, có tham khảo bộ Luật Hồng Đức, đặt ra 15 điều khoản để xét xử các vụ kiện tụng trong nước, nhưng không thể kéo dài tình trạng tạm thời của việc thực thi luật pháp đó khi triều đại đã ổn định. Do đó, vào năm 1811, nhà vua sai Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài, tham khảo luật của Mãn Thanh để soạn

ra bộ Hoàng triều luật lệ. Bộ Hoàng triều luật lệ được soạn xong gồm 398 điều, được ban hành vào năm 1815. Trong lời tựa bộ Hoàng triều luật lệ, Gia Long nói rõ: “Trẫm cậy nhờ luật thánh thiêng liêng phù hợp mà dẹp yên bọn tiếm loạn, thống nhất non sông. Việc cai quản đất nước thường lấy giáo hoá làm đầu, mà công việc hình luật lại càng quan tâm đến hơn. Xem lại các luật của các đời thì thấy các đời Lý, Trần, Lê của nước Việt Nam ta, đời nào cũng có điển chế luật pháp của đời ấy. Thế nhưng đầy đủ nhất phải kể đến đời Hồng Đức (1470 - 1497). Các đời Hán, Đường, Tống, Minh của Bắc triều, sách luật lệ đời nào cũng có sửa đổi, và hoàn bị nhất là đời Thanh. Trẫm bèn sai các quan trong triều chuẩn theo pháp điển luật lệnh của các triều, tham khảo thêm luật lệnh đời Hồng Đức và của nhà Thanh cân nhắc tuyển chọn, xem điều nào đáng dùng, đáng bỏ, rồi biên tập lại thành sách. Trẫm tự mình xem xét, sửa chữa cho đúng đắn rồi ban hành khắp thiên hạ, để cho người ta biết đến bộ pháp điển ngăn chặn mọi tội ác này, sáng chói như đôi vầng nhật nguyệt, không còn chỗ nào ẩn giấu, những điều luật lệnh răn đe uy nghiêm như sấm sét, không kẻ nào dám phạm tội”[65; tr.16].

Trong lúc ban hành Hoàng triều luật lệ nhằm củng cố địa vị cũng như ổn định xã hội, thì nhà Nguyễn cũng lo việc “gây phong tục” chẳng những bằng việc nêu gương khen thưởng nghĩa phu tiết phụ, hiếu tử thuận tôn, phong thần cho rất đông bọn trung thần và có công với Nguyễn thất, mà còn làm ra 5 khoản “điều lệ hương đảng” (thời Gia Long) và “thập huấn điều” (thời Minh Mạng), buộc quan làng mỗi năm đến kỳ nhất định phải lập hương án, họp dân chúng, rao truyền tận thôn ấp.

Vấn đề “giáo hoá” được các vua nhà Nguyễn rất chú trọng và được thúc đẩy cấp bách. Gia Long vừa thắng trận một cách mệt nhọc, lòng dân chưa phục, loạn lạc như ngoạn lửa mới hạ mà than còn hồng, phải “giáo hoá” để thu phục nhân tâm, để rưới nước vào than; vì vậy mà có “ngũ điều”. Còn Minh Mạng thì ban “thập điều” sau khi dẹp xong các cuộc dấy binh ở Nam kỳ và Bắc kỳ. Minh Mạng nói: “Ta thường bảo Bắc kỳ phong tục kiêu bạc nên

nhân dân thích nổi loạn; không ngờ nơi dựng nghiệp vua (tức Nam kỳ) nay cũng có thói kiêu bạc ấy, thì so với Bắc kỳ có hơn được một nấc nào không? Đêm khuya nghĩ đến việc này, ta bất giác bàng hoàng, ngủ không yên giấc. Dân chưa giàu thì chưa có thể nói đến giáo hoá được, duy có điều sau khi loạn lạc, lòng người đã hơi biết hối ngộ, nhân lúc này mà dạy bảo thì dễ”[13; tr.321]. Mục đích của việc giáo hoá là làm cho phong tục trở thành thuần mỹ, đó cũng là kế sách giữ nước lâu dài, xã hội ổn định thì ngôi vua cũng được vững bền.

Kiên định sùng bái hệ tư tưởng Tống - Nho và chủ nghĩa giáo điều, khước từ cải cách, duy tân, thực hiện chính sách bài ngoại cô lập, khủng bố đạo Gia Tô, có thể nói, đây là những nội dung cơ bản của sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn.

Đường lối “trọng vương kinh bá” hay mối quan hệ giữa “nghĩa và lợi”, có thể nói, là đường lối cơ bản trong trị đạo của nhà Nguyễn. Nho giáo vốn dĩ đề cao vương đạo. Khổng Tử biên soạn kinh Xuân Thu theo thuyết “chính danh, định phận” để phân biệt ai vương, ai bá. Đạo trị nước nếu là vương đạo, thì lấy đức, lấy nhân, lấy giáo hoá, lấy người hiền mà trị, càng dùng ít hình phạt càng hay, càng không nhiễu dân càng tốt, được dân vui lòng thuận theo. Vương đạo thì bền lâu, thi hành vương đạo duy chỉ có bậc thánh vương, bởi thánh vương chỉ biết nhân nghĩa, vì cái lợi chung của thiên hạ mà trừ cái hại chung của thiên hạ, tự mình có đức sáng, dùng hiền tài và xa kẻ gian nịnh, lấy lễ đãi quần thần, tưới ân khắp chúng. Triều Nguyễn đã sử dụng đường lối này trong việc cai trị, cải hoá các phong tục tập quán, đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục và cho rằng, giáo dục cải hoá là phương thức hiệu quả nhất so với việc đàn áp bằng vũ lực. Thiệu trị (năm thứ 2) khi bàn về cách ăn mặc của dân Bắc Hà, đã bảo với triều thần rằng: “Cách ăn mặc từ Hà Tĩnh ra Bắc Hà theo tập quán quê mùa của các đời Đinh, Lý, Trần, Lê. Đức Hoàng Tổ ta thánh vũ sáng suốt, buổi đầu đại định đất nước, khó gì mà không ra được một lệnh thay đổi. Nhưng, thay đổi phong tục tất phải làm dần, phàm các chế

độ, pháp lệnh, trước hết cần phải đổi bỏ những điều phiền phức, còn về đồ mặc chưa rỗi để nghĩ đến” [13; tr.311].

Trị đạo thời Nguyễn, đã thực hiện các phương châm lớn. Trong sách

Phương đình văn loại (quyển giáp), có viết: “Kính nghĩ hoàng đế ta: Về đạo

đủ cả kính thiên, pháp tổ, cần chính, ái dân, còn về đức thì thế thân, tử dân, như viễn, năng nhĩ”[13; tr.289]. Điều đó muốn nói rằng, vua có đủ đạo đức trong việc cai trị thiên hạ. Vua Thiệu Trị cũng nêu lên bốn “châm”1

của trị đạo đó là: Kính thiên, pháp tổ, cần chính, ái dân. Thiệu Trị cho rằng: “Đó là bốn đầu mối của đạo làm vua, trẫm ngày đêm chăm chỉ, sớm chiều lo sợ, cũng chỉ là bốn việc ấy” [13; tr.290]. Thiệu Trị cũng như các vua Nguyễn, đã tập hợp các châm ấy lại, diễn giải truyền bá. Bằng hình thức trích lục những câu trong kinh, truyện, sử của Nho giáo để phân loại, làm thành nội dung cho mỗi châm, in thành sách phổ biến cho nho sinh, quần thần.

Trong châm “Kính thiên” viết rằng: “Trời sinh muôn dân. Ý trời khó biết. Ưa đức tốt. Phải thành tâm. Thông minh trí tuệ, trị dân được. Kinh sợ uy trời, vui lòng trị dân. Phải yêu phải kính mới hưởng. Chẳng quý thước ngọc mà quý tấc bóng. Không dám vùi lấp cái gì mà kẻ dưới giãi bày. Vâng chịu mệnh trời. Tiếng đức yên lặng; dân thì đổi lớn; vua thì rất kính. Mở rộng đức dân. Luôn luôn chăm chỉ một lòng”[13; tr.290]. Đó là nội dung liên quan đến mệnh trời và tư tưởng “thiên nhân tương dữ” của Hán Nho mà Đổng Trọng Thư đã đưa ra.

Trong châm “Pháp tổ”chép: “Gây nền vương giả, dựng nghiệp gian nan. Tiếng đức êm êm, lòng văn thoai thoải. Văn giới vũ bang; trời làm núi cao; phải rõ, phải theo, phải học đòi, phải trông xem. Đối với kẻ dưới phải giản dị. Đối với dân chúng phải rộng rãi. Tiếp thu ban hành, kẻ hiền tài đều được làm quan. Quy củ chẳng trái, khinh võ nhiều bề, noi theo phép thành. Kinh nghiệm vui vầy, bốn phương một lòng, giữ gìn nghiệp vua. Noi bước tổ

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)