Tính tất yếu của sự độc tôn Nho giáo dƣới triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 39 - 49)

Năm Nhâm Tuất 1802, vương triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh đặt chân lên đất Thăng Long, trở thành người chủ của toàn bộ đất nước, từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài. Xuất phát từ dòng họ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, hơn hai mươi năm chiến đấu với tâm nguyện: Nghĩa lớn kinh Xuân Thu không

gì lớn bằng trả thù (Lời Hịch khi tiến quân ra Bắc đánh Tây Sơn), sẵn sàng

thực hiện phương châm: Vì mục đích bất chấp biện pháp, Nguyễn Ánh cùng các tướng lĩnh của mình không khỏi mang trong lòng đầy mặc cảm khi đối mặt với tình thế mới. Hàng loạt những khó khăn đang đặt ra trước triều đình Nguyễn trong suốt thế kỷ XIX và có thể nói rằng, trong lịch sử dân tộc, không một triều đại nào ra đời và tồn tại trong một bối cảnh đầy thách thức như vậy.

Thứ nhất, cuộc chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn đã kết thúc bằng thắng

dưới chủ quyền của một tập đoàn phong kiến duy nhất và điều tất yếu phải xảy ra là sự hình thành một nhà nước mới do chính tập đoàn phong kiến đó thống trị, được xem là ngang tầm với các triều đại Lý, Trần, Lê. Đối với Nguyễn Ánh đây là một thách thức lớn trong sự khẳng định tính chính nghĩa của vương triều mà dư luận xã hội đang diễn ra nhiều chiều, trong đó phần lớn không thừa nhận triều Nguyễn. Vậy thách thức ấy được triều Nguyễn đối phó ra sao để vừa hoàn thành được tâm nguyện của triều đại, lại vừa không gây nên những phản ứng, những biến động lớn trong xã hội. Trong lúc tiến quân ra Bắc Nguyễn Ánh đã nói: “Bắc Hà là nước cũ của nhà Lê, từ khi liệt thánh ta xây dựng cơ nghiệp ở miền Nam, hơn 200 năm vẫn theo chính sách nhà Lê. Gần đây, Tây Sơn trộm quyền, ta phải lo dụng binh chỉ là để phục thù mà thôi. Nay bờ cõi đã được khôi phục mà đầu sỏ lại trốn ra Bắc…Vậy thì sau khi bắt được tội nhân rồi, đối với nhà Lê sẽ ra sao?”[79; tr.23]. Như vậy, sự việc này đã gây những mặc cảm cho Nguyễn Ánh. Trước hết, dòng họ Nguyễn, tổ tiên của ông, vốn là cựu thần của nhà Lê, hai trăm năm trước tuy làm chủ Đàng Trong, nhưng chưa từng là một vương triều hoàn toàn độc lập, dù cho bậc tiền bối Nguyễn Phúc Khoát của ông đã có những động thái cho việc đó. Giờ đây, việc không cần đến sự khôi phục nhà Lê để thành lập một triều đại mới liệu có hợp với lòng người, nhất là đối với người Bắc Hà hay không? Phải chăng, những ý đồ thoán đoạt ngôi vị nhà Lê của họ Trịnh trước đây không để lại một bài học gì cho Nguyễn Ánh hay sao? Sau nữa, sự “hợp binh dấy nghĩa” trong suốt mấy chục năm ở đất Gia Định vốn “chỉ là để phục thù cho dòng họ mà thôi”, chứ đâu có ý đồ giành quyền bá chủ thiên hạ.

Thấu hiểu tâm tư của chủ, một số triều thần đã viện đủ lý do: “Từ khi vua Lê chạy sang nước Thanh, đi không thấy trở lại, đất Bắc Hà đã lọt vào tay giặc Tây Sơn rồi. Huống chi, từ khi quân nhà vua (chỉ Nguyễn Ánh) lấy lại đô cũ đến nay, những tôi dân nhà Lê không một ai ứng nghĩa đánh giặc, thế nhà Lê không dấy lại được nữa đã có thể thấy rõ rồi. Nay ta diệt được giặc Tây Sơn, chiếm được đất đai, đó là ta lấy được ở giặc Tây Sơn chứ không phải lấy

ở nhà Lê…Nay ta đánh miền Bắc mà vẫn dùng niên hiệu nhà Lê e rằng người Bắc bảo ta mượn tiếng phù Lê, chi bằng cứ chính đế vị, đổi niên hiệu, bày tỏ đại nghĩa với thiên hạ, như thế thì được nước là chính đáng, không ai dị nghị được”[79; tr.24]. Nguyễn Ánh yên lòng với sự ủng hộ của các tướng lĩnh thân cận, song vẫn tạm gác vấn đề đó lại. Đợi đến mấy ngày sau, khi phần đông triều thần chính thức tâu: “Cúi xin vương thượng…trên vâng ý Trời, dưới theo lòng dân, sớm lên ngôi tôn, xuống chiếu đổi niên hiệu”[79; tr.24].

Ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (31-5-1802) Nguyễn Ánh cho lập đàn ở đồng An Ninh (Thừa Thiên) tế cáo trời đất, “đặt niên hiệu là Gia Long”[79; tr.24]. Nhưng đây chỉ là bước thứ nhất của giải pháp. Bởi vì, theo lễ giáo Nho gia, việc đặt niên hiệu là một tiêu chí pháp lý ghi nhận sự tồn tại của một ông vua, đứng đầu một quốc gia riêng biệt. Do vậy, việc Nguyễn Ánh đặt niên hiệu chưa hợp lẽ cho lắm. Điều này, hơn ai hết Nguyễn Ánh hiểu rất rõ, và ngay cả bậc tiền bối của ông là Nguyễn Phúc Khoát cũng chưa dám đặt niên hiệu. Chỉ sau khi tình hình đất nước đã tương đối ổn định, năm 1806, vua Nguyễn chính thức “lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hoà” xuống chiếu bố cáo trong ngoài. Và như vậy, sau bốn năm, thách thức này mới được giải quyết đầy đủ.

Thứ hai, đó là cuộc cải cách về mặt hành chính, tạo ra sự nhất thể hóa

về cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự thận trọng cao trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu. Điều này đã được Gia Long và Minh Mạng từng bước khắc phục. Gia Long đã từng có suy nghĩ rằng, “Bắc Hà là nước cũ của nhà Lê” sau hơn 10 năm dưới triều Tây Sơn, đặc biệt trong tư tưởng của cựu thần nhà Lê, giới sĩ phu Bắc Hà tỏ ra không phục triều Nguyễn. Do đó, sau khi sắp hồi loan về Phú Xuân, Gia Long đã hạ lệnh hợp mười một trấn phía bắc của Thanh Hoá, nơi mà “dân vật đều mới mà thành Thăng Long lại là nơi quan trọng của Bắc Hà”[79; tr.25] làm Bắc thành, cử Nguyễn Văn Thành, một vị tướng vừa có công lớn, vừa hiểu biết ít nhiều về chính trị, làm tổng trấn “ban

cho ấn sắc, phàm những việc cất bãi quan lại, xử quyết kiện tụng đều được tuỳ tiện mà làm rồi mới tâu sau”[79; tr.25], đặt ba tào Hộ, Binh, Hình…theo tổng trấn xét biện công việc. Với sự kiện này, Bắc Hà trở thành một đơn vị hành chính tự trị, chỉ chịu sự chỉ đạo chung của vua ở trung ương. Năm 1804, nhà Nguyễn nhất thể hoá bộ máy chính quyền ở các trấn, dinh trên toàn quốc và sau đó đổi tên gọi hầu hết các dinh Đàng Trong trước đây thành trấn.

Năm 1831, trong một cuộc hội đàm với các triều thần, Minh Mạng theo đề nghị của họ đã quyết định bắt chước các triều đại Minh, Thanh của Trung Quốc về mặt tổ chức hành chính quốc gia: “đến Minh, Thanh châm chước ngày càng kỹ…nên mô phỏng mà làm, tưởng cũng có lợi nhiều lắm”[79; tr.26]. Cuộc cải cách hành chính địa phương theo mô hình Minh, Thanh bắt đầu ở Bắc thành, sau đó là Gia Định thành. Cũng theo cách của nhà Thanh, Minh Mạng đã tiến hành cải cách hành chính ở miền núi và các vùng dân tộc ít người.

Như vậy, đây là cuộc cải cách lần thứ hai sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, cả nước được nhất thể hoá về mặt hành chính. Song, đây không phải là cuộc cải cách đơn thuần về mặt hành chính, mà nó còn có ý nghĩa to lớn hơn đối với triều đình Nguyễn, đó là thống nhất bộ máy chính quyền tập trung từ trung ương tới địa phương. Như Minh Mạng đã nói: “Duy ta nghĩ các hạt Bắc kỳ (Bắc Hà cũ) năm trước trộm cắp lan tràn, sau khi chia đặt tỉnh quan, ngày dần yên ổn”[79; tr.27]. Năm 1838, khi nhận thấy quốc hiệu Đại Việt vẫn thông dụng, đặc biệt là Bắc kỳ, ông đã hạ lệnh: “Từ nay về sau quốc hiệu phải gọi là Đại Nam…quyết không được nói lại hai chữ Đại Việt”[79; tr.27]. Có thể nói, lần cải cách hành chính (1831 - 1832) mà vua Minh Mạng tiến hành, đã đánh dấu một mốc son lịch sử quan trọng trên con đường thống nhất đất nước cũng như mở rộng quy mô cương vực của quốc gia.

Uy thế đang lên của Việt Nam thời bấy giờ khiến một số nước khác ở Đông Nam Á như Vạn Tượng (vùng Viên Chăn ngày nay), nước Nam Chưởng (vùng Luông Phrabăng ngày nay) đều về thần phục để xin bảo vệ

chống lại các cuộc xâm lăng có thể gọi là thường xuyên từ phía vương quốc Xiêm La. Trong các quốc gia lân cận, Miến Điện mấy lần tỏ ý muốn thiết lập bang giao với nước ta. Mặt khác, trước ảnh hưởng ngày càng suy giảm của nước mình, người Xiêm tuy vẫn ngấm ngầm quấy nhiễu Việt Nam bằng cách dung túng quân phản nghịch Cao Miên và sinh sự với các tiểu vương quốc Lào, nhưng bề ngoài vẫn cho sứ đi lại để giả sự hoà hiếu.

Vua Gia Long đã tiếp nhận của quá khứ một di sản khá nặng nề, đòi hỏi nhà Nguyễn phải hướng mọi cố gắng và sức lực vào việc thiết lập một cơ sở vững chắc cho triều đại mới, đồng thời trùng tu, kiến tạo lại xứ sở đã bị tan nát đến tận cội rễ sau một thời nội chiến dai dẳng và ác liệt.

Xuất phát từ thực trạng đó, trong lĩnh vực cai trị, việc áp dụng nguyên tắc tập quyền tất nhiên bị hạn chế bởi hai mặt: thứ nhất, hạn chế về tâm lý, phải làm thế nào để dân chúng quen dần với chính quyền trung ương duy nhất mà không lệ thuộc hoàn toàn và trực tiếp vào tổ chức địa phương vốn được định hình sau hàng thế kỷ chia rẽ, và thứ hai, là hạn chế về kỹ thuật phát sinh do cơ cấu tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, nghĩa là phải áp dụng kỹ thuật giao thông liên lạc thích hợp để việc giải quyết các sự vụ một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn. Có thể nói, chính sách của triều Nguyễn thời Gia Long trong giai đoạn này đòi hỏi tính mềm dẻo, linh hoạt để khôi phục lại chế độ quân chủ tập quyền, thống nhất tổ chức hành chính địa phương có nhân nhượng với thực trạng xã hội.

Những yêu cầu trên đây đặt ra cho triều Nguyễn nhiệm vụ, phải chú ý hơn nữa để xây dựng một bộ máy hành chính đủ sức điều hành đất nước một cách hiệu quả. Có lẽ, thấu hiểu được tầm quan trọng của việc đưa đời sống xã hội vào kỷ cương, cho nên Gia Long vừa lên ngôi được vài năm đã lệnh cho Nguyễn Văn Thành phụ trách việc biên soạn bộ luật chính thức của vương triều Nguyễn. Đó là bộ Hoàng triều luật lệ (tức luật Gia Long) với mục đích thiết lập vương quyền và đưa đời sống xã hội đi dần vào thống nhất, ổn định.

Về thực chất, bộ luật này đã kế thừa gần như toàn bộ Quốc triều hình

luật (tức bộ Luật Hồng Đức) thời Lê Sơ và được bổ sung thêm một số điểm

của luật lệ nhà Thanh. Quốc triều hình luật, ra đời như một hệ quả tất yếu của sự kết hợp “Đức trị” và “Pháp trị”, đồng thời là hệ quả độc tôn Nho giáo thời Lê Sơ. Nó góp phần vào lĩnh vực quản lý xã hội và con người, thiết lập và duy trì trật tự xã hội phong kiến trung ương tập quyền, lấy Nho giáo làm nòng cốt cho hệ tư tưởng của triều đại.

Vua Gia Long sau khi lấy được nước, không đi theo hệ tư tưởng tư sản phương Tây mà “người đỡ đầu” cho công cuộc “tranh giành quyền lực” của Nguyễn Ánh là nước Pháp. Gia Long cũng không học tập nước Xiêm La lấy Phật giáo làm quốc giáo mà tiếp tục đi theo con đường độc tôn Nho giáo mà thời Lê Sơ đã thực hiện.

Theo chúng tôi, sự độc tôn Nho giáo lần thứ nhất đã giúp triều đại Lê Sơ thiết lập được bộ máy cai trị từ trung ương tới địa phương. Nho giáo đã góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt sự ràng buộc và sự lệ thuộc của con người vào bộ máy nhà nước trung ương tập quyền. Thêm nữa, thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, không chỉ để lại cho triều Nguyễn những hậu quả không nhỏ như tình trạng cát cứ, các giá trị đạo đức truyền thống bị huỷ hoại, mà còn cả mối đe doạ thường trực về sự tái diễn của cuộc khủng hoảng mới. Vì vậy, Nguyễn Ánh (tức Gia Long) không thể tìm thấy một công cụ hữu hiệu nào tốt hơn Nho giáo, bởi nó vừa thiết lập và bảo vệ được chính quyền, vừa đảm bảo quyền lợi cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.

Thêm nữa, chủ trương độc tôn Nho giáo triều Nguyễn được xuất phát từ những tiền đề về chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như tư tưởng và văn hoá Đại Nam. Bởi vì, cho đến khi nhà Nguyễn thành lập năm 1802, ngoài Nho giáo thì các tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo không thể là phương tiện, công cụ hữu hiệu trong việc thiết lập bộ máy thống trị và cai quản đất nước được. Nếu như thời nhà Lý, Trần dù Phật giáo là quốc giáo, nhưng bản thân

Phật giáo vốn dĩ không đặt ra cho nó nhiệm vụ chính trị là quản lý nhà nước, chính vì vậy mà Nho giáo mới có điều kiện từng bước chiếm lĩnh địa hạt chính trị. Còn nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo trong điều kiện đất nước vừa trải qua mấy thế kỷ chiến tranh ác liệt, tình hình cát cứ nặng nề, là điều tất yếu dễ hiểu.

Thứ nhất, sự độc tôn Nho giáo thời Lê Sơ đã góp phần hoàn thiện bộ

máy cai trị thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nho giáo với phương diện đạo đức của nó đã thắt chặt sự lệ thuộc của con người vào cơ cấu tổ chức nhà nước. Thứ hai, trong số các học thuyết đang hiện diện ở Việt Nam thời bấy giờ, chỉ có Nho giáo là học thuyết đề ra nhiệm vụ quản lý nhà nước và xã hội một cách rõ ràng, cụ thể hơn cả. Thứ ba, ảnh hưởng của các tư tưởng phương Tây mà chủ yếu là Thiên Chúa giáo chưa đủ mạnh để gạt bỏ “cái truyền thống” hàng trăm năm của dân tộc, kể cả tư tưởng dân chủ tư sản có ảnh hưởng chăng nữa, cũng không vượt qua tư tưởng quân chủ vốn đặt quyền lợi hoàng gia lên hàng đầu.

Lịch sử cụ thể của đất nước cho thấy, dù cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn ít nhiều mang tính chất của một cuộc cải tổ xã hội, nhưng rốt cuộc vương triều Quang Trung vẫn phải tìm đến Nho giáo để tìm con đường trị nước, ổn định xã hội. Vì thế, đến lượt mình, nhà Nguyễn sau khi lấy được nước, đã thực hiện việc tái thiết chế độ quân chủ chuyên chế như chúng tôi đã trình bày ở trên, thì chủ trương độc tôn Nho giáo trở thành tất yếu không thể khác được.

Với chủ trương độc tôn Nho giáo, nhà Nguyễn như tìm được tư tưởng cứu cánh ở học thuyết này, đó là tư tưởng: “Trời”, “mệnh”, “mệnh trời”. Ở đây, nhà Nguyễn luôn xác định thiết lập hệ tư tưởng lấy Nho giáo làm trụ cột mà thực chất là dòng chính thống Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ đạo của Khổng Tử lúc này không còn nguyên bản của nó, vì trong quá trình phát triển của lịch sử, dòng tư tưởng đó ít nhiều đã bị biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển của

mình, cùng với nhu cầu lịch sử mà Hán Nho, Tống Nho dường như ít nhiều đã đi “trệch đường” của Nho giáo Khổng - Mạnh. Song, ở Trung Quốc và Việt Nam các triều đại phong kiến lấy Nho giáo làm nòng cốt hệ tư tưởng phục vụ đường lối trị nước và bảo toàn lợi ích của giai cấp phong kiến là điều bất di bất dịch.

Tư tưởng mệnh, mệnh trời, trước hết là một vũ khí chính trị sắc bén của các thế lực phong kiến, đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu để trấn an dân chúng. Vua lĩnh mệnh trời mà trị dân. Người chiếm được nước là được mệnh trời, ở đâu có quân chủ chuyên chế thì ở đó tư tưởng mệnh, mệnh trời được đề cao và thịnh hành dưới hình thức này hay hình thức khác, nhờ đó mà uy thế của nhà vua được đề cao. Nhà vua đã lĩnh mệnh trời, chỉ chịu trách nhiệm với

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)