1 Châm: răn, khuyên, điều răn.
2.3.1. Ảnh hưởng đến một số lĩnh vực liên quan đến quan điểm của các nhà nho đương thờ
các nhà nho đương thời
Thứ nhất, quan điểm về đường lối trị nước:
Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã chủ trương đường lối trị nước bằng việc kết hợp đức trị với pháp trị, cụ thể là ông đã cho biên soạn và ban bố Hoàng triều luật lệ. Đường lối này đã được các thế hệ vua Nguyễn sau ông duy trì và phát triển . Tư tưởng về đường lối trị nước của các quân vương - nhà nho đã ảnh hưởng mạnh đến các nhà nho khác, trong đó nổi bật là Phạm Quí Thích (1759 - ?), Nguyễn Văn Siêu (1795 - 1872), Nguyễn Đức Đạt (1824 - 1887) và một số nhà nho khác ở thế kỷ XIX.
Phạm Quí Thích tự là Dữ Đạo, hiệu là Lạp Trai, đậu tiến sĩ năm 1779. Khi Gia Long lên ngôi (1802) ông bất đắc dĩ ra làm quan với chức Thị trung
học sĩ, sau đó cáo bệnh lui về dạy học. Trong “Bài luận tỉnh tuế” (Vua xét
từng năm, tức là xét năm thì biết đức tính của nhà vua) ông đề cập đến ngôi vị
và trách nhiệm của nhà vua như sau: “Vua tức là trời. Đạo trời không làm gì mà bốn mùa chuyển vận thành năm, mưa, gió, nắng, rét là những biểu hiện do hai khí âm dương khua động muôn vật một cách về tâm. Đạo cực của vua2
dựng lên mà muôn dân theo đức hóa, đức, lễ, hình chính là những điều mà ông vua cùng với muôn loài cùng lo lắng [để làm cho tốt]. Vì vậy, ngôi vua ngang với ngôi trời và lòng vua chu lưu của bốn mùa. Bốn mùa hợp lại thành năm, đức nhà vua hợp lại thành đạo trị. Đạo trị tốt hay xấu biểu hiện ra ở giữa mối quan hệ trời và người, mà cái cớ đúng hay sai đều do một thân vua gây ra <…> Nhưng việc trời thì đơn giản mà việc dân thì phiền phức, người làm vua lại là người vâng mệnh trời để chăm nom dân cho nên lại phải xét đến số của Lạc Thư3
nữa <…> Ngôi của vua ở giữa có cái chức vụ rất lớn, trách nhiệm rất nặng và cái điều xét của vua phải rất thiết thực, rất tinh tế”[77; tr.14 -15].
Ngoài ra ông cũng đề cập đến vấn đề quan hệ “quân - dân”, cụ thể là vấn đề nuôi dân. Ông viết: Việc trị thiên hạ cốt ở “thế” mà thôi. “Thế” ở đâu thì “đạo” và “pháp” ở đấy mà ra. Đạo thống nhất mà pháp không thống nhất thì dù trăm chiều biến đổi vẫn không xa lìa được. Pháp không thống nhất mà đạo không thống nhất thì có thể theo đòi mà thay đổi nhưng cốt yếu phải về đến chỗ vô tệ4
mới được. Cái đạo trị dân chúng qua dạy và nuôi mà thôi. Các đời sau dạy dân không giống như tiên vương, nhưng về việc làm cho cha con, anh em, người lớn, người nhỏ ai nấy đều được đâu vào đấy thì không có gì khác đời xưa. Thế là pháp không thống nhất mà đạo vẫn thống nhất đó”[77; tr.21].
Nguyễn Văn Siêu là học trò của Phạm Quí Thích, hiệu là Phương Đình, từng đỗ Phó bảng năm 1838, làm quan đến Án sát sử . Nguyễn Văn Siêu
2
Thiên Hồng Phạm của Kinh Thư nói: “Vua dựng nên đạo cực”, nghĩa là vua ăn ở cho phải đạo rất mực để làm khuôn phép cho thiên hạ.
3
Hà đồ: xem Hà đồ và Lạc thư.
4
lớn lên vào lúc triều Nguyễn đã được xác lập , kỷ cương thiết chế đã được ban hành, đường lối chính trị của triều đình đã được ấn định . Tư tưởng về đường lối trị nước theo tinh thần Nho giáo của Nguyễn Văn Siêu được thể hiện khá rõ nét trong “Phương Đình văn loại”, một tác phẩm mà có rất nhiều thể loại như chiếu, biểu, nghị, văn bia, văn chuông, văn tế, v.v. Ông viết: “Từ ngôi chính giữa dựng nên khuôn phép, lấy đạo chính mà trị thiên hạ, lấy lòng thành mà giá ngự thần dân, suy nghĩ về nguồn sâu sách vật, trí tri của Khổng Mạnh, chăm chú vào lòng thực kính thừa của đế vương” [77; tr.62].
Trong tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại, Nguyễn Đức Đạt đã thể hiện chủ trương Nhân chính, tức đề cao đạo đức trong đường lối trị nước, nhưng ông cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và rất coi trọng pháp luật. Nguyễn Đức Đạt ví pháp luật như dây cương hàm thiếc mà người làm vua nhất định phải dùng để điều khiển quan lại mà ông ví là ngựa, không có dây cương hàm thiếc thì vua không điều khiển được quan lại, quan lại không trị được dân. Ông nói: “Bỏ pháp luật không dùng sao trị được người”[10; q2.tr.157]. Tuy nhiên, ông cũng không tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật, ông cho rằng: “Pháp luật không thể bỏ được nhưng cũng không thể trông cậy cả vào nó được”[10; q.2.tr.157]. Và ông nói tiếp: “Quyền là cân nhắc ở chỗ sợ hoặc yêu. Dân không sợ là vì vua không có oai, dân không sợ là vì vua không có đức. Đức nhiều thì vua được dân yêu, oai nghiêm nhiều thì vua được dân trọng”[10; q3.tr.275]. Và, để được dân yêu, dân trọng thì ông kêu gọi nhà cầm quyền phải biết tu thân sửa tính: “Trị nước gốc ở yên dân, yên dân cốt ở tu thân, tu thân cốt ở sửa tính” [10; q2.tr.150].
Trong quan hệ giữa vua - quan - dân, theo Nguyễn Đức Đạt là gắn liền giữa bổn phận và trách nhiệm. Ông đã có những yêu cầu đối với quan, dân trong việc thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình, ông cũng như những nhà nho khác, cho rằng trời sinh ra vua, vua vâng mệnh trời mà trị dân, ông chỉ nhấn mạnh một điều là đấng minh quân - tức người làm vua phải siêng năng, chăm chỉ muôn việc, và sau cùng, Nguyễn Đức Đạt đã có quan
niệm về vai trò của thiên tử, đó là vâng theo mệnh trời, được thần thánh hoá. Trong “Thần liêu” (Đạo làm tôi), ông viết: “Gọi là trái vua thực ra là trái Trời”[10; q4.tr.280].
Thứ hai, quan niệm về giáo dục, đào tạo:
Khi đề cập đến vấn đề về con người, Nguyễn Văn Siêu cho rằng, các yếu tố tinh thần có sẵn từ khi con người mới sinh ra, nhân, nghĩa, lễ, nhạc là những điều ai ai cũng có, duy có người thì giữ được, có người thì đánh mất . Vì vậy, ông thấy cần phải trả lại cho con người cái mà họ đã đánh mất , từ đó theo ông là cần phải giáo dục lễ giáo cho họ , nói chính xác hơn là đào tạo nên những con người lý tưởng cho xã hội .
Quan điểm giáo dục, đào tạo của Nguyễn Văn Siêu thể hiện ở việc ông bàn về học. Theo ông, việc học “hãy lấy ngay lời thánh để chứng minh cho lời thánh may ra có thể được rõ ràng hơn, như câu “học rộng về văn, rút lại bằng lễ”. Thế có nghĩa là học giả nên trước hết rộng tìm những điều đã ghi chép ở trong kinh sách như lời nói, việc làm trước, cùng mọi việc mọi vật, không gì không đọc kỹ và thể nhận ra, như thế gọi là học <…> Nhưng đường lối học là phải gần thầy, chọn bạn. Bạn giúp ích cho ta ở chỗ đẽo, cắt, mài, dũa đi đôi vối nhau mà không lúc nào dời <…> Học giả với hai điều kể trên, trong ngoài đều dụng công, ta với người được nhất trí. Mình chỉ cần làm thế nào có điều “có thể biết được” mà thôi, chứ không có một chút lòng nào vụ ngoại, cầu danh cả. Như thế gọi là quân tử nho. Bằng như mình đã biết mà người lại không biết, mà còn có ý giận, thế là chưa thoát khỏi ý nghĩ vụ ngoại, tất sẽ đi tới chỗ tiểu nhân nho, không phải là người mà thánh nhân vẫn gọi là quân tử”[77; tr.44 - 45].
Bàn về học vấn, ông viết: “Người ta nếu đi sâu về học vấn, lúc tĩnh thì thể nghiệm ở mình, lúc động thì phối hợp với mọi việc, thực hiện những điều mà ta đã nắm được, để bảo toàn những cái mà ta có sẵn <…> Song học đến bực ấy, có ai tới được? Ai không tới được? Người ta ai cũng tới được cả. Người mà không tới được là bởi tại họ tự hạn chế mà thôi. Những người ấy
chỉ nghĩ tới trách nhiệm ở một thời mà không nghĩ tới trách nhiệm ở ngày khác, cho nên chỉ dụng chí ở ngọn mà không biết dụng chí ở gốc”[77; tr.76].
Là người có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giáo dục thời Nguyễn, Nguyễn Đức Đạt cho rằng, nhờ có học mà “người dại cũng hoá khôn. Không học thì khôn không bằng dại”[10; q.1tr.8]. Việc học quan trọng như vậy, cho nên ai ai cũng phải học, già trẻ giàu nghèo đều phải học.
Mục đích việc học là để tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, chớ không phải là để làm quan: “Người quân tử học là vì mình, không phải học để làm quan. Vì mình, cho nên học suốt đời. Kẻ học để làm quan thì chỉ học khi chưa được làm quan, đến khi đã được làm quan thì thôi không học nữa”[10; q1.tr.15]. Ngoài ra, Nguyễn Đức Đạt còn bàn về phương pháp học tập tự
nhiên, được ông xem là lối học cao sâu hơn cả: “Tục Nho lấy sách làm thầy;
thư Nho lấy lễ làm thầy; thông Nho lấy trí làm thầy; thạc Nho lấy nghĩa làm thầy; chân Nho lấy tự nhiên làm thầy”[10; q1.tr.64]. Ở đây, Nguyễn Đức Đạt phê phán lối học chỉ vùi đầu vào sách vở, ông nói: “Người quân tử mà chỉ chuyên về sách là lối học lấy tai mắt mà truyền, chứ không phải lấy tinh tuý, chẳng qua chỉ là trang sức bề ngoài, giả mạo mà thôi”[10; q1.tr.65].
Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử, cũng như tầm ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo chính thống với lối học từ chương mà quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về “học tập tự nhiên” như một phương pháp mới, độc đáo lại không được ông lý giải một cách cụ thể. Rốt cục, ông lại phô trương sự thông hiểu điển cố: “Học giả chứa nhiều điển cố mà khéo vận dụng, khu khiển, thế là người học giỏi. Vì bằng biết nhiều điển cố mà không viết ra thì cũng như người lái buôn có tiền, nhưng không mua bán, thì có hơn gì người không có tiền”[10; q1.tr.46].
Với Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), giáo dục ý thức đạo đức Nho giáo là điều kiện tốt nhất để mọi người nắm được đạo trung, hiếu, tiết nghĩa:
“Thánh xưa hiền trước để lời,
Học cho biết lẽ quân thần,
Biết phần phụ tử, biết phần hiếu trung”[78; tr.218].
Niềm tin của Nguyễn Đình Chiểu vào đạo của thánh hiền và những giáo điều của Nho giáo có ý nghĩa phổ biến trong tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến.
Nói tóm lại , tư tưởng giáo dục của các nhà nho thời N guyễn do chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ trương độc tôn Nho giáo, cho nên mục đích của việc học suy cho cùng là để thực hiện đạo của thánh hiền, nói cách khác, là để thực hiện trong cuộc sống thực tiễn những lời giáo huấn của thánh nhân đối với con người, làm cho trật tự đẳng cấp xã hội được tôn trọng mà đỉnh cao của nó là thiên tử.
Thứ ba, quan niệm về đạo đức và các mối quan hệ xã hội:
Về phương diện đạo đức, Phạm Quí Thích chịu ảnh hưởng của Tống Nho, cho rằng, tâm con người chia ra làm hai, gồm nhân tâm và đạo tâm. Con người cần phải tu luyện nhân tâm, khắc phục những sai trái để qui về đạo tâm, tức là đạt tới chỗ tâm không có lỗi.
Ông viết: Người ta sinh ra là nhờ cái “khí” của trời đất để thành hình, đồng thời cũng nhờ cái “lý” của trời đất để thành tính. Tính của người ta có năm đức thường5, phát sinh ra lòng biết yêu thương, biết hổ thẹn, biết nhún nhường và biết điều phải điều trái. Nhưng khi nó biểu hiện ra công việc giữ mình tiếp người thì quan trọng nhất là những điều lễ, nghĩa, liêm, sỉ <…> Cho nên người biết giữ lễ nghĩa gọi là sĩ, người biết “mài dũa mình cho được phẩm hạnh đứng đắn, chí khí vững chắc gọi là sĩ, biết “xét mình để thấy được điều sỉ, gọi là sĩ. Sở dĩ lễ, nghĩa, liêm, sỉ được nêu tên ra là để kẻ sĩ phải thực hành cho đầy đủ. Nếu kẻ sĩ đối với bốn điều ấy biết theo theo nó không để xa rời, giữ gìn nó không để sai lạc, khi còn ở bậc dưới thì làm khuôn mẫu cho dân tục, khi làm nên thì làm cho nó có công dụng, để giúp đỡ cho giáo hóa, giữ gìn cho luân thường, những thói ngông càn sa ngã, cùng những việc cẩu
5
thả đê hèn, không chút bợn đến thân mình, thì ngõ hầu mới hưởng được vinh danh mà không đáng thẹn”[77; tr.8 - 9].
Khi bàn về tính chất quan trọng của chữ “thành” trong đạo đức Nho giáo ông viết: “Thánh chỉ là “thành” mà thôi. “Thành” là gốc của ngũ thường, là nguồn của trăm nết tốt. Nhưng bậc thánh là bậc vô vi không làm gì. Tức như câu (Châu Đôn Di) đã nói: “Noi theo tính, yên với tính gọi là bậc thánh”, nếu chưa đến được bậc thánh thì không thể gắng công “phục” và “chấp”6
<…> Xưa nay những người học giả có chí, ai không mong được “thành”? Nhưng “thành” có phải dễ đâu. Nó thường bị khí và tình làm lụy. Khí thường nóng nảy, hăng hơn ngựa lồng, đối vối “thành” nó rẽ đi ngược đường. Nếu không có “kính” lấy gì làm cương để ghìm nó lại? <…> Người đi học phải từ cái “kính” mới học mà giữ lấy nó, noi theo nó, thành thục với nó, yên vào nó, để đi đến chỗ toàn thể không gì là không “kính”. Như thế thì cái thành của người cố gắng làm được biết đâu mà chẳng cùng với cái “thành” của trời sinh, mà cùng hợp vào làm một”[77; tr.11 - 12].
Nguyễn Văn Siêu là người bàn nhiều đến đạo đức của Nho giáo qua các khái niệm như “hiếu” , “nhân”. Trong Luận Ngữ trích giảng, ông viết : “Khổng Tử bảo Tử Du rằng , “đời nay gọi là hiếu chỉ biết nuôi được cha mẹ. Đến như giống chó ngựa cũng đều được người nuôi cả . Nếu nuôi cha mẹ mà không biết kính thì lấy gì mà phân biệt được” . Ta ngẫm ý nói của Khổng Tử là than thở về người đời bấy giờ không biết lấy lẽ thờ cha mẹ mà chỉ biết nuôi nấng về khẩu thể và tự cho đã là hiếu. Họ không hiểu rằng, loài vật cũng cần có người nuôi và việc người nuôi loài vật không phải là hiếu. Gọi là hiếu với cha mẹ thì ngoại việc phải nuôi dưỡng cha mẹ còn phải biết kính cha mẹ nữa. Đó là chỗ tự phân biệt của đạo làm người. Còn như lời giải thích của Tập chú7
không khỏi thương tổn đến ý câu nói” [32; tr.43]. Như vậy , ông đã có quan
6
Phục và chấp: người chưa đến bực thánh thì phải khắc phục cho được “thành” và cố giữ lấy thế là bậc hiền.
7
điểm phê phán cách hiểu tư tưởng Khổng Tử về “hiếu” và “kính” của Chu Hi , cho rằng, nuôi cha mẹ như thế thì “khác gì việc nuôi chó ngựa”.
Ông còn viết: “Câu “Trời ban mệnh cho gọi là tính” (thiên mệnh chi vị tính) là chuyên nói về người. Người ta lúc mới sinh ra, trong tính ta có điều “nhân”, đem thực hành thì thành tình thân cha con, trong tính ta có điều “nghĩa”, đem thực hành thì thành ra nghĩa “vua tôi”… đại khái như thế. Người ta ai cũng noi theo tính nhân, nghĩa, lễ, trí đó mà thực hành như thế gọi là đạo <…> Sửa đạo gọi là “giáo” (tu đạo chi vị giáo) đó không phải là một việc dễ của loài người”[77; tr.57].
Vốn xuất thân từ nho gia, bị ràng buộc bởi những giáo điều của Nho giáo, được tôi luyện trong khuôn khổ của sách thánh hiền, dùi mài kinh sử của Nho gia, cho nên Nguyễn Đình Chiểu không thể không theo quan điểm bảo vệ lợi ích của chế độ phong kiến. Tất cả mọi suy nghĩ và hành động đều thể hiện tinh thần của Nho giáo, ông tôn sùng Khổng Tử, luôn luôn đề cao đạo đức: Trung, hiếu, nhân, nghĩa, tiết hạnh: