Ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam đương thờ

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 89 - 112)

1 Châm: răn, khuyên, điều răn.

2.3.2. Ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam đương thờ

a. Những ảnh hưởng tích cực

Trong thế kỷ XIX bối cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều biến động lớn. Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đã trải qua thời kỳ loạn lạc, chiến tranh liên miên xảy ra, hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, cát cứ nặng nề. Đời sống nhân dân đói khổ, nhiều người phải tha phương cùng cực. Về

phương diện đời sống tinh thần , Phật giáo và Đạo giáo suy cho cùng , cũng chỉ là địa chỉ tìm đến của các nhà tư tưởng để được tiếp sức bằng những triết lý bi quan chán nản cho quan điểm về thế sự. Còn Nho giáo vốn được độc tôn dưới thời Lê Sơ, ít nhiều nó vẫn được các thế lực phong kiến sử dụng để chứng minh cho tính chính nghĩa của mình. Khi lấy được nước, dường như bất kỳ một thế lực phong kiến nào cũng xem nó như là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý và ổn định xã hội.

Giai đoạn thế kỷ XIX, là giai đoạn cuối cùng mà hệ tư tưởng phong kiến dựa vào Nho giáo để thống nhất đất nước về chính trị - xã hội ở nước ta. Giai đoạn này đánh dấu sự tự khẳng định, tự hoàn thiện của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng của các vua triều Nguyễn và một số nho sĩ mà chúng tôi đã nêu ở trên đã thể hiện tinh thần ấy.

Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, các vua chúa nhà Nguyễn đã sử dụng Nho giáo làm tư tưởng chính thống của mình để thống trị đất nước thống nhất từ Bắc vào Nam. Các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã quản lý một lãnh thổ rộng lớn chưa từng có từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, vì thế phải đối mặt với những trọng trách mới, đó là bảo vệ nền thống nhất quốc gia, phát triển kinh tế nông công thương, ổn định đời sống nhân dân mà tuyệt đại đa số là nông dân, cũng là bảo vệ sự thống trị bền vững của triều đại mới.

Trong giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn (từ 1802 đến 1858), tình hình đất nước đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Điều hành chính trị và quản lý về mặt hành chính đã được cải cách.

Sự độc tôn Nho giáo của nhà Nguyễn lúc đó, đã có những đóng góp rất quan trọng đối với các xã hội vùng Viễn Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng. Những đóng góp được thể hiện trên những phương diện sau:

Thứ nhất, mặc dù Nho giáo chia xã hội thành hai hạng người chủ yếu là người

gốc của nước), “khoan thư sức dân” và “thân dân”, của truyền thống dân tộc và của Nho giáo. Kết quả là xã hội đã được ổn định và phát triển hơn nhiều so với các thế kỷ trước. Mặt tiến bộ đã được biểu hiện trong đời sống xã hội, về căn bản đã sớm xoá bỏ được chế độ nô lệ trước nhiều thế kỷ so với các nước Tây Âu. Thứ hai, ngay từ đầu thời Chu (thế kỷ XII trước Công nguyên), nhà Chu đã có nhiều cố gắng thực hiện chế độ “tỉnh điền”. Kế thừa chế độ này, nhà nước quân chủ - Nho giáo tiến hành sự quân phân ruộng đất như các kiểu “quân điền”, “công điền”, đó là một bước tiến bộ trong việc cai trị nhằm ổn định xã hội. Ngoài ra, nhờ việc đề cao nguyên tắc “hữu giáo vô loại” (dạy học không phân biệt đẳng cấp) và nguyên tắc “tuyển hiền dữ năng” (tuyển chọn người tài và trao quyền cho người có năng lực), nên đã sớm đặt phép thi cử để tuyển lựa nhân tài bổ sung vào bộ máy chính quyền. Trong cả nước, mọi người đều có quyền được đi học và thi cử không phân biệt dòng họ, đẳng cấp.

Trên tinh thần cốt tủy đó, lại được tái độc tôn, Nho giáo thời Nguyễn đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế để góp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ tập trung của nhà nước phong kiến. Nó đã cung cấp cơ sở lý luận và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và pháp luật. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, việc nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, có thể nói, là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Việt Nam thời bấy giờ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là mục tiêu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ nhằm đảm bảo giao lưu giữa các vùng miền, và quan trọng hơn là tổ chức một đội quân tập trung lớn mạnh.

Như ta đã biết, tiến trình lịch sử mà Nho giáo giữ vị trí chủ đạo, độc tôn không tách rời yêu cầu phát triển của nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa chủ, của nhà nước và của một bộ phận những người nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì thế, khi Nho giáo giữ được vị thế chủ đạo dưới triều Nguyễn, nó càng có điều kiện xúc tiến sự

phát triển này, làm cho sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn.

Tư tưởng Pháp trị kết hợp với Đức trị, đã phần nào phản ánh đúng những đóng góp của vương triều Nguyễn trong giai đoạn đầu. Luật pháp và các bộ luật đã được soạn thảo, bổ sung, sửa đổi. Hoàng triều luật lệ có những đóng góp đáng kể ở chỗ, trước hết là những sáng tạo của các tác giả bộ luật này, và cũng từ đó thấy được tinh thần nhân đạo của nó. Tính nhân bản và thực chất của bộ luật này đã được vận dụng vào công quyền Việt Nam từ 1813 cho đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX.

Trong Hoàng triều luật lệ, những hình phạt cắt xẻo thân thể (lăng trì) hoàn toàn bị bỏ, những hình phạt giết các gia đình (có liên hệ họ hàng) cũng bị bỏ, và chỉ còn lại cái hình phạt ghê gớm nhất trong các hình phạt ghê gớm để loại trừ những kẻ phạm đến sự trung thành đối với vua và đối với đạo làm con. “Ngày nay vĩnh viễn bỏ nhục hình ấy, vĩnh viễn bỏ, tộc hình cũng đổi, chỉ còn giữ lại hình phạt ghê khiếp hết thảy mọi ghê khiếp này là bằng cách chém kẻ bất trung bất hiếu thôi”[65; tr.21].

Có thể nói, Hình luật thời Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung, là ít khốc liệt hơn so với Hình luật khác trong các triều đại phong kiến. Tuy nhiên, vào đời nhà Trần (1289 - 1370) cho biên soạn Hoàng triều đại điển và với bộ Hình luật thư, theo Khảo lao cố sự sao, cuốn sách nói về tính khốc liệt của hình pháp triều Trần như sau: “Kẻ trộm cướp và kẻ bỏ trốn đi (mà bắt lại được) thì đem chặt ngón chân, mặc cho phải chịu, hay là đem cho voi giày chết”[65; tr.97]. So với Hình luật triều Trần thì Hoàng triều luật lệ ít tàn khốc hơn. Luật Gia Long chỉ áp dụng hình phạt nặng đối với hai tội là mưu phản và đại nghịch, đó là điều 223: “Mưu phản đại nghịch” tức (nghịch lớn), và điều 224: “Mưu gây rối loạn” (mưu phản).

Việc Gia Long sau khi giành quyền thống trị từ triều đại Tây Sơn đã trả thù hèn hạ hài cốt vua Quang Trung và dùng cực hình tàn sát nhiều tướng soái Tây Sơn là có. Nhưng ông ta không “tru di tam tộc” giòng họ các lãnh tụ

Tây Sơn. Điều đó, đã thể hiện phần nào trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn, đó là kết hợp đức trị với pháp trị, lấy đức trị làm trụ cột.

Xem xét tổng thể nội dung của Luật Gia Long, thể hiện rõ một số vấn đề sau:

- Bộ luật tuân thủ nguyên tắc bảo vệ và củng cố vương quyền, chế độ quân chủ quan liêu, trật tự đẳng cấp phong kiến. Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích, sự an toàn và sự bình yên của vua và hoàng tộc, của thể chế đều bị trừng trị nghiêm khắc. Điều 223 của Hoàng triều luật lệ nhan đề: “Mưu phản đại nghịch” chép: “Áp dụng tội phản nghịch, nổi dậy chống triều đình thì chẳng những người ấy bị chém bêu, mà cả ba họ, họ cha, họ mẹ, họ vợ của người có tội, hễ 16 tuổi trở lên thì nam bị chém, nữ đều bị bắt làm nô tì, dưới 16 tuổi đều bị bắt làm nô tì. Hình phạt đánh trượng là phổ biến, đến quan chức cũng bị đánh”[13; tr.20]. Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ bộ luật.

- Bộ luật cũng tuân thủ nguyên tắc bảo vệ và củng cố hệ tư tưởng thống trị đương thời là Nho giáo. Phần lớn các điều khoản trong bộ luật là những quy định mang tính chuẩn mực đạo đức theo Nho giáo. Ở đây, ta thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức xã hội.

- Hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng mối quan tâm trước hết và chủ yếu của các nhà làm luật lúc đó là các quan hệ hôn nhân và gia đình, hình luật và tố tụng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đó là ở chỗ, các quan hệ xã hội luôn được coi là cơ bản, mà pháp luật thời Gia Long là sự thể chế hoá tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh những chế định áp dụng, những hình phạt để xử lý các vi phạm ảnh hưởng đến luân lý và trật tự xã hội của Nho giáo, Gia Long cũng rất quan tâm đến việc giáo hoá, huấn đạo nhằm bảo vệ đạo đức luân lý Nho giáo.

Một đặc điểm nổi bật của xã hội Việt Nam truyền thống đó là làng, xã. Tất cả mối quan hệ đều thể hiện qua làng xã, trong đó có quan hệ gia đình với vai trò của phụ quyền, đồng thời là tế bào cơ bản của xã hội. Nhiều gia

đình hợp thành dòng họ, nhiều dòng họ hợp thành một làng. Mối quan hệ này xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, đã hình thành quyền lực xuyên cộng đồng: Quốc gia - làng - gia đình.

Trong luân lý của Nho giáo, gia đình là chủ thể cơ bản của đạo lý trong mối quan hệ của con người. Các luân lý trên đã từng tồn tại và giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều phương diện đời sống xã hội, được xem là chuẩn mực đạo đức của con người. Khi Nho giáo được du nhập vào Việt Nam và đã được Việt Nam hoá, những chuẩn mực đạo đức ấy được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng để duy trì trật tự xã hội trong thể chế xã hội quân chủ dựa trên hệ tư tưởng của Nho giáo.

Pháp luật triều Nguyễn theo tinh thần độc tôn Nho giáo đã đề cao quyền lực gia đình gia trưởng mà những đặc trưng cơ bản là đại gia đình phụ hệ với “tứ, ngũ đại đồng đường”, quyền lực của người đàn ông, người cha, người chồng và người con trai trưởng là tuyệt đối. Nho giáo cũng đề cao quyền lực của dòng họ. Bảo vệ quyền lợi của đại gia đình phụ hệ và của dòng họ được coi là nghĩa vụ duy trì trật tự xã hội.

Về quan hệ cha mẹ và con cái, Nho giáo đề cao đạo “hiếu”. Đây là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức gia đình truyền thống của người Việt. Với Nho giáo, hiếu là nhân tố đạo đức cốt yếu, thuộc đạo đức truyền thống và được cụ thể hoá thành luân lý xã hội hoàn chỉnh. Hiếu vừa là mục đích, vừa là phương tiện để củng cố trật tự gia đình, vì thế nó là tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách và hình thành các giá trị tinh thần xã hội.

Về quan hệ vợ chồng, giáo lý Nho giáo buộc người phụ nữ vào đạo “tam tòng”, “tứ đức”. Nho giáo và pháp luật thời Gia Long cũng đề cao vấn đề “trinh tiết”, “thủ tiết” của người phụ nữ đối với chồng. Tuy nhiên, Hoàng

triều luật lệ cũng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, đặc biệt đối với nữ

phạm nhân. Quyển 20 (Hình luật) điều 12 viết về mục đàn bà phạm tội, ghi rõ về cách thụ lý và xử án rất phân minh mà cũng khá nhân đạo. Luật viết:

“Phàm đàn bà phạm tội, trừ tội gian dâm và tội chết mới bị giam cầm cố, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố. Người không có chồng thì trách phạt và cũng giao cho thân thuộc có chế độ tang phục, lân lý bảo quản. Tuỳ nha môn cho phép, chớ không được đồng loạt giam cấm. Ai trái bị phạt 40 roi.

Phụ nữ mang thai phạm tội nếu bị tra khảo thì y sự bảo quản nói trên, chờ sau khi sinh nở một trăm ngày mới tra xét. Nếu chưa sinh nở mà tra xét làm cho sẩy thai thì quan lại giảm tội thường nhân đánh lộn ba bậc. Làm cho họ chết thì phạt 200 trượng, đồ 3 năm. Hạn sinh chưa mãn mà tra xét đưa đến chết thì giảm một bậc tội.

Nếu phụ nữ đang mang thai phạm tử tội thì cho phép mụ bà vào nơi giam cấm chăm sóc; cũng cho phép sau khi sinh nở 100 ngày mới hành hình. Chưa sinh mà hành hình thì kẻ thi hành án bị phạt 80 trượng. Sinh nở hạn chưa mãn mà hành hình, bị phạt 70 trượng, quá hạn mà không hành hình thì bị phạt 60 trượng.

Pháp quan nhầm lẫn khi xử thì phạt giảm ba bậc. Đàn bà mang thai không nên tra khảo và tra khảo làm sẩy thai thì bị phạt 70 trượng, làm chết phạt 70 trượng, đồ 1,5 năm. Hạn sinh mà bị tra khảo đến chết, phạt 60 trượng, đồ một năm. Phạm tử tội án xử không nên phạt mà phạt, chưa sinh mà đem hành quyết thì phạt 50 roi. Chưa mãn hạn mà hành quyết thì phạt 40 roi, quá hạn mà không hành quyết, phạt 30 roi”[65; tr.28].

Về thuần phong mĩ tục và đạo làm người chân chính thì có thể nói

Luật Gia Long rất nghiêm khắc với những kẻ làm phương hại đến phong tục

của người Việt trong đời sống xã hội.

Như vậy, sự ra đời của Hoàng triều luật lệ là một bước tiến trong lịch sử pháp chế Việt Nam dưới thời phong kiến. Nó cho thấy, các triều đại quân chủ Việt Nam từ đời Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễn, thời nào cũng hướng cho mọi người dân, từ quan lại đến dân chúng, phải sống và làm việc theo pháp luật. Với việc ra đời của bộ luật này đã giúp cho số quan lại giữ việc hình án

dưới triều Nguyễn có cơ sở pháp luật để xử các vụ án liên quan tới đời sống dân chúng. Ở thời đại nào cũng vậy, việc xét xử không căn cứ theo pháp luật và để đọng án là một nỗi khổ lớn của dân chúng. Điều quan trọng là khẳng định tính tự tôn dân tộc, cũng như tính độc lập tự chủ cao, và hơn thế nữa, nó còn thể hiện những đóng góp có giá trị, tính sáng tạo, tinh thần nhân bản, nhân đạo sâu sắc hơn so với các bộ luật trước đây của Trung Quốc cũng như Việt Nam.

Vấn đề xây dựng và phát triển đất nước cũng được triều đình nhà Nguyễn đã chú ý đến nhiều mặt như các công trình công cộng lớn được thực hiện và được điều hành có kết quả. Các con đường giao thông quan trọng của đất nước, những kênh đào, các con đê, các thành trì, các cảng, quân đội, giáo dục khoa cử, tài chính đã được tổ chức lại.

Có thể khẳng định rằng, trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn, đặc biệt là các vua đời đầu của vương triều đã làm hết sức mình trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia, đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận:

Về nông nghiệp, chính sách khai hoang với các biện pháp như “doanh điền”, “đồn điền” đã thu được những kết quả quan trọng, nổi bật là diện tích canh tác được mở rộng. Chỉ riêng hai mươi năm dưới thời vua Minh Mạng, diện tích ruộng đất đã tăng thêm rất nhiều.

Một phần của tài liệu Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó (Trang 89 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)