5. Kết cấu luận văn
3.1. Bối cảnh quốc tế, tình hình Trung Quốc và châu Phi thời gian tới
Thế giới bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với nhiều thay đổi, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá.
Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn…
Tình hình trên ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách và sự phát triển của các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.
Với Trung Quốc, sau những năm trỗi dậy vào thập niên đầu thế kỷ XXI, sự phát triển về kinh tế, quân sự đã đưa nước này trở thành một trong những nước giàu và mạnh trên thế giới. Trong thời gian tới, nước này sẽ vẫn tiếp tục
70
phát triển với tốc độ cao trên mọi lĩnh vực, dù có những dự báo cho rằng tốc độ phát triển kinh tế sẽ không được như thời gian trước.
Trung Quốc vẫn rất cần nhiều nguồn nguyên nhiên liệu và các nguồn tài nguyên khác.
Về dầu lửa. Hiện nay lượng dầu lửa sản xuất trong nước của Trung Quốc chỉ cung cấp khoảng 20% nhu cầu. Do vậy, Trung Quốc vẫn cần lượng nhập khẩu dầu từ nước ngoài, trong đó có châu Phi.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ tiêu dùng trong nước [36].
Với việc phải nhập khẩu dầu từ bên ngoài ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, thì mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ (tính bằng tỉ trọng dầu nhập khẩu trên tổng mức tiêu thụ trong nước) của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 6,7% (năm 1993), lên 55,2% (năm 2011) và có thể tăng lên 64,5% vào năm 2020 [40].
Báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới 2030 của BP (1/2012) cho thấy, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Về khí đốt. Từ năm 2010 trở đi, sản xuất khí đốt trong nước của Trung Quốc sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) vào năm 2007 ngay khi nhà máy LNG đầu tiên tại Quảng Đông được hoàn thành. Sau đó, một loạt các nhà máy loại này ở vùng duyên hải cũng sẽ đi vào hoạt động. Đến năm 2025, lượng khí đốt nhập khẩu sẽ chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu dùng của Trung Quốc [36].
Với châu Phi. Như đã đề cập ở phần trên, các nước châu Phi sở hữu lượng dự trữ dầu lửa và khí đốt khá lớn và là một trong những khu vực cung
71
cấp nguồn nguyên nhiên liệu này cho Trung Quốc lớn thứ hai thế giới. Trong những năm tới, các nước dầu khí lớn của châu Phi vẫn cần xuất khẩu nguồn này nhằm duy trì phát triển của mình. Tuy nhiên, tình hình chính trị và an ninh châu Phi những năm tới sẽ có những thay đổi do những căng thẳng cục bộ và do những nguyên nhân từ bên ngoài.
Từ những phân tích trên cho thấy, thập niên thứ hai thế kỷ XXI vẫn là thời kỳ để Trung Quốc thực hiện sức mạnh mềm tại châu Phi vì mục đích kinh tế và chính trị.
3.2. Một số dự báo thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai sức mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi
3.2.1.Thuận lợi
Xu hướng gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc trong những năm tới rất rõ ràng. Với khái niệm phát triển khoa học và quan điểm ngoại giao thế giới hài hòa, châu Á hài hòa, thế giới hòa bình... hình ảnh một đất nước thân thiện và có trách nhiệm của Trung Quốc sẽ được tô đậm thêm bằng những chính sách và hoạt động ngoại giao cụ thể. Với những gì đã đạt được trong việc vận dụng vào các lĩnh vực cụ thể tại châu Phi như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa thì sức mạnh mềm của Trung Quốc một lần nữa lại được khẳng định rõ hơn và ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn. Chắc chắn một điều rằng, khu vực này sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong tương lai.
Trung Quốc có khả năng mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế nên nhiều chiêu “hỗ trợ”, “viện trợ nhân đạo”… với số tiền lớn hơn nhiều trước đây sẽ được rót vào châu Phi để thu được những hợp đồng béo bở hơn về dầu khí và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác. Đạt được những lợi ích nhất định, đó là những mối lợi từ nguồn dầu mỏ quan trọng cũng như những nguồn tài nguyên khoáng sản khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
72
Chính trị: Chính sách “can thiệp mà không can dự” vào công việc nội bộ của các nước khác, khiến cho các nước tại châu Phi khá hài lòng, nhiều quốc gia cảm thấy khá thiện chí về vấn đề này của Trung Quốc như Sudan, Angola, Zimbabwe…
Vị thế ảnh hưởng: Các nước châu Phi đã ủng hộ Trung Quốc trong các nghị quyết tại Liên Hợp Quốc của một số nước phương Tây tố cáo về việc vi phạm nhân quyền, giúp Trung Quốc trong việc ngăn chặn Đài Loan trong việc gia nhập WTO và nhiều các tổ chức quốc tế khác. Vị thế ngày càng phát triển trên trường quốc tế.
Sức mạnh và uy tín về quân sự của Trung Quốc cũng đã được cải thiện đáng kể. Trung Quốc có nhiều loại vũ khí khí tài hơn phù hợp cho một số nước châu Phi, trong những trường hợp các nước này cần tới. Do vậy, sức mạnh mềm quân sự của Trung Quốc cũng sẽ được gia tăng tại châu Phi về lĩnh vực này.
Những điểm nóng mới về an ninh tại châu Phi vẫn có thể bùng phát. Trung Quốc sẽ lợi dụng để tiếp tục duy trì đội quân gìn giữ hòa bình của mình tại đây.
Số dân Trung Quốc tại châu Phi sẽ tiếp tục gia tăng. “Vũ khí dân số” này sẽ có những tác động nhất định lên một số nước sở tại châu Phi. Nước nào muồn thóa khỏi “vòng ảnh hưởng” của Trung Quốc sẽ vấp phải khó khăn nhất định.
Với châu Phi
Kinh tế: Việc thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích tích cực, với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, Trung Quốc đã và đang trở thành một đối tác kinh tế thương mại viện trợ và đầu tư quan trọng cho châu Phi. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư, hợp tác với các nước châu Phi ngày càng nhiều, do đó tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kinh tế châu Phi phát triển. Giá cả các mặt hàng tăng theo hướng có lợi khi mà nền kinh tế
73
châu Phi chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô. Nhiều hàng hóa của Trung Quốc có mặt tại châu Phi làm cho thị trường tiêu dùng ở châu Phi ngày càng trở nên đa dạng tạo điều kiện cho việc mua sắm, và rất phù hợp với mức chi tiêu của người dân.
Trong việc hợp tác nông nghiệp đã đem lại những lợi ích lâu dài cho các nước châu Phi, đảm bảo cho vấn đề an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Trong khi châu Phi đang gặp phải những vấn đê khó khăn trong phát triển nông nghiệp thì sự hợp tác với Trung Quốc là rất cần thiết để để giải quyết những sức ép cũng như phát triển được nền nông nghiệp của mình
Không những vậy các nước châu Phi còn có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lí phù hợp với các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng như có thể học hỏi được mô hình phát triển của Trung Quốc trong những năm qua. Ngoài ra, các nước châu Phi còn cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận với công nghệ và quản lí phù hợp với các nước đang phát triển của Trung Quốc, và thấy ở Trung Quốc một mô hình phát triển khá thành công.
Văn hóa Xã hội: Với lối sống văn hóa đa dang, phong phú, tạo điều kiện cho người dân tìm hiểu về một nền văn hóa đậm bản sắc Trung Quốc, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
Chính trị: Quan hệ với Trung Quốc còn giúp châu Phi tạo ra những mối quan hệ rộng mở, nhất là với các nước lớn, cũng đồng thời giảm đi sự phụ thuộc và các nước phương Tây. Thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc chính là nhân tố kích thích để thúc đẩy mối quan hệ chiến lược, cân bằng, cạnh tranh và tương tác trong quan hệ châu Phi giữa các nước lớn và giữa các cường quốc. Trung Quốc đánh giá cao vai trò của các nước châu Phi, coi các nước này là một lực lượng quan trọng trong duy trì hòa bình và ổn định thế giới, đồng thời mong muốn và củng cố hợp tác phát triển toàn diện lâu dài với
74
khu vực này. Những gì mà các nước phương Tây ở châu Phi trong nhiều thập kỉ qua đã không mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là đối thủ cạnh tranh đáng nể của các nước phương Tây trong các nghành sản xuất hàng hóa giá rẻ và nhiều lợi ích khác đang đem lại một tương lại nhiều hứa hẹn cho các nước ở khu vực này. Do vậy, châu Phi cần biết tận dụng những lợi thế của mình để đưa ra được những chính sách hợp lí trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc.
Một là tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên năng lượng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là với các quốc gia đang phát triển và đang đói khát nguồn nhiên liệu này như Trung Quốc, Mỹ, Nhật…
Hai là vấn đề an ninh lương thực sẽ trở nên cấp thiết, chắc chắn trong tương lai không xa sẽ có nhiều chủ thể quan tâm và có những động thái tới nông nghiệp châu Phi.