Hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Hỗ trợ phát triển

39

Trung Quốc ngày càng tăng cường ủng hộ về tài chính thông qua đầu tư trực tiếp, giảm nợ, trợ cấp và cho vay, tăng chi tiêu trong nhiều lĩnh vực như dầu mỏ, giáo dục, chế biến thực phẩm, giao thông và liên lạc… Các nguồn vốn của Trung Quốc chủ yếu được đầu tư vào các nước dầu mỏ như Angola, Nigeria, Sudan và Zambia.

Khác với chiến lược ưu tiên của Mỹ vào châu Phi, năm 2006, Trung Quốc đưa ra chiến lược ưu tiên 8 điểm đối với châu Phi: tăng gấp đôi viện trợ cho châu Phi trong giai đoạn 2006 – 2009; cung cấp 5 tỷ USD khoản vay và tín dụng ưu đãi cho châu Phi trong vòng 5 năm; cung cấp 5 tỷ USD để hỗ trợ các công ty Trung Quốc khi đầu tư vào châu Phi; xây dựng một trung tâm hội nghị cho AU; xóa nợ cho các nước nghèo nặng nợ châu Phi; tăng danh mục hàng hóa xuất khẩu với thuế quan bằng 0 đối với hàng hóa châu Phi xuất khẩu sang Trung Quốc từ 190 hạng mục lên 440 hạng mục; hình thành các khu kinh tế và thương mại Trung Quốc châu Phi; cử chuyên gia Trung Quốc sang giúp đỡ các nước châu Phi trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học và kĩ thuật.

Tới năm 2009, Trung Quốc tuyên bố một kế hoạch 8 điểm tại Hội nghị Bộ trưởng FOCAC lần thứ tư gồm nông nghiệp, đầu tư, bảo vệ môi trường, tiếp cận thị trường rộng lớn, giảm nợ và xóa nợ, chăm sóc y tế và y tế công cộng. Các cam kết này tập trung vào việc cải thiện đời sống của người dân châu Phi, hợp tác phát triển nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao khả năng của châu Phi giúp họ tự có thể trong khả năng của mình tự giải quyết các vấn đề thực tại của họ. Dựa vào sức mạnh của một cường quốc kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, cùng với phát huy tối đa hóa xu hướng “toàn cầu hóa văn hóa” đang diễn ra, “hỗ trợ phát triển” cho các nước tại khu vực này không những giúp các nước này giảm đi sự phụ thuộc vào các siêu cường

40

khác mà còn làm “mờ” đi nhận thức của cộng đồng quốc tế về khả năng thống trị của Trung Quốc lên nhiều quốc gia khác.

Đằng sau “hỗ trợ phát triển” là khoản lợi khổng lồ mà Trung Quốc thu được từ châu Phi (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu của châu Phi cho Trung Quốc năm 2006

Nguồn: niên giám thương mại Trung Quốc, 2007

Nhìn vào biều đồ trên có thế thấy, các nước châu Phi chủ yếu là những nước cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu “đói như rồng” của nước này.

Ngoài khai thác nguồn nguyên nhiên liệu, Trung Quốc còn nhằm khai thác nguồn tài nguyên nông nghiệp còn bỏ ngỏ tại đây. Châu Phi có một tiềm năng nông nghiệp rất lớn mà chưa được tận dụng một cách triệt để. Hiện tại châu Phi mới sử dụng 14% trong tổng số 148 triệu ha có thể sử dụng canh tác nông nghiệp. Tiềm năng về nông nghiệp cao nhưng sản xuất nông nghiệp lại gặp nhiều khó khăn gây tới tình trạng mất ổn định an ninh lương thực và tình

41

trạng suy dinh dưỡng gia tăng. Trung Quốc hợp tác nông nghiệp với châu Phi không những thu lợi được về kinh tế mà còn gây được nhiểu thiện cảm đối với người dân nơi đây.

Để thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã kí thỏa thuận hợp tác nông nghiệp với 14 quốc gia, trong đó Trung Quốc ưu tiên hàng hóa nông nghiệp của châu Phi trong tiếp cận thị trường Trung Quốc, do vậy thương mại về hàng hóa nông nghiệp tăng bình quân 33,76% (2005-2008).

Hợp tác nông nghiệp Trung Quốc châu Phi chủ yếu trong 3 hướng chính: Hỗ trợ tài chính, kĩ thuật và kinh nghiệm để người châu Phi thực hiện các khâu quan trọng trong nông nghiệp, quản lí đất đai, nguồn nước, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, điều hành trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, an ninh lương thực, hỗ trợ kĩ thuật, sản xuất máy móc nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp; giúp châu Phi mở rộng thị trường, hàng hóa nông nghiệp, chủ yếu sang Trung Quốc và sau đó sang các nước khác; Trung Quốc trực tiếp thực hiện tất cả các quy trình nông nghiệp tại châu Phi bằng cách mua và thuê đất trồng trọt, lập trang trại Trung Quốc tại châu Phi.

Hợp tác nông nghiệp của Trung Quốc được các nước châu Phi đánh giá rất cao. Đây có thể coi là một trong những cách tiếp cận khá hiệu quả để đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho ngươi dân châu Phi và dự kiến Trung Quốc là một trong những đối tác nông nghiệp lớn nhất tại châu Phi trong thời gian tới. Các quốc gia có dự án hợp tác nông nghiệp với Trung Quốc như Zimbabwe, Mozambique, cùng đó là các mô hình thuê đất nông nghiệp để làm trang trại của Trung Quốc. Trung Quốc giúp Zimbabwue xây dựng trung tâm thí nghiệm kĩ thuật nông nghiệp, thành lập trang trại Mozambique, xây dựng hơn 200 dự án nông nghiệp ở 40 nước châu Phi, đặc biệt là mô hình thành lập trang trại hay các công ty nông nghiệp của Trung Quốc ở châu Phi đang được nhân rộng. Làng

42

nông nghiệp ở Mozambique là một hình thức hợp tác nông nghiệp kiểu mới của Trung Quốc tại châu Phi. Thông qua các hình thức hợp tác nông nghiệp ở châu Phi, Trung Quốc thuê các các vùng đất màu mỡ để xây dựng nông trại lớn và chăn nuôi gia súc. Họ cử các chuyên gia nông nghiệp của Trung Quốc và cam kết giúp nước này trở thành một trong những nước sản xuất lương thực lớn, nhất là lúa gạo; cam kết cho vay tài chính để xây dựng thêm những con đập lớn dọc theo châu thổ Dambeidi và Limppopo, đồng thời xây thêm những tuyến đường hiện đại. Năm 2008, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD vào việc hiện đại hóa nền nông nghiệp Mozambique và theo đó là thiết lập Viện nghiên cứu cây trồng và xây dựng nhiều trường dạy kĩ thuật nông nghiệp. Các hình thức hợp tác nông nghiệp của Trung Quốc tại châu Phi được các nước này ủng hộ một cách mạnh mẽ.

Tại diễn đàn hợp tác Châu Phi - Trung Quốc năm 2000, Tổng thư kí COMESA cho rằng, hợp tác nông nghiệp COMESA Trung Quốc sẽ là lĩnh vực chủ yếu trong phát triển vùng. COMESA được đánh giá là khu vực có tầm quan trọng trong khu vực châu Phi, bao phủ phần lớn Đông và Nam Phi. Hiện nay COMESA đang muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các nước châu Á, trong đó Trung Quốc được đánh giá là một nước có mối quan hệ cởi mở nhất với các nước châu Phi. Trung Quốc đã giúp nhiều nước châu Phi thông qua các chương trình lớn và các dự án hỗ trợ khổng lồ. Các dự án của Trung Quốc thường là các dự án liên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà ở cho người dân châu Phi với chi phí thấp, xây dựng các con đập, đường cao tốc, đường sắt.

Và kết quả là trong những năm vừa qua, Trung Quốc rất thành công trong việc hợp tác nông nghiệp tại châu Phi, họ giúp COMESA cải thiện chính sách nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo, giúp người dân châu Phi cải tiến việc quản lí nguồn tài nguyên thông qua các biện pháp chính

43

sách hợp lí như cái cách ruộng đất, thực hiện các công nghệ quản lí nguồn nước. Trung Quốc tiếp tục phát triển các dự án nông nghiệp với quy mô lớn. Các công ty Trung Quốc có mặt hầu hết ở các nước châu Phi, tập trung nhiều nhất ở Xu đăng, Angieri, Zambia. Vừa qua, Quỹ phát triển Trung Quốc - Châu Phi hứa sẽ chi 5 tỉ USD để giúp nông dân châu Phi phát triển những dự án nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực để Trung Quốc chi phối quyền lực và ảnh hưởng. Sự hợp tác của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp với một số nước sau đã chứng minh rõ những lợi ích rất thiết thực cho Trung Quốc.

Hợp tác nông nghiệp Trung Quốc với một quốc gia tại châu Phi

Trung Quốc đầu tư vào nông nghiệp Modambique như để chứng minh sự hiện diện quan trọng của mình trong nền nông nghiệp châu Phi. Trung Quốc đã chi 800 triệu USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp của Mozambique, cung cấp tài chính xây đập nước và kênh mương cho nước này; cử trên 1 triệu nông dân Trung Quốc sang 18 nước châu Phi giúp nông dân châu Phi làm nông nghiệp; đầu tư hướng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại châu Phi.

Năm 2007, Trung Quốc đã giúp Zimbabwe xây dựng thành công trung tâm thí nghiệm kĩ thuật nông nghiệp. Đây là dự án đầu tiên được kí kết giữa hai bên về chính sách hợp tác nông nghiệp và cũng là một trong mười dự án của chính phủ Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ các nước châu Phi xây dựng trung tâm thí nghiệm kĩ thuật nông nghiệp. Tính tới cuối năm 2008, Trung Quốc đã giúp đỡ xây dựng 148 dự án tại châu Phi gồm các trang trại thử nghiệm, dự án tưới tiêu, dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp, nhà máy sản xuất dụng cụ cầm tay phục vụ nông nghiệp… Theo như quan điểm trên Trung Quốc đã và đang thực hiện hiện nhiều cam kết trong phát triển nông nghiệp và nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kĩ thuật, phát triển công nghệ giống và cây trồng.

44

+ Đầu tư cho vay và hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp: Trung Quốc cam kết cho các nước châu Phi vay các khoản vay ưu đãi nhằm giúp các nước sở tại phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp. Qua các hình thức này và có được những hợp đồng thuê đất, Trung Quốc đã đóng góp 30 triệu USD cho FAO để thiết lập quỹ hỗ trợ châu Phi tăng năng suất nông nghiệp; tiến hành các dự án theo hợp tác Nam - Nam, các dự án này được thực hiện tại Ethiopia, Mali, Nigieria, Gabon… cung cấp chuyên gia cũng như kĩ thuật viên chương trình cho 36 quốc gia châu Phi. Năm 2009, Công ty nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng của Trung Quốc đã đầu tư vào vùng đất nông nghiệp tại Tandania, họ thiết lập một mô hình cung cấp giống cho các nông dân địa phương và mua sản phẩm tại mảnh đất châu Phi này.

+ Hỗ trợ chuyên gia và đào tạo kĩ thuật viên: châu Phi đã nhận được hàng nghìn các chuyên gia tới từ Trung Quốc với mục đính hướng dẫn, đào tạo và hướng dẫn các kĩ thuật phát triển nông nghiệp cho người dân nơi đây.

+ Xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ: Trung Quốc đã xây dựng 30 trung tâm thực nghiệm về nông nghiệp để phổ biến quy trình và chuyển giao công nghệ trong chăn nuôi cũng như phòng chống dịch bệnh.

+ Thực hiện các dự án trang trại canh tác nông nghiệp: ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại châu Phi. Việc này không chỉ có ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn mang lại nhiều thuận lợi cho người dân châu Phi.

Ngoài ra, tại châu Phi đất nông nghiệp rất nhiều, thuận lợi cho việc canh tác và chăn nuôi do đó Trung Quốc có thể đưa nông dân sang châu Phi thay vì phải xuất khẩu nông sản tại Trung Quốc. Tại Zambia, xuất hiện một làng mang tên “làng Bảo Định” do người Trung Quốc sinh sống và làm việc. Đây là một mô hình rất thành công của Trung Quốc. Sau các công trình viện trợ cho châu Phi, theo mô hình “làng Bảo Định” Trung Quốc đặt vấn đề công

45

nhân sau khi sang châu Phi, họ có thể ở lại định cư. Do vậy, việc di chuyển sang châu Phi sinh sống và hình thành nhiều làng Trung Quốc đã trở thành một làn sóng mới trong những năm đầu thế kỉ XXI và những năm tới chắc chắn rằng xu thế này sẽ càng phát triển. Cụ thể là năm 2006 có khoảng 70.000 nông dân mới tới châu Phi làm nghề trồng trọt và thành lập 28 làng, theo mô hình làng “Bảo Định”, mỗi làng có 400 tới 2.000 người. Tại 17 nước châu Phi đều có các làng “Bảo Định” với các quy mô khác nhau.

Việc hợp tác thành công trong nông nghiệp không những giúp các nước châu Phi phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực mà còn giúp Trung Quốc tăng thêm sức mạnh quyền lực.

Trong sự cạnh tranh mới Mỹ và các nước phương Tây khi xâm nhập thị trường châu Phi, Trung Quốc đã tìm hướng đi mới cho mình và được nhiều quốc gia châu Phi hưởng ứng. Trong khi hiệp ước Cotonou của Eu năm 2000 và Đạo luật cơ hội và tăng trưởng dành cho châu Phi (AGOA) của Mỹ năm 2000 đang gặp phải nhiều vấn đề trong khi thực hiện ở châu Phi thì Diễn đàn hợp tác Trung Quốc châu Phi và Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc châu Phi tỏ ra có hiệu quả và thành công hơn. Để tận dụng cơ hội, Trung Quốc nhanh chóng thâm nhập châu Phi thay thế cho Cotonous và AGOA bằng các giải pháp viện trợ không điều kiện, giúp các nước châu Phi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và những hành động thiết thực hơn như xây dựng trường học, bệnh xá, chăm sóc người bệnh… Tuy hiệp định AGOA và Cotonous đưa ra với nhiều mực tiêu khác nhau trong việc hỗ trợ và phát triển cho các nước châu Phi nhưng những lợi ích đạt được của các nước châu Phi lại không thiết thực, rất ít các nước châu Phi nhận được hiệu quả từ hai hiệp ước này. Hầu hết các sản phẩm của châu Phi phải cạnh tranh với các hàng hóa nông nghiệp được sản xuất quy mô lớn và các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ. Những bất lợi của hàng hóa châu Phi (như các sản phẩm thô, độ pha tạp lớn)… không đáp ứng chỉ

46

tiêu nuôi trồng, thu hoạch và chế biến cho thấy AGOA không mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước châu Phi. Tương tự như AGOA, Cotonous được kết hợp từ các chiến lược thương mại, tự do hóa nguồn vốn và những nguyên tắc trong hiệp ước này cũng làm cho chúng khó mang lại những kết quả nhất định. Viện trợ của Trung Quốc cho châu Phi không những thực tế hơn mà nó còn mang tính chất lâu dài, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho người dân nơi đây.

Về thương mại

Thương mại là hình thức hợp tác sớm nhất của hợp tác kinh tế Trung - Phi. Thương mại Trung Quốc châu Phi tăng 700% trong thập kỉ 90, đạt 53,6 tỷ USD vào năm 2007 và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. FDI của các công ty Trung Quốc đầu tư vào châu Phi tăng rất nhanh từ 6,27 tỷ USD (2005) lên 12 tỷ USD (2006) và dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2020. Trong hội nghị thượng đinh Trung Quốc – Châu Phi năm 2006, Trung Quốc đã viện trợ không điều kiện cho châu Phi 3 tỷ USD vào năm 2006, chiếm trên một nửa trong khoảng tài chính 5 tỷ USD mà Trung Quốc cam kết viện trợ cho châu Phi, đồng thời hủy bỏ khoản nợ 1,4 tỷ USD của 31 nước châu Phi trong năm 2006. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Cũng nhờ đó, nhiều nước châu Phi coi nền kinh tế chính trị của Trung Quốc là một mô hình dễ học hỏi hơn so với cách thức mà phương Tây vẫn áp dụng ở châu Phi trước đây (xem bảng 2.2).

47

Bảng 2.2. Thị trƣờng châu Phi quan trọng nhất cho hàng hóa Trung Quốc, năm 2006

Nguồn: Đánh giá tổng hợp về sự phát triển của Trung Quốc trong thế kỉ XXI, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 5 (93), 2009, tr 3-18.

Hàng năm các doanh nghiệp của Trung Quốc không ngừng gia tăng đầu tư vào châu Phi. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi tăng từ 0,5 tỷ USD (2003) lên tới 9,3 tỷ USD (cuối năm 2009). Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi sau Mỹ. Hàng trăm dự án của Trung Quốc với số

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)