Tham gia đội quân gìn giữ hòa bình

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 57)

5. Kết cấu luận văn

2.3.1.Tham gia đội quân gìn giữ hòa bình

Mặc dù không phải là nước đi đầu tham gia vào hoạt động gìn giữ hoà bình của UN, nhưng những năm gần đây Trung Quốc là một trong những nước tích cực nhất trong hoạt động này. Những quân nhân đội mũ nồi xanh của Trung Quốc đã, đang và sẽ có mặt tại nhiều điểm nóng khác nhau trên nhiều châu lục, đặc biệt là tại châu Phi.

55

Cuối năm 2006, Trung Quốc đóng góp 6.600 quân trong 21 đội quân gìn giữ hoà bình của Liên hợp Quốc chiếm vị trí hàng đầu về quân số trong số 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục bổ sung nhiều quân nhân và nhân viên gìn giữ hoà bình đến các nước tại châu Phi, đặc biệt là đến vùng Darfur của Suđăng. Tính từ 1990 đến tháng 9/2007 đã có khoảng trên 8.000 lượt quân nhân Trung Quốc tham gia vào các đội quân và các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên Hợp quốc.

Hiện tại có 10 đội quân gìn giữ hoà bình của Trung Quốc đang hoạt động tại nhiều nước khác nhau, chủ yếu là ở châu Phi và châu Á như ở các nước Cônggô, Suđăng, Libăng, Libêria... Nhiệm vụ của quân nhân gìn giữ hoà bình của Trung Quốc tại các nước này là làm những công việc như các chiến sĩ công binh: rà phá bom mìn, giúp xây dựng cầu cống, đường xá; như các y bác sĩ quân y: cứu thương chữa bệnh kể cả cho dân thường… Đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã gửi tổng cộng 2044 quân nhân gìn giữ hòa bình tới 12 khu vực do Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm [59].

Ngày 19/6/2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Conggo và tuyên bố ủng hộ các nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên minh châu Phi 1 triệu USD và hơn 1 triệu USD khác cho viện trợ nhân đạo tại Darfur của Suđăng. Ngoài ra trong hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - châu Phi Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ viện trợ 5 tỷ USD cho chương trình viện trợ nhân đạo cho châu Phi. Tháng 9/2006 tại Viên-Áo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn giữ 1.000 quân tình nguyện tại Libăng và viện trợ cho nước này 5 triệu USD.

Tổng cộng, năm 2006 đóng góp tài chính của Trung Quốc cho đội quân gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc đứng thứ 9 trong số 191 nước thành viên của tổ chức này. Tính đến nay, Trung Quốc là một trong những nước đóng góp nhiều cho công cuộc gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

56

Ngoài việc có được nhiều lợi ích khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, Trung Quốc còn đạt được mục tiêu gia tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới, đặc biệt là tại châu Phi [9, tr 45- 49].

Những nỗ lực của châu Phi trong việc ngăn chặn và chống khủng bố được Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Với việc chấp nhận một công ước chống khủng bố và thiết lập một trung tâm nghiên cứu chống khủng bố, rất nhiều nước châu Phi đã ủng hộ các chính sách nhân quyền của Trung Quốc. Và họ cũng góp phần làm tăng vị thế của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Theo như nhận định, về lâu dài, bờ biển Đông Phi sẽ trở nên quan trọng cho chiến lược hải quân và an ninh của Trung Quốc. Trong hai thập kỷ tới, về mặt quân sự, một số nước châu Phi như Mali, Tanzania, Madagasca… sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, các nước này có thể bổ sung và mở rộng cái mà Trung Quốc gọi là “chuỗi ngọc trai” dọc các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương gần Ấn Độ và tiếp giáp với eo biển Malacca và vịnh Aden. Với “chuỗi ngọc trai”, Trung Quốc muốn lợi dụng thế mạnh quân sự của mình cộng với việc lợi dụng sự “nhẹ dạ” của một số nước trong đó có châu Phi, để bảo vệ tuyến vận chuyển dầu khí nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi về Trung Quốc. Trên thực tế, “chuỗi ngọc trai” còn có ý đồ quân sự, bao vây và kiềm chế các đối thủ chính của Trung Quốc, mà Ấn Độ là một trong số đó.

Đổi vũ khí lấy dầu ở châu Phi

Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn (hiện đã vượt Anh để đứng thứ 5 thế giới) và nhiều nước châu Phi đã và đang mua vũ khí của Trung Quốc (có giá rẻ) bên cạnh nhà cung cấp truyền thống là Nga. Khu vực xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba của Trung Quốc là châu Phi (đặc biệt là khu vực Nam Sahara), kim ngạch xuất khẩu là 669 triệu USD (10,2%). Hai nước khu vực châu Phi nhập khẩu vũ khí lớn nhất từ Trung Quốc lần lượt là Nigeria (251 triệu USD) và Zimbabwe (203 triệu USD).

57

Thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của vũ khí Trung Quốc là Bắc Phi (387 triệu USD, chiếm 5,9%). Nước nhập khẩu lớn nhất vũ khí Trung Quốc của khu vực này là Ma-rốc (300 triệu USD) [38].

Theo số liệu của Ủy ban Sudan thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 88% số vũ khí hạng nhẹ, bao gồm súng trường tấn công 86S (dựa theo nguyên mẫu AK-47 của Liên Xô), lựu pháo 122mm, pháo 130mm dạng 59I, tên lửa 122mm và súng Kristof 57mm, hiện có mặt trong khu vực Dafur có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trung Quốc còn bán đạn và vũ khí hạng nặng cho Sudan, như máy bay chiến đấu Type-7M, máy bay vận tải Y-8, tăng hạng nhẹ Type-62, máy bay chiến đấu F-7,FC-1, J-6, J-7.

Thậm chí, với 3 nhà máy sản xuất vũ khí, Trung Quốc còn sản xuất vũ khí ngay tại Sudan như thiết bị vận tải quân sự, tàu khu trục, đạn dược, trực thăng. Đây cũng là cách để nước này vừa tránh được những lệnh trừng phạt của quốc tế khi bán vũ khí cho Sudan, vừa có thể tiếp tục chính sách đổi dầu lấy vũ khí của mình.

Trong những năm gần đây, số lượng vũ khí Trung Quốc tại Sudan ngày một nhiều hơn bởi số lượng dầu nước này sản xuất ra cũng ngày một tăng. Bộ trưởng Công nghiệp Sudan, tiến sỹ Awad Ahmed Al-Jaz cũng phải thừa nhận rằng: “70% lợi nhuận thu được từ dầu đã được chuyển qua cho quân đội Sudan sử dụng”. Đây là cách đổi vũ khí lấy dầu hiệu quả của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 57)