5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Nâng cao uy tín, vị thế, ảnh hưởng của Trung Quốc
Trung Quốc đặt chân tới châu Phi với “ý tưởng”, họ sẽ mang tới những gì mà bấy lâu nay các nước nghèo còn thiếu gồm: vốn, phân bón hiện đại, công nghệ, bí quyết sản xuất… với mong muốn giúp châu Phi cải thiện những gì yếu kém nhất. Đặt chân tới châu Phi, Trung Quốc hy vọng trở thành đối tác lớn về kinh tế, thương mại và dịch vụ quan trọng cho châu Phi, giúp châu Phi có sự cân bằng trong các mối quan hệ với các nước lớn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và Tây Âu. Trung Quốc cũng ủng hộ các nước châu Phi trong diễn đàn Liên Hợp Quốc.
Xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm là mục tiêu chiến lược nhằm
nâng cao địa vị quốc tế của Trung Quốc. Châu Phi vốn là một châu lục nghèo đói, bệnh dịch, hàng năm nạn đói vẫn diễn ra liên miên ở nhiều quốc gia. Theo số liệu năm 2009, châu Phi đã có hơn 200 trong tổng số gần 900 triệu
27
dân số đang lâm vào cảnh nghèo đói và số người bị nhiễm HIV/AIDS tại đây chiếm tới 70% tổng số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, những bất ổn về an ninh, chính trị vẫn xảy ra thường xuyên tại khu vực này, nhất là tại các nước như Ruanda, Somalia, Congo, Eritria… Chính những yếu tố trên đã trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu và đỏi hỏi cần phải có sự chung tay giúp sức của các nước lớn, nhằm giúp đỡ khu vực này phát triển hơn. Bằng những phương thức khác nhau, nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc đang tìm nhiều phương pháp thích hợp nhằm gây được ảnh hưởng của mình tại khu vực này.
Châu Phi nắm giữ một vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biêt và có ý nghĩa quan trọng của các nước lớn. Nằm ở vị trí tiếp giáp biển Đại Tây Dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và biển Đỏ ở phía Đông, tiếp giáp Địa Trung Hải ở phía Bắc, châu Phi là vùng đất quan trọng trên bản đồ thế giới. Ngoài yếu tố mang lại nhiều lợi ích kinh tế thì châu Phi do tiếp giáp với Địa Trung Hải và Trung Đông nên nhiều nước coi châu Phi là một mắt xích quan trọng trong vành đai ASEAN - Nam Á- Trung Đông - Châu Phi - Mỹ La Tinh trong việc điều hòa các mối quan hệ giữa các nước lớn. Hơn nữa, sự thay đổi tích cực của châu Phi trong những năm gần đây cùng những nỗ lực liên kết của khu vực AU, NEPAD… khiến Trung Quốc thấy rõ tầm quan trọng này, nhất là xây dựng chiến lược nhằm khai thác mối quan hệ Nam - Nam trong việc nâng cao vị thế Trung Quốc.
Trong hệ kinh tế thương mại, viện trợ và phát triển với châu Phi thì các nước phương Tây luôn kèm theo các điều kiện chính trị, dân chủ và nhân quyền thì Trung Quốc luôn nhấn mạnh phương thức hợp tác hoàn toàn trên cơ sở đôi bên cùng có lợi mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc, Trung Quốc đề cao các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không áp đặt chế độ xã hội, mô hình phát triển các giá trị, văn hóa, tư
28
tưởng, cũng như không đặt ra các giới hạn trọng việc cung cấp viện trợ cho các nước châu Phi, không những vậy, các hình thức cung cấp, viện trợ của Trung Quốc cho các nước châu Phi thường nhanh, dễ dàng hơn, lãi suất thấp và thời gian cũng linh động. Hơn nữa, Trung Quốc có mối quan hệ tốt với các nước châu Phi, ngay cả các nước châu Phi bị lên án, kì thị như Zimbabwe, Xu Đăng.
Việc Trung Quốc thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ tới châu Phi còn mang một ý nghĩa khác quan trọng về ngoại giao và chính trị. Một là, Trung Quốc cần sự ủng hộ của các nước châu Phi để xác lập ảnh hưởng có tính toàn cầu. Hai là, châu Phi sẽ là nơi mà Trung Quốc thực hiện chiến lược ngoại giao nước lớn và làm tăng thêm sự ủng hộ của châu Phi với nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, giúp Trung Quốc dễ dàng trong việc thực hiện mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước.
Trên thực tế, một trong những điều kiện chính trị Trung Quốc đặt ra cho các nước Châu Phi là để có được đầu tư của Trung Quốc, các nước này phải chấp nhận chính sách một nước Trung Quốc và phải khước từ Đài Loan. Hiện nay chỉ có 5 nước còn quan hệ với Đài Loan: Gambia, Burkina Faso, Sao Tome, Swaziland, và Malawi. Thông qua các mối quan hệ, đặc biệt là viện trợ, đầu tư với các nước trên, Trung Quốc tìm cách dần khiến các nước này chấm dứt quan hệ với Đài Loan.
Ngoài ra, châu Phi cũng đã giúp Trung Quốc rất lớn trên mặt trận ngoại giao vì các nước châu Phi thường bỏ phiếu như là một khối trong các cơ quan quốc tế. Họ ủng hộ Trung Quốc trong việc chống lại các nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc của một số nước phương Tây tố cáo Trung Quốc về vấn đề vi phạm nhân quyền. Các nước Châu Phi cũng đã giúp Trung Quốc bác bỏ tất cả mọi yêu cầu của Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế khác.
29
Với sức mạnh kinh tế đang lên, Trung Quốc muốn thiết lập sức mạnh mềm tạo vị thế bền vững cho vị thế cường quốc của Trung Quốc ở khắp nơi. Những hành động này đã tạo ra một hình ảnh đẹp, một thiện cảm tốt trong các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước châu Phi. Nhiều nước châu Phi cũng nhìn thấy mối quan hệ với Trung Quốc thực sự có lợi. Hơn nữa, việc tranh giành ảnh hưởng và xác lập trật tự quốc tế trong thế kỉ này đang diễn ra và ngày càng được chú ý, trong khi các nước lớn như Mỹ đang quan tâm tới các khu vực như châu Á và Mỹ La Tinh mà chưa thực sự để ý tới châu Phi thì đây là cơ hội cho Trung Quốc gia tăng vai trò ảnh hưởng của mình tại khi vực này. Trung Quốc đã chủ động đề xuất các gói hỗ trợ cho vay hay cam kết xóa nợ cho một số nước, không chỉ vì những nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên, tăng sự ảnh hưởng mà Trung Quốc còn muốn thông qua sự hào phóng của mình để cải thiện hình ảnh đồng thời tạo lòng tin cho các quốc gia châu Phi.
Ngoài ra, Trung Quốc còn phát triển mô hình của mình thông qua cái gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”, nâng cao uy tín và hình ảnh Trung Quốc tại khu vực châu Phi bằng cách chấp nhận các thể chế chính trị tại một số nước trong khu vực này, Trung Quốc vẫn có mối quan hệ làm ăn miễn là thu được lợi nhuận. Thông qua “viện trợ” văn hóa, hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp, xóa nợ, giúp xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc đã đạt được nhiều mục tiêu trong thu mua đất nông nghiệp tại một số nước châu Phi và Trung Đông. Mục tiêu quan trọng khác nữa là Trung Quốc muốn có được thị trường vũ khí tại khu vực này.
Với chính sách phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi, Trung Quốc xác định châu Phi sẽ đem lại những lợi ích lâu dài và các điều kiện thuận lợi khác. Châu Phi đáp đứng những nhu cầu rất thiết thực, cấp thiết cho những mưu lược trong chính sách phát triển quốc gia của Trung Quốc. Một mặt đem lại những lợi ích cho Trung Quốc mà còn tạo ra nhiều thuận lợi nhất định cho mảnh đất này, nhất là các nước nghèo, kém phát triển, đồng
30
thời Trung Quốc khiến các quốc gia và tổ chức lớn khác như Mỹ và Eu phải thận trọng hơn trước chiến lược phát triển của mình và đặc biệt hơn là vị thế, ảnh hưởng của Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn, không chỉ tại châu Phi mà còn cả trên trường quốc tế…
Tiểu Kết Chƣơng 1
Chủ trương mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc sang châu Phi được vận dụng nhằm đạt những mục tiêu nhất định mà đường lối chính sách của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề ra. Dựa vào những khái niệm cụ thể, phát triển hơn trên những quan điểm của học giả Joseph Nye đã đưa ra thì khái niệm sức mạnh mềm theo quan điểm từ phía Trung Quốc đã được mở rộng ra rất nhiều từ các khía cạnh, kinh tế, chính trị, quân sự… và đặc biệt là sức mạnh mềm văn hóa được họ vận dụng một cách tối đa và hiệu quả. Chương này đã phần nào nói lên được mục đích của Trung Quốc khi đặt chân tới châu Phi, đó là vì những nguồn lợi từ nguồn tài nguyên khổng lồ, đặc biệt là tài nguyên dầu khí; giải quyết các vấn đề trong nước như dân số, việc làm, tạo nên một sự ảnh hưởng, vị thế lớn trên trường quốc tế. Những điều này khiến cho mỗi người khi tìm hiểu đều có thể nhận ra sự “phát triển hòa bình”, sự “mở rộng” của đất nước rộng lớn này trên bản đồ thế giới.
Để hiểu và biết được Trung Quốc vận dụng sức mạnh mềm của mình như thế nào tại châu Phi, chương hai của luận văn sẽ đi sâu vào các khía cạnh mà Trung Quốc đã hướng tới và những kết quả đạt được.
31
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SỨC MẠNH MỀM Ở CHÂU PHI
Đối với mỗi quốc gia hay khu vực, Trung Quốc đều có những sách lược và cách vận dụng cũng như triển khai khác nhau. Tại châu Phi, Trung Quốc tác động tới các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự và một vài khía cạnh khác.
Quan hệ Trung Quốc và châu Phi được thiết lập từ những năm 50 của thế kỉ XX với việc ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và họ đã ủng hộ mạnh mẽ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Phi. Tới đầu thế kỉ XXI, quan hệ này tiếp tục phát triển, nhất là khi nền kinh tế Trung Quốc đang có những bước tiến vượt bậc và đòi hỏi công cuộc tìm kiếm các nguồn tài nguyên, nhiên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu mở rộng thị trường cho xuất khẩu hàng hóa là rất cần thiết.Trong khi châu Phi là nơi có thể đáp ứng những vấn đề trên một cách hiệu quả cho Trung Quốc, hơn nữa châu Phi cũng ngày một phát triển và việc quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho các nước tại “lục địa đen”.