5. Kết cấu luận văn
2.4.2. Quảng bá nghệ thuật điện ảnh
Phim truyền hình- một trong những công cụ truyền bá hữu hiệu cũng được Trung Quốc sử dụng một cách tối đa. Điện ảnh là một con đường đẹp để thế giới biết tới Trung Quốc, các phim nổi tiếng như Đại chiến Xích Bích, Kim Giác Hoa được hàng ngàn người biết tới. Các nhà truyền thông Trung Quốc biết khai thác những quãng thời gian hàng ngàn năm lịch sử của mình để dựng lên những truyền thuyết về những phim giả sử, các vị vua cũng như các nhân vật nổi tiếng khác. Thông qua các bộ phim này, người xem có thể hiểu được về một đất nước Trung Quốc giàu truyền thống văn hóa lịch sử lâu
1
62
đời, gây sự hứng thú cho người tìm hiểu. Để nhanh chóng tiếp cận được với quảng đại nhân dân các bộ phim này được cung cấp miễn phí hoặc bán bản quyền với giá rất rẻ, vì thế nên chúng có sức truyền bá rộng rãi, nhất là ở các nước đang phát triển hay kém phát triển, trong đó có các nước trong khu vực châu Phi. Phim Trung Quốc được trình chiếu nhiều không chỉ làm tăng sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa mà còn giúp người xem có cảm thụ sâu sắc về một Trung Quốc hùng vĩ.
Cùng với phát triển điện ảnh, việc mở rộng truyền thông tại châu Phi là mục tiêu chính cho việc gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc. Năm 2010, Nhật báo nhân dân Trung Quốc đăng tải một bài viết, trong đóTthủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố Trung Quốc sẽ tích cực tham gia hơn nữa vào “giao lưu văn hóa nước ngoài”. Năm 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã viết trên tạp chí Đảng Cộng sản rằng: “Các thế lực nước ngoài đang tăng cường ảnh hưởng của họ để phương tây hóa và chia rẽ chúng ta. Chúng ta phải ý thức được mức độ nghiêm trọng, phức tạp của cuộc đấu tranh và phải có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn, đối phó chúng. Chiến dịch truyền thông trị giá 7,2 tỷ USD xuất phát từ quan điểm của Trung Quốc cho rằng truyền thông phương Tây thường xuyên đưa tin phóng đại và lệch lạc về mối quan hệ Trung Quốc châu Phi. Sự bác bỏ của Trung Quốc với những tin tức quan trọng thường gồm một loạt các phát ngôn tương tự nhau: phương Tây đã bôi xấu Trung Quốc do ghen tức hay là do thái độ “chủ nghĩa thực dân”. Đây là lí do vì sao chính phủ Trung Quốc đã đầu tư một lượng kinh phí lớn cho chiến lược truyền thông, không chỉ đơn thuần là phản bác lại thông tin của truyền thông phương Tây mà qua đó với sự định hướng của chính phủ Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nước này có thể sản xuất các chương trình của chính mình để phục vụ khán giả châu Phi [39].
63