Viện trợ nhân đạo

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Viện trợ nhân đạo

Trong khi các nước phương Tây đang bận rộn với cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề nhân quyền, thiếu quan tâm vào các khu vực trên thế giới thì Trung Quốc gia tăng mối quan hệ với khu vực châu Phi, xây dựng một hình ảnh đất nước Trung Quốc thân thiện và có trách nhiệm với các nước này. Trong 3 năm (2007- 2010) Trung Quốc ưu tiên giúp châu Phi xây dựng

50

30 bệnh viện, đào tạo 15000 chuyên gia; lập 10 trung tâm công nghệ lâm nghiệp; tăng danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ 190 mặt hàng lên 440 mặt hàng.

Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Trung Quốc châu Phi, Trung Quốc đã đảm nhận 176 dự án về đường xá, trường học bệnh viện và sân vận động tại 42 quốc gia châu Phi, trong hội nghị cấp cao này, các nhà lãnh đạo hai bên đều thống nhất quan điểm tăng cường trao đổi và hợp tác trong việc đấu tranh chống lại căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS và các dịch bệnh khác với mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân châu Phi. Tính từ năm 1963 tới nay, đã có 16.000 nhân viên y tế Trung Quốc sang làm việc tại 47 quốc gia châu Phi và chữa trị cho khoảng 170 triệu bệnh nhân tại đây. Sự trợ giúp của Trung Quốc cho châu Phi trong lĩnh vực y tế là không hề nhỏ. Với những khoản tài chính đã trợ cấp, hiện nay Trung Quốc có 900 nhân viên y tế đag làm việc trong 35 nước châu Phi. Châu Phi nhận được sự hợp tác rất thiết thực từ phía Trung Quốc và đạt được những thành công nhất định trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các hoạt động viện trợ như cử bác sĩ tới châu Phi, tiếp nhận các sinh viên châu Phi tới Trung Quốc, xây dựng tuyến đường xe lửa đầu tiên nối từ Tanzania tới nội địa Zambia. Trung Quốc đang là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Phi. Trong hợp tác y tế, Trung Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ châu Phi trong việc đào tạo nhân viên y tế, hợp tác với các nước châu Phi trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV/ AIDS.

Ngay trong lĩnh vực ngân hàng, Mozambique cung đã được ngân hàng nhà nước Eximbank của Trung Quốc cho vay 2 tỷ USD để xây con đập Mpanda Nkua tại tỉnh Tete đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc thuê vùng đất lớn ở Zambeizi nhằm xây dựng nông trại và trang trại chăn nuôi gia súc lấy sữa. Trung Quốc hứa như đã cam kết sẽ giúp Mozambique sẽ trở

51

thành một trong những nước sản xuất lương thực lớn, nhất là lúa gạo, xây thêm 3 con đập lớn dọc theo châu thổ Zambeizi và Manpula. Đầu năm 2008, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD để hiện đại hóa nền nông nghiệp Mozampique với mục tiêu sẽ làm tăng sản lượng lúa gạo từ 100.000 tấn lên 500.000 tấn trong vòng 5 năm tiếp theo đó. Trung Quốc cho xây dựng nhiều trường dạy kĩ thuật nông nghiệp và lập Viện nghiên cứu cây trồng, nhiều dự án xây dựng các hệ thống tưới tiêu, kênh rạch tại các vùng châu thổ.

Trung Quốc cũng rất hào phóng khi tăng cường cho vay, viện trợ cho nhiều nước như: Viện trợ cho Angola lên tới 13 tỷ USD, cộng hòa dân chủ Congo 9 tỷ USD, Niger 5 tỷ USD; từ hình thức viện trợ, Trung Quốc cử người sang châu Phi xây dựng trường học, bệnh xá, dạy tiếng Hoa cho trẻ em và kinh doanh ngay trên ruộng đồng của họ. Đầu tiên Trung Quốc tập trung vào hỗ trợ vào việc xây dựng các sân vận động và các khu sở hữu công cộng, sau đó là các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục… Khác với các nhà tài trợ như Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc không áp đặt châu Phi bằng những yêu cầu về kinh tế, chính trị một cách có điều kiện. Chính những điều này tạo cho Trung Quốc đạt được những lợi thế nhất định khi khuếch trương sự ảnh hưởng, trong khi đó thì các nước khác không đạt được điều mà họ muốn.

Hỗ trợ xây dựng trung tâm hội nghị của AU hay hỗ trợ tài chính cho AU thực hiện NEPAD

NEPAD được đưa ra nhằm tìm kiếm những chính sách kinh tế và đường lối lãnh đạo đúng đắn để lấy các khoản viện trợ lớn hơn từ những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Mục tiêu của NEPAD đề ra là mức tăng trưởng 7%/năm để hạn chế mức nghèo đói tại châu Phi với 3 ưu tiên chủ yếu gồm: thiết lập các điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững ở châu Phi thông qua hòa bình, an ninh, quản trị tốt, hội nhập tốt; cải cách chính sách và tăng cường dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên. Tại diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi lần

52

thứ 5, Trung Quốc cam kết cung cấp cho châu Phi gói tín dụng 20 tỷ USD từ nay đến năm 2015, tăng gấp đôi khoản tín dụng mà Bắc Kinh đưa ra tại diễn đàn năm 2009 tổ chức tại Ai Cập[29].

FOCAC (Diễn đàn hợp tác Trung Quốc châu Phi) được thành lập năm 2000 trở thành một cơ chế đối thoại và hợp tác ở cấp độ khác nhau. FOCAC đã trở thành nền tảng quan trọng cho đối thoại tập thể và cơ chế hiệu quả về hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và châu Phi, giúp tăng cường sự tin tưởng về chính trị, hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế và thương mại làm tăng thêm phần quan hệ sâu sắc Trung Quốc châu Phi. Tại hội nghị FOCAC đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố giảm hoặc hủy bỏ các khoản nợ cho các nước châu Phi. FOCAC lần thư hai năm 2003, Trung Quốc cam kết tăng viện trợ cho châu Phi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và áp dụng phi thuế quan, cam kết của Trung Quốc đưa ra trong FOCAC dành cho tất cả các nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cung cấp những lợi ích thiết thực cho các quốc gia này.

Các hình thức viện trợ dành cho châu Phi thường được phân bổ để xây dựng hệ thống đường xe lửa ở Nigeria, hệ thống đường sắt ở Kenia và Ruanda hay dưới hình thức cử các y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân nghèo châu Phi.

Các lĩnh vực khác

Ngoài các lĩnh vực trên, Trung Quốc còn tham gia vào các lĩnh vực tài chính, tín dụng và cho vay. Từ năm 2000 - 2008 số liệu tín dụng cho vay của Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã có 47 dự án phát triển kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia tại khu vực châu Phi, các hình thức cơ bản trong viện trợ cho các quốc gia châu Phi bao gồm có viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay không lãi suất, vay ưu đãi và xóa nợ. Trung Quốc tăng cường cho châu Phi vay các khoản tín dụng với lãi suất thấp hay để phục vụ cho xuất khẩu.

53

Tổng các khoản cho vay của Trung Quốc cao gần gấp 3 lần so với các tổng viện trợ của OECD trong năm 2004, gấp 25 lần tổng nguồn vốn gồm các khoản vay và tín dụng xuất khẩu của Mỹ cho châu Phi cận Sahara năm 2005.1 Các ngân hàng Trung Quốc cho vay những khoản đầu tư vào các dự án dễ dàng như thế vừa gạt bỏ được ảnh hưởng của phương Tây, vừa đạt được mục tiêu xuất khẩu lao động Trung Quốc sang châu Phi .

Hình thức hợp tác hoạt động ngân hàng và tài chính: đây là lĩnh vực được Trung Quốc triển khai với tốc độ nhanh chóng và các ngân hàng của Trung Quốc đang hoạt động tại châu Phi thông qua các hình thức như liên doanh, liên kết, sở hữu cổ phần; thành lập các chi nhánh ngân hàng tại các nước châu Phi như ngân hàng Xây dựng Trung Quốc mở chi nhánh tại Nam Phi, ngân hàng có các chi nhánh nhỏ ở Zambia, thông qua các chi nhánh ngân hàng doanh nghiệp và người dân Trung Quốc sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho quá tình đầu tư và phát triển, hoạt động đầu tư trực tiếp tại châu Phi, Trung Quốc thực hiện một số biện pháp sau như tìm kiếm và lựa chọn các đối tác thích hợp, coi trọng sự ủng hộ của các chính quyền địa phương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng chương trình hợp tác nhân đạo của cho châu Phi bao gồm việc cung cấp các trang thiết bị y tế trị giá 73 triệu USD xây dựng 30 bệnh viện, 50 trường học và 100 dự án để sản xuất năng lượng "sạch" từ các nguồn năng lượng tái tạo [58].

Chiến lược hợp tác kinh tế Trung Quốc - châu Phi mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả, một phần đưa Trung Quốc có một vị thế mới tại châu Phi, phần khác giúp nền kinh tế các nước châu Phi có những khởi sắc mới. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, không thể phủ nhận những nỗ lực cứu trợ nhân đạo mà Trung Quốc đang dành cho các nước ở châu Phi, đặc biệt là

1

Robert Rotberg. (2008), China into Afarica. Traid, Aid and Influence. Brooking Institution press and world peace foundation. Washington D.C

54

các nước nghèo. Các dự án xây dựng trường học bệnh viện, những khoản đầu tư cho trang thiết bị, máy móc, các khóa đào tạo của chuyên gia Trung Quốc cho người dân châu Phi đang giúp nơi đây những bước phát triển mới, tiến bộ hơn, đảm bảo về một cuộc sống chất lượng, tạo tiền đề căn bản cho việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa đất nước của các quốc gia châu Phi.

Nhìn chung, các dự án, viện trợ, đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi đều tập trung nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, bến cảng, công tình công cộng lớn, khai khoáng khoáng sản, tài nguyên, trồng trọt. Các dự án này được các nước châu Phi hoan nghênh, bởi nó đem lại các lợi ích thiết thực cho người dân, ngoài ra, thông qua con đường viện trợ không giao kèo, Trung Quốc đã tạo được mối thiện cảm đối với chính khách các nước châu Phi, tạo thuận lợi cho Trung Quốc tiếp tục thực hiện, phát triển chiến lược của mình.

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)