Thiết lập quan hệ ngoại giao

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 34)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao

Trước thời kì chiến tranh lạnh, đặc biệt là những năm của thập nên 60 khi mà châu Phi được cộng đồng quốc tế cộng nhận là “Năm châu Phi”, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào hỗ trợ và giúp đỡ các nước mới giành được độc lập tại khu vực này. Vào thời gian năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai, đã có chuyến thăm 10 nước châu Phi, ông đã tuyên bố 5 nguyên tắc trong chính sách châu Phi của Trung Quốc, đó là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì một châu Phi không liên kết, thống nhất, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn một cách hòa bình và độc lập chủ quyền cho tất cả các quốc gia châu Phi. Lúc

32

này, Trung Quốc vừa đóng vai trò là người ủng hộ cho nền độc lập, tự do tại khu vực này nên ngoài việc cung cấp hỗ trợ kinh tế, kĩ thuật, quân sự cho các nước thì họ còn giúp đỡ thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc đồng thời tạo nên một “vành đai liên minh” giúp Trung Quốc chống lại các siêu cường trên các diễn đàn.

Cuối những năm 1970, viện trợ của Trung Quốc cho châu Phi bắt đầu giảm dần khi Trung Quốc cho rằng khả năng của nước này bị rơi vào vòng hạn chế, lúc này Trung Quốc hợp tác với Mỹ để dành được sự công nhận của cộng đồng quốc tế trong việc có được chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an của Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Châu Phi có phần giảm sút, sự hỗ trợ của Trung Quốc giành cho châu Phi cũng giảm nhanh chóng, nhưng các phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc vẫn được gửi tới châu Phi nhằm duy trì mối quan hệ hòa hảo.

Khi đó, Trung Quốc chỉ coi trọng các vấn đề về chính trị, tư tưởng với châu Phi, họ cung cấp nhiều viện trợ cho các nước châu Phi theo tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản và các nước châu Phi đã ủng hộ tích cực giúp Trung Quốc giành được vị trí hợp pháp của mình tại UN (1972). Tới những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 48 nước châu Phi, quan hệ giữa hai bên đã có những bước phát triển mới dựa trên các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, thời gian này quan hệ Trung Quốc và châu Phi chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế.

Sau thời kì chiến tranh lạnh, mối quan hệ Trung Quốc - Châu Phi ngày càng được mở rộng, cho tới cuối thể kỉ XX, châu Phi vẫn còn là nơi chưa được thế giới khai phá một cách hiệu quả, do vậy đây là cơ hội mà các nhà đầu tư Trung Quốc cần phải nắm lấy, họ đã chủ động thúc đẩy quan hệ với châu Phi trên nhiều lĩnh vực.

33

Đặc biệt hơn, từ năm 2000 quan hệ hợp tác Trung Quốc - Châu Phi được đẩy lên một tầm cao mới khi Trung Quốc đưa ra sáng kiến tổ chức Diễn đàn

hợp tác Trung Quốc châu Phi (FOCAC) được tổ chức hàng năm ở mỗi bên,

diễn đàn này đã tạo cho mối quan hệ giữa hai bên được củng cố lòng tin, mối quan hệ trở nên sâu sắc, mở ra kênh ngoại giao mới, đồng thời đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới. Tại diễn đàn, có hai văn kiện quan trọng đã được nhất trí thông qua: Tuyên bố Bắc Kinh và Chương trình hợp tác kinh tế và phát triển xã hội. Trong khuôn khổ này, hội nghị cấp bộ trưởng được tổ chức 3 năm một lần luân phiên giữa Trung Quốc và các nước châu Phi.

Tới nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi châu Phi là một điểm đến thường xuyên đến trong các chuyến thăm viếng cấp cao thường niên. Diễn đàn hợp tác Trung - Phi lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh đã thông qua hai văn kiện “Tuyên ngôn Bắc Kinh diễn đàn hợp tác Trung - Phi” và “Đặc điểm về tăng cường hợp tác phát triển kinh tế xã hội Trung - Phi”. Các văn kiện này được xem là mô hình phát triển mới giữa Trung Quốc và các nước châu Phi trong những năm đầu thế kỉ XXI. Trong diễn đàn này, Trung Quốc đưa ra 4 cam kết: Dựa vào đặc điểm phát triển của các nước khác nhau, Trung Quốc sẽ thực hiện các dạng viện trợ khác nhau cho từng nước; Trong hai năm Trung Quốc sẽ giảm hoặc xóa nợ cho các nước nghèo và chậm phát triển ở châu Phi với trị giá 100 tỷ Nhân dân tệ; Cung cấp các khoản tiền và khuyến khích các công ty Trung Quốc tới châu Phi đầu tư và phát triển; Thiết lập “Quỹ phát triển nguồn lực con người Phi Châu”, tiếp tục mở rộng quy mô nguồn quỹ giúp các nước châu Phi đào tạo các chuyên gia trong các lĩnh vực.

Năm 2006, Diễn đàn hợp tác Trung - Phi lần ba diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham gia của 48 nguyên thủ quốc gia châu Phi và những người đứng đầu các tổ chức quốc tế. Tại hội nghị này, đã nhấn mạnh hai điểm: thứ

34

nhất, tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại hợp tác song phương, tăng cường các

chuyến thăm viếng… thứ hai, tăng cường hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực nông nghiệp, mậu dịch, năng lượng, cam kết giảm hoặc xóa nợ theo lộ trình hàng năm, tăng cường viện trợ để các nước châu Phi tiếp tục phát triển.

Với các chính sách nền tảng của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các chuyến thăm viếng và các cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước; trao đổi kinh nghiệm giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc với các Đảng và các tổ chức chính trị của các nhà nước châu Phi; cùng hợp tác trong vấn đề quốc tế, tăng cường trao đổi giữa các chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ ủng hộ các nỗ lực của AU, các tổ chức tiểu khu vực, các nước châu Phi trong việc giải quyết xung đột vũ trang ở các nước này, quan tâm giải quyết xung đột tại khu vực này. Tất cả các hành động này đều nhằm vào những mục đích nhất định cho việc tăng cường khai thác tài nguyên dầu khí và các lợi ích khác cho Trung Quốc.

Năm 2006, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc - Châu Phi với sự tham gia của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và đại diện của 48/53 quốc gia châu Phi. Với ý nghĩa của hội nghị này, sự kiện này được thế giới đánh giá là một hội nghị ngoại giao lớn nhất giữa Trung Quốc và châu Phi từ trước tới nay và cũng là năm được đánh giá là sự kiện ngoại giao lớn nhất của Trung Quốc năm 2006. Sự hiện diện của hơn 40 nguyên thủ quốc gia các nước châu Phi tại Trung Quốc không những thể hiện được mối quan hệ ngày càng khăng khít mà còn thấy rõ ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với lục địa đen.

Ngoài Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi diễn ra hàng năm thì một cơ chế hợp tác khác cũng được chú ý tới đó là Văn kiện đầu tiên về châu Phi: Chính sách đối ngoại với châu Phi. Bằng văn kiện này, Trung Quốc đề ra cách tiếp cận toàn diện đối với châu Phi, nâng cao mối quan hệ Trung Quốc -

35

Châu Phi, đặc biệt là trong mục tiêu chính trị. Đây là mục tiêu rất cụ thể trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tạo nên bước đột phá trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Châu Phi. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, văn hóa, giáo dục, nhất là lĩnh vực năng lượng với châu Phi.

Trong mối quan hệ chính trị, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào mục tiêu đạt được sự thừa nhận nguyên tắc “Một nước Trung Hoa”. Có thể nhận thấy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang đạt được những lợi ích nhất định khi số lượng các quốc gia thừa nhận Đài Loan ngày càng giảm đi. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn luôn lo ngại khi Đài Loan vẫn chưa thể trở về lãnh thổ nước này như Hồng Kông hay Ma Cao, trong khi một số nước châu Phi vẫn còn thừa nhận sự tồn tại của Đài Loan như Chad, Gambia, Malawi, Saotome - Principe, Swaziland và Burkina Faso. Do vậy, khi các nước châu Phi thiết lập quan hệ với Trung Quốc, nước này đưa ra một điều kiện phải thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất trên trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là các nước châu Phi phải phủ nhận sự tồn tại của Đài Loan.

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng cũng như sự phụ thuộc từ nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài. Bài toán dầu lửa được đặt ra trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, do liên quan tới nhiều khía cạnh như phát triển kinh tế, an ninh ổn định cũng như đối ngoại của Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian qua, chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục. Khu vực châu Phi có ý nghĩa chiến lược quan trọng và được coi là “rốn dầu” của thế giới, nơi có sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới đã thôi thúc Trung Quốc phát triển quan hệ hơn nữa với các nước trong khu vực này. Chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực này khiến cho cuộc cạnh tranh nơi đây thêm phần căng thẳng nhất là với

36

Mỹ, Ấn Độ và Nhật. Cả 4 nước này đều dùng nhiều cách tiếp cận khác nhau để thâm nhập sâu hơn vào khu vực này nhằm giành giật tài nguyên đồng thời gia tăng ảnh hưởng của mình. Thông qua “ngoại giao năng lượng” và những chiêu bài viện trợ văn hóa, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, nông nghiệp… Trung Quốc đã và đang thu được những “thành quả” to lớn tại châu Phi, thỏa mãn sự thiếu hụt năng lượng và thu được lợi nhuận cao qua thị trường xuất khẩu vũ khí và hàng hóa quân sự.

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)